Phương pháp định nghĩa các danh từ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 130 - 132)

a tht4: từ dùng cuối câu với ý cảm thấy lạ Vd1: Ơng đấy ! Vd2: Anh sống sung

4.4.1. Phương pháp định nghĩa các danh từ

Trong các từ điển dành cho HSTH đã khảo sát, các tác giả chỉ sử dụng 2 phƣơng pháp là định nghĩa bằng từ bao và định nghĩa bằng từ đồng nghĩa để định nghĩa danh từ. Về phần mình, trẻ em đã dùng tới 11 mơ hình để giải thích nghĩa các

danh từ: bằng từ bao; phân tích tự nhiên; chỉ ra; miêu tả cảnh huống; nêu chức năng từ; bằng ví dụ; bằng từ đồng nghĩa; chiết tự; nêu từ loại; ví dụ chua nghĩa; bằng từ trái nghĩa.

Tuy nhiên, trong việc biên soạn từ điển, đối với các danh từ, cĩ thể áp dụng định nghĩa bằng từ bao, bằng cách phân tích tự nhiên, bằng miêu tả cảnh huống, và bằng ví dụ chua nghĩa. Hai cách đầu tiên là những cách định nghĩa truyền thống, thích hợp dùng để định nghĩa các danh từ cụ thể. Nguyên tắc cần tơn trọng khi định nghĩa các danh từ cho trẻ em là cần chú ý lựa chọn từ bao và các nét biệt loại hợp với tâm lí nhận thức và tâm lí tình cảm của HSTH. Hai cách định nghĩa sau cĩ thể dùng cho các danh từ trừu tƣợng, những danh từ này rất khĩ đem lại những thơng tin dễ hiểu cho trẻ nếu sử dụng cách định nghĩa bằng từ bao hoặc bằng phân tích tự nhiên. Tính trừu tƣợng của những từ này gây nên sự khĩ hiểu cho trẻ em và cũng làm cho việc định nghĩa chúng trong các từ điển trở nên khĩ khăn. Để giải quyết vấn đề đĩ, việc sử dụng cách định nghĩa bằng ví dụ chua nghĩa là một giải pháp

hiệu quả. Mỗi nghĩa từ đƣợc đặt vào trong một câu ví dụ, sau đĩ, chúng ta sẽ giải thích ví dụ đĩ, đồng thời với thao tác này, nghĩa của từ cũng đƣợc làm rõ. Tuy nhiên với những danh từ trừu tƣợng chỉ khái niệm cĩ tính chất phạm trù, vẫn cĩ thể dùng cách định nghĩa bằng từ bao. Ngồi ra, với các danh từ trừu tƣợng cịn cĩ thể áp dụng cách định nghĩa bằng miêu tả cảnh huống. Từ những điều đã trình bày ở Chƣơng 1 (tr.30-31) và đã phân tích ở chƣơng 3 (tr.93, mục 3.3.1.4), cĩ thể thấy đây là một phƣơng pháp nhận thức nghĩa từ quen thuộc với trẻ em. Trong thực tế, chúng ta cũng gặp những lời giải thích theo kiểu này, rất dễ hiểu, sinh động. Một trong những lời giải thích đĩ đã đƣợc nhà văn Nguyễn Đình Thi dùng trong truyện Cái Tết của Mèo con trong một cảnh huống đối thoại giữa ba nhân vật: bác Nồi đồng,

chị Chổi và Mèo con:

"- Cậu Miu ơi, hơm nay bà Bống đi chợ Tết đấy. - Tết là cái gì?

- Bùng boong, Tết là Tết chứ cịn là cái gì. Rõ chán! Chị Chổi cƣời rũ ra, giảng thêm:

- Chú ấy cịn bé quá, đã qua Tết nào đâu mà biết. Tết là ngày đầu năm chú hiểu chƣa? Ai cũng nghỉ, mặc áo đẹp đi chơi, nhà nào cũng luộc bánh chƣng, gĩi giị, nấu chè, trồng cây nêu để mừng năm mới. Tết vui lắm! Đấy rồi vài hơm chú sẽ thấy."

Tuy nhiên, việc áp dụng cách định nghĩa bằng ví dụ chua nghĩa và bằng miêu tả cảnh huống lại khơng cĩ một khuơn nhất định nhƣ mơ hình định nghĩa bằng từ bao. Điều quan trọng cơ bản của cách định nghĩa này là tìm ra đƣợc những yếu tố điển hình đủ để miêu tả về khái niệm mà từ ngữ biểu thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)