Cách học sinh tiểu học giải thích nghĩa của động từ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 101 - 108)

a tht4: từ dùng cuối câu với ý cảm thấy lạ Vd1: Ơng đấy ! Vd2: Anh sống sung

3.3.2. Cách học sinh tiểu học giải thích nghĩa của động từ

Cũng với cách thức nhƣ đối với các danh từ, chúng tơi khảo sát các từ thuộc từ loại động từ, tổng cộng 782 phiếu. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.2:

STT

Mơ hình giải thích

ngồi mừng đánh yêu cho sai khen hịa nghĩ Tổng

1. Giải thích bằng từ bao 55 29 33 38 55 43 32 56 50 391 2. Giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống 17 17 22 20 21 19 39 24 23 202 3. Giải thích bằng ví dụ 11 15 18 23 10 8 13 0 2 100 4. Giải thích bằng từ đồng nghĩa 0 19 0 0 0 10 0 0 0 29 5. Giải thích bằng cách phân tích tự nhiên 0 0 4 0 0 0 0 0 0 4 6. Giải thích bằng cách nêu chức năng của từ 0 0 0 0 0 1 4 0 0 5 7. Giải thích bằng cách nêu 0 2 1 0 0 1 1 0 0 5

từ loại 8. Giải thích bằng ví dụ chua nghĩa 0 0 1 0 0 0 0 0 1 2 9. Giải thích bằng từ trái nghĩa 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 10. Giải thích bằng cách chiết tự 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

11. Khơng cĩ thơng tin 4 6 3 3 6 9 1 7 3 42

Tổng 88 88 82 84 92 91 90 87 80 782

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp mơ hình giải thích các động từ của HSTH 3.3.2.1. Giải thích bằng từ bao (391/782, khoảng 50%)

Khác với các từ bao đƣợc sử dụng khi giải thích các danh từ (đều là danh từ), các từ bao ở đây cĩ thể là danh từ hoặc động từ. Với các từ bao là danh từ, thƣờng xuất hiện nhất là: trạng thái, hoạt động, động tác. Ví dụ:

Từ ngồi nghĩa là: Một trạng thái của con người như đứng, nằm, ngồi. (4 nữ) Trong câu “Tớ khơng hiểu từ “đánh” cĩ nghĩa là gì?” Từ “đánh” cĩ nghĩa là: một hoạt động của một người nào đĩ khi biết con mình làm hỏng cái gì hay nghịch cái gì khơng tốt cho sức khỏe. (5 nữ).

Cũng cĩ thể là những danh từ mang tính khái qt nhƣ tình cảm, cảm xúc:

“Yêu” là từ chỉ tình cảm của người khác đối với chúng ta. (3 nữ)

hay cụ thể hơn là một danh từ chỉ sự vật nhƣ ý nghĩ:

Từ “nghĩ” cĩ nghĩa là ý nghĩ ở trong đầu mình. (5 nữ)

Việc sử dụng từ bao là danh từ để giải thích cho các động từ cho thấy sự xác định từ loại, tức nghĩa khái quát lớn nhất của từ chƣa đƣợc rõ ràng, chính xác.

Trong số các từ bao là động từ, xuất hiện ba trƣờng hợp. Thứ nhất là động từ đƣợc giải thích bằng một động từ khác, chung chung và khái quát hơn. Ví dụ, với từ

nghĩ, HSTH giải thích là: Vận dụng trí tuệ để suy xét (4 nam), hay Từ đánh cĩ nghĩa là: lấy vật gì đĩ đập vào người khác (3 nam). Ở lứa tuổi này, HSTH đã cĩ khả năng

khái quát hĩa ở một mức độ nhất định. Vì thế, việc dùng những định nghĩa theo kiểu từ bao một cách chuẩn xác để định nghĩa cĩ thể đƣợc áp dụng và HSTH hồn tồn cĩ thể hiểu đƣợc. Hơn nữa, khi đọc những định nghĩa này, HSTH cĩ thể phát

hiện ra mối liên hệ giữa từ đƣợc định nghĩa và từ bao thơng qua nét nghĩa chung giữa chúng.

Thứ hai, động từ đƣợc giải thích bằng động từ khác nằm trong dãy đồng nghĩa với nĩ. Chẳng hạn, sai đƣợc giải thích bằng bắt, bảo, sai bảo, nhờ; khen đƣợc giải

thích bằng nêu, nĩi, dùng lời, biểu dương, tuyên dương, ca ngợi; nghĩ đƣợc giải

thích bằng suy nghĩ, ngẫm suy, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, nghĩ ngợi, suy xét, suy luận, xem xét, phán đốn, trù tính, tưởng đến, cho đƣợc giải thích bằng đưa, tặng,... Ví dụ: Từ "cho" cĩ nghĩa là đưa một vật cho người khác khơng cần điều kiện. - Và cĩ

trường hợp cĩ điều kiện như: "Tớ sẽ cho cậu cái này nhưng cậu phải cho tớ cái con quay của cậu đã" (5 nam). Cách giải thích này thể hiện vốn từ phong phú của

HSTH và cũng chứng tỏ HSTH hiểu đƣợc nghĩa từ. Tuy nhiên, nếu chúng ta lạm dụng cách giải thích này trong từ điển lại dễ dẫn đến việc định nghĩa vịng quanh. Vì thế, cần phải cân nhắc hoặc phải thận trọng khi sử dụng.

Thứ ba, động từ đƣợc giải thích bằng cách dùng chính bản thân nĩ. Cách giải thích này khơng đem lại thơng tin mới, đơn thuần là lặp lại từ, chứng tỏ trẻ em cịn lúng túng khi thể hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa từ. Từ cần giải thích đƣợc sử dụng trong lời giải thích nên khơng cĩ tác dụng làm sáng tỏ nghĩa từ. Ví dụ: Em sẽ

giải thích cho bạn hiểu từ ngồi cĩ nghĩa là ngồi xuống một thứ nào đĩ (4 nam) hay Cho cĩ nghĩa là cho người ta (5 nữ).

Cĩ thể thấy, trẻ em dùng cách giải thích bằng từ bao khá nhiều nhƣng số lời giải thích hiệu quả chƣa nhiều. Trong số bốn trƣờng hợp phân tích trên, duy chỉ cĩ cách giải thích bằng từ bao là động từ mang tính khái quát hơn là hợp lí, những cách cịn lại đều chƣa làm rõ đƣợc nghĩa của các động từ.

3.3.2.2. Giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống

Chiếm số lƣợng lớn thứ hai là giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống, chiếm 202/782, tức khoảng 26%. Cách giải thích này đƣợc trẻ em áp dụng cho tất cả các động từ đƣợc khảo sát. Trẻ em giải thích bằng cách miêu tả tƣơng đối cặn kẽ, cụ thể về hồn cảnh diễn ra hoạt động, nêu lên những sự việc, sự kiện mà khái niệm gợi lên. Chính vì thế, lời giải thích mà nĩ thƣờng ở dạng câu hồn chỉnh, đơi khi cịn

nhƣ một đoạn văn ngắn. Cách giải thích này hồn tồn hƣớng về thế giới bên ngồi ngơn ngữ, vì thế, nĩ rất sinh động. Ví dụ:

Khen nghĩa là mình làm một việc gì đĩ mà là việc tốt hay được điểm 10 thì sẽ được mọi người khen. (4 nữ)

Nghĩ là: nghĩ ngợi ví dụ như cậu được cơ cho một bài tốn khĩ, cậu cần phải nghĩ ra lời viết, phép tính và kết quả. Nghĩ xong cậu mới làm được. Đĩ là nghĩa của từ nghĩ. (3 nữ)

Trẻ em ở lứa tuổi này cũng đã cĩ khả năng và ý thức khái quát khi giải thích từ, nhƣng mới chỉ ở một mức độ hạn chế, điều đĩ dẫn tới việc HSTH phải liệt kê ra nhiều trƣờng hợp, nhiều cảnh huống để cĩ thể bao hết những điều muốn nĩi. Các ví dụ sau đây cĩ thể minh chứng cho điều này:

Em hiểu từ mừng cĩ nghĩa là bạn rất mừng khi được bố hoặc mẹ tặng một thứ mà mình thích. Mừng cùng nghĩa với mừng rỡ, vui mừng,... Ví dụ: Bạn được điểm tốt, làm điều mà bạn thích, giúp đỡ người khác, hay làm những điều tốt,... thì bạn sẽ cười. (4 nữ)

Từ “đánh” cĩ nghĩa là: nếu như bạn đang đi trong vườn bách thú thì cĩ một con cá sấu xổng chuồng thì lúc đĩ bạn đã rất sợ hãi và nhìn thấy bên bạn cĩ một cái gậy rất to và lớn, bạn liền cầm cây gậy rất to và lớn đấy đánh cho con cá sấu đấy một cái thật đau nĩ sẽ sợ bạn và tự động quay về chuồng của nĩ thơi. Giống như bạn đã làm một điều sai trái thì bố mẹ bạn đánh bạn và từ đĩ bạn khơng làm điều sai trái nữa. (3 nữ)

Những lời giải thích này thƣờng rất dài dịng, nhƣng lại rất hiệu quả. Đối với động từ, một lớp từ mà trẻ em gặp khĩ khăn trong việc thụ đắc nghĩa từ hơn so với các danh từ, thì cách định nghĩa này dƣờng nhƣ là một giải pháp tốt. Bởi lẽ, nĩ giải thích bằng cách gợi lên những kinh nghiệm thực tế, những hồn cảnh điển hình, trong đĩ hành động, trạng thái hoặc quá trình đƣợc thực hiện, xảy ra, mà trẻ em đã trải qua hoặc đã từng đƣợc biết, từ đĩ giúp trẻ cĩ thể hiểu đƣợc nghĩa từ.

3.3.2.3. Giải thích bằng ví dụ

Ví dụ ở đây cĩ thể là cụm từ, cũng cĩ thể là câu. Khi giải thích theo cách này, trẻ em chỉ nêu lên các kết hợp mà khơng giải thích gì thêm... Trẻ em cĩ thể chỉ đƣa ra một ví dụ nhƣ: Đánh cĩ nghĩa là đánh gơn (4 nữ); hoặc nhiều ví dụ: Mừng sinh

nhật, Mừng rỡ, Vui mừng, Mừng ngày sinh nhật Bác Hồ, Mừng ngày sinh nhật ơng Võ Nguyên Giáp, Chúc mừng sinh nhật, Mừng em đã về. Những lời giải thích cĩ thể

là cụm từ nhƣ các trƣờng hợp trên, hoặc là câu nhƣ ví dụ sau: Tớ hiểu từ cho là : Em cho em bé một cái kẹo (3 nữ).

Cĩ thể thấy cĩ những động từ trẻ em sử dụng biện pháp giải thích này nhiều hơn những động từ khác, đĩ là các động từ chỉ trạng thái tâm lí nhận thức (yêu), chỉ trạng thái tâm lí tình cảm (mừng), chỉ sự tác động (đánh). So với các động từ khác, những động từ này dƣờng nhƣ trừu tƣợng hơn, khĩ giải thích hơn. Cĩ lẽ chính vì thế mà trẻ em cĩ xu hƣớng tìm cách làm cho chúng dễ hiểu hay cĩ thể hiểu đƣợc khi giải thích chúng bằng cách nêu ví dụ, nêu ra các cách kết hợp khác nhau của chúng. Cũng cĩ thể vì q khĩ để cĩ thể giải thích những từ này bằng các phƣơng pháp khác, mà nhiều trẻ em áp dụng cách giải thích đơn giản nhất là nêu ví dụ.

3.3.2.4. Giải thích bằng từ đồng nghĩa

Khác với ba cách giải thích trên, cách giải thích này chỉ đƣợc áp dụng cho từ

mừng và cho từ sai. Từ mừng đƣợc giải thích bằng các từ nhƣ: vui, sướng, hạnh phúc, vui mừng, sướng vui, vui sướng, phấn khởi... Ví dụ: Từ “mừng” cĩ nghĩa là vui mừng, sướng vui. (4 nữ). Từ sai đƣợc giải thích thơng qua những từ nhƣ: sai bảo, sai khiến, khiến, bảo, bắt,... Ví dụ: Từ “sai” (trong câu “Mẹ sai tớ quét nhà”) cĩ nghĩa là: một từ cùng nghĩa với từ bắt (3 nữ).

Cĩ hiện tƣợng này là do đây là hai động từ nằm trong các dãy đồng nghĩa khá lớn trong số những từ đƣợc hỏi. Việc giải thích bằng từ đồng nghĩa cũng chứng tỏ trẻ em hiểu nghĩa từ. Chỉ cĩ điều, trong biên soạn từ điển, nếu chúng ta lạm dụng cách giải thích này sẽ phản tác dụng dễ dẫn đến hiện tƣợng vịng quanh.

3.3.2.5. Giải thích bằng cách phân tích tự nhiên, nêu chức năng của từ, nêu từ loại, ví dụ chua nghĩa, chiết tự

Tất cả những cách giải thích này chỉ chiếm một số lƣợng rất nhỏ, tổng cộng lại chỉ cĩ 26 trƣờng hợp. Trong đĩ, khác với cách giải thích các danh từ, ở phần động từ, chỉ cĩ rất ít trƣờng hợp cĩ thể xếp vào cách phân tích tự nhiên. Trẻ em cĩ thể giải thích bằng cách nêu lên hệ quả của từ, chẳng hạn khi giải thích từ đánh: Theo

mình hiểu: thương (3 nam). Nguyên nhân của cách giải thích này cĩ thể đƣợc lí giải

là do xuất phát từ câu "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Vì thế mà đánh đƣợc hiểu là thương.

Giải thích bằng cách nêu chức năng của từ. Ở cách giải thích này, trẻ em nêu lên tính mục đích của hành động ngơn từ. Và cũng thật đúng khi cách giải thích này chỉ xuất hiện ở hai từ sai và khen, là những động từ ngơn hành. Ví dụ: Từ "khen" cĩ

nghĩa là: Dùng động viên một ai đĩ hoặc ca ngợi những người giỏi giang (5 nữ). Giải thích bằng cách nêu từ loại. Trẻ em khơng chỉ nêu lên từ loại mà kèm theo

đĩ thƣờng là phần giải thích và cĩ thể là cả ví dụ. Cĩ một hiện tƣợng là cùng một từ mà cĩ em xếp vào "động từ", cĩ em xếp vào "tính từ" nhƣ ví dụ sau: “Mừng” là

tính từ chỉ cảm giác vui sướng. Ví dụ: Em “mừng” khi sinh nhật đến (4 nữ). Điều

này cho thấy việc đƣa từ loại vào từ điển là rất quan trọng nhằm giúp học sinh xác định rõ từ loại của từ.

Giải thích bằng ví dụ chua nghĩa. Đây là những cách giải thích ít đƣợc áp dụng

khi trẻ em giải thích các động từ. Hơn nữa, khi giải thích HSTH bị nhầm sang một từ khác. Chẳng hạn, thay vì giải thích từ nghĩ, HSTH giải thích từ suy nghĩ: Từ “nghĩ” trong câu: “Em suy nghĩ một bài tốn” từ “nghĩ” trong câu ấy cĩ nghĩa là tập trung giải một bài tốn mà khơng suy nghĩ đến chuyện khác (5 nữ).

Giải thích bằng cách chiết tự: Cũng giống nhƣ trƣờng hợp danh từ, trẻ em giải

thích bằng cách chiết tự một từ khác, mà HSTH thấy cĩ vẻ gần gần với từ đƣợc hỏi. Thực chất là HSTH giải thích từ "suy nghĩ", ví dụ: Từ “nghĩ” cĩ nghĩa là: suy những gì trong đầu, mà mình nghĩ về nĩ (4 nam).

Giải thích bằng từ trái nghĩa. Chỉ cĩ một trƣờng hợp dùng cách giải thích này.

Trong đĩ, từ trái nghĩa đƣợc sử dụng để giải thích cũng khơng phải chặt chẽ lắm. HSTH cho rằng: Ngồi chỉ một động từ trái nghĩa với từ đứng. Khi ta mệt mỏi thì sẽ

cảm thấy muốn ngồi (4 nữ). Ở đây, ngồi cịn cĩ thể đặt trong mối quan hệ khu biệt

với nằm, chứ khơng chỉ với đứng.

3.3.2.6. Khơng cĩ thơng tin

Số lƣợng trƣờng hợp Khơng cĩ thơng tin chiếm một con số đáng kể, nhiều thứ tƣ, chỉ sau số lƣợng lời giải thích bằng từ đồng nghĩa: 42/782, tức trung bình khoảng 5%. Trong đĩ, cao nhất là trƣờng hợp từ sai (9/91, tức khoảng 10%), tiếp

đến là các từ hịa, cho, mừng.

3.3.2.7. Một số nhận xét

Cĩ thể thấy, để giải thích những động từ, trẻ em đã sử dụng tới 10 cách, trong đĩ chiếm đa số là 3 cách sau: cách giải thích bằng từ bao, giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống và giải thích bằng ví dụ. Từ điển định nghĩa các động từ bằng 5

cách, trong đĩ chủ yếu là các cách nhƣ: định nghĩa bằng từ bao, định nghĩa bằng cách phân tích tự nhiên, định nghĩa bằng từ đồng nghĩa. So với những cách giải

thích đƣợc dùng trong từ điển, chúng ta thấy cách giải thích nghĩa động từ của trẻ em cĩ nhiều nét khác biệt.

Thứ nhất, ở cách giải thích bằng từ bao, trẻ em sử dụng nhiều từ bao khác nhau, gồm cả danh từ lẫn động từ. Điều này cho thấy việc nhận thức bản chất từ vựng của trẻ cịn chƣa đƣợc rõ ràng. Cũng nhƣ ở phần giải thích các danh từ, các nét nghĩa mà trẻ em sử dụng đều cĩ nguồn gốc và gắn bĩ chặt chẽ với thế giới của trẻ, khác rất xa so với những nét nghĩa trong các từ điển đã sử dụng.

Thứ hai, những cách giải thích bằng miêu tả cảnh huống khơng đƣợc sử dụng trong các từ điển tiếng Việt dành cho trẻ em lẫn trong các từ điển dành cho ngƣời dùng phổ thơng. Chỉ ở trẻ em, chúng ta mới bắt gặp cách giải thích này. Cĩ thể thấy, đối với các động từ, cách giải thích này phát huy hiệu quả một cách tối đa. Nĩ làm cho nghĩa của các động từ trở nên cụ thể. Tuy rằng nhƣợc điểm của cách giải thích này là lời giải thích khá dài dịng.

Giải thích các động từ bằng ví dụ cũng đƣợc trẻ em sử dụng khá nhiều và đây cũng là một biện pháp chƣa đƣợc các từ điển tiếng Việt khai thác. Đối với trẻ em, nhất là ở các lớp đầu cấp, cách giải thích này cĩ lẽ cũng phù hợp. Tuy nhiên, với

những học sinh cuối cấp nhƣ đối tƣợng của luận án này thì việc chỉ nêu ví dụ là chƣa đủ. HSTH đã cĩ khả năng nhận thức sâu hơn về nghĩa từ. Do đĩ, việc nghiên cứu để sử dụng cách định nghĩa ví dụ chua nghĩa cĩ lẽ phù hợp hơn với triết lí dạy học theo lí luận về vùng phát triển gần của Vƣ-gốt-xki (Phạm Minh Hạc, Tâm lí học Vƣ-gốt-xki, 1998).

Những cách giải thích cịn lại chiếm số lƣợng khơng đáng kể. Và đáng lƣu ý là số lƣợng những trƣờng hợp khơng trả lời đƣợc chiếm số lƣợng khá lớn, đứng thứ tƣ trong bảng tổng sắp.

Từ những kết quả và sự phân tích trên, cĩ thể thấy, việc giải thích các động từ trong từ điển là nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế. Và việc học hỏi, tiếp thu những cách giải thích của trẻ em, lấy đĩ làm cơ sở tham khảo cho việc biên soạn lời định nghĩa cho các động từ là rất cần thiết. Điều đĩ giúp cho các nhà biên soạn đƣa ra đƣợc những lời định nghĩa phù hợp hơn với tâm lí của HSTH, làm cho HSTH dễ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)