Cách học sinh tiểu học giải thích nghĩa của hư từ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 119 - 122)

a tht4: từ dùng cuối câu với ý cảm thấy lạ Vd1: Ơng đấy ! Vd2: Anh sống sung

3.3.5. Cách học sinh tiểu học giải thích nghĩa của hư từ

Chúng tơi đã khảo sát cách giải thích năm hƣ từ: và, của, vì, khơng. Kết quả

đƣợc trình bày trong Bảng 3.5 dƣới đây:

STT Mơ hình giải thích và của vì khơng Tổng

1. Giải thích bằng cách nêu chức năng từ 18 15 41 16 90

2. Giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống 15 1 4 39 59

3. Giải thích bằng cách nêu từ loại 12 10 3 2 27

4. Giải thích bằng ví dụ 5 4 0 3 12

5. Giải thích bằng ví dụ chua nghĩa 1 0 0 2 3

6. Giải thích bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa 1 0 0 4 5

7. Khơng cĩ thơng tin 23 46 24 11 104

Tổng 75 76 72 77 300

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp mơ hình giải thích các hư từ của HSTH

3.3.5.1. Giải thích bằng cách nêu chức năng của từ (90, tức 30%). Đây là cách

HSTH sử dụng nhiều nhất để giải thích hƣ từ. HSTH giải thích bằng cách nêu lên tác dụng sử dụng của từ trong câu: từ đƣợc “dùng để” làm gì đĩ. Ví dụ, giải thích cho từ “và”: Em hiểu từ “và” trong câu “Rùa và Thỏ là đơi bạn thân” là từ “và”

được sử dụng để ngăn cách 2 sự vật (3, nam); Từ dùng để nối hai từ hoặc hai mệnh đề để thêm một ý vào một ý khác. (4, nữ).

3.3.5.2. Giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống. Một số học sinh diễn giải hồn cảnh sử dụng của hƣ từ một cách rất cụ thể, gắn liền với các ngữ cảnh trong cuộc sống. Ví dụ: Từ “và” cĩ nghĩa là: Khi ai bảo một sự vật với sự vật kia thì phải

nĩi và (3, nữ); Từ “của” cĩ nghĩa là: Ví dụ như cậu thấy một chiếc thước kẻ trên

bàn mà cậu khơng biết là của ai, cậu mang lên bàn cơ. Một lúc sau, cĩ bạn khác tới và nĩi: “Chiếc thước kẻ của tớ đâu rồi”. Thì từ “của” là một vật gì đĩ của người khác (4, nữ); Từ “vì” cĩ nghĩa là khi bạn muốn làm một việc gì đĩ nhưng bạn khơng làm được thì bạn sẽ dùng từ “vì”. “Vì hơm nay tớ bị ốm”, “Vì nĩ nặng lắm”

(4, nữ); Tớ nghĩ khơng cĩ nghĩa là: bạn khơng thích cho bạn mượn bút thì bạn cĩ thể nĩi: “khơng” (4, nữ); Em hiểu từ “khơng” cĩ nghĩa là: nếu cĩ một bác nào đĩ cho kẹo nếu mà bạn khơng ăn thì bạn bảo cháu khơng ăn đâu thì gọi là khơng. (3,

nữ). Việc HSTH giải thích bằng cách quy từ vào một cảnh huống cụ thể đƣợc thực hiện theo đúng tâm lí của trẻ em là dễ hiểu, dễ cảm nhận các sự vật, sự việc cụ thể. Cách giải thích này khơng mang tính khái quát, nĩ làm cho hẹp nghĩa của từ đi rất nhiều. Chẳng hạn nhƣ từ “khơng” đƣợc rất nhiều em giải thích quy về khơng đồng

ý, khơng hiểu, khơng cho người khác mượn, khơng được chạm vào,... nhƣ các ví dụ

dƣới đây: Từ “khơng” cĩ nghĩa là từ chỉ những thứ mình khơng hiểu hay khơng thể

làm được hoặc khơng đồng ý. Ví dụ như câu Tơi khơng thể bơi (4, nữ); hay nghĩa là khơng được chạm vào đĩ (3, nam). Tuy nhiên, với những từ loại cĩ phần

nào "trống nghĩa" nhƣ tình thái từ và quan hệ từ, cách giải thích này giúp trẻ hiểu rõ phần nào nghĩa từ, giúp trẻ vận dụng đúng từ trong ngữ cảnh.

3.3.5.3. Giải thích bằng cách nêu từ loại của từ (27/300, tức 9%). HSTH đã đƣợc học về một số từ loại cơ bản nhƣ danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ, đặc biệt là học sinh lớp 5. Vì thế, một số học sinh đã dùng cách nêu từ loại của các từ này để giải thích các hƣ từ một cách hiệu quả. Ví dụ: Từ “và” trong câu này dùng để nối từ

Rùa với từ Thỏ. Hoặc cũng cĩ hướng giải thích khác là từ “và” thay thế cho dấu phẩy để làm cho câu văn thêm hay và sinh động. Nĩ cịn là quan hệ từ- Tơi nĩi. - Ừ, tớ hiểu rùi- Bạn đấy nĩi (5, nam); hay Từ “của” trong câu này chắc chắn một trăm phần trăm là quan hệ từ. Từ “của” thể hiện sự sở hữu, cái cặp được người xưng em trong câu sở hữu. Trong một số trường hợp, từ “của” là một danh từ chỉ tài sản như: tiền của,... Cậu hiểu chửa? – Ơ kê, thank you cậu nhé (5, nam).

Giải thích bằng ví dụ (12/300, khoảng 4%). Một số ít học sinh giải thích bằng cách nêu một ví dụ trong đĩ hƣ từ đƣợc sử dụng. Cách giải thích này thƣờng do các học sinh khối lớp 3, lớp 4, khơng cĩ trƣờng hợp nào của học sinh lớp 5. Ví dụ: Từ

và nghĩa là: Tớ và bạn (3, nữ); Từ của nghĩa là: sách của em (3, nữ).

Giải thích bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa (5/300, tức 2%). Cách giải thích này

cũng ít đƣợc học sinh áp dụng, và đĩ chủ yếu dành cho từ khơng. Ví dụ: Từ “khơng” là từ trái nghĩa với “cĩ”. Từ “khơng” trên đồng nghĩa với chẳng. Nĩ thể hiện là khơng cĩ một thứ gì đĩ (Ví dụ: Tớ khơng cĩ nĩ). Nĩ cịn là một từ chỉ trạng từ, bổ sung ý nghĩa cho từ khác. “Khơng” đồng nghĩa khơng hồn tồn với chẳng (từ chẳng thể hiện sự day dứt) (5, nam); Tớ hiểu từ khơng cĩ nghĩa là: chẳng cĩ một đồ gì hết, người ta thay chữ chẳng thành chữ khơng (3, nữ).

Giải thích bằng ví dụ chua nghĩa (3/300, tức 1%). Đây là cách mà các từ điển

hiện đại ở các nƣớc áp dụng cho những từ mang nghĩa trừu tƣợng. Trong những lời giải thích của học sinh, cách giải thích này cũng khá trịn trịa, rõ ràng, chỉ tiếc một điều là chƣa cĩ nhiều học sinh sử dụng. Ví dụ: VD: Tơi và bạn hoặc bạn và tơi. Từ

“và” cĩ nghĩa là chỉ một ai đĩ với một ai đĩ mình muốn kể đến (3, nữ); Theo tớ từ “khơng” cĩ rất nhiều nghĩa vì nĩ như khơng cĩ, khơng được, khơng bao giờ,... Từ “khơng” cĩ thể từ chối một thứ gì đĩ, một đồ vật gì (5, nữ).

3.3.5.5. Khơng cĩ thơng tin (104/300, tức 35%). Chúng tơi xếp vào đây các trƣờng hợp sau: khơng trả lời (nộp giấy trắng), câu trả lời khơng cĩ thơng tin, chép lại trong từ điển và lặp lại gần nhƣ nguyên câu hỏi. Cách giải thích bằng cách lặp lại gần nhƣ y nguyên câu ví dụ đƣa ra trong câu hỏi mà khơng cĩ thêm bất cứ nội dung thơng tin gì thể hiện khả năng đọc hiểu chƣa tốt hoặc lúng túng trong việc hiểu nghĩa từ cũng nhƣ diễn đạt cho ngƣời khác hiểu ý của mình. Ví dụ: từ “và” trong câu “rùa và thỏ là đơi bạn thân” cĩ nghĩa là hai người đĩ là đơi bạn thân (4, nam); Cĩ nghĩa là từ “của” trong câu muốn nĩi chiếc cặp màu hồng là của em ấy (4, nam); Từ vì cĩ nghĩa là: vì bị ho nên bạn mới phải nghỉ học (5, nữ). Các trƣờng hợp cịn lại đƣa ra những câu trả lời khơng cĩ thơng tin, hoặc thơng tin khơng liên quan:

mai, bị chậm (4, nữ); Khơng cĩ là mẹ cậu bảo ăn rau (3, nữ). Hoặc HSTH chép lại

trong các từ điển, để giấy trắng hay trả lời theo kiểu: Từ “khơng” là nghĩa gì, mình

khơng biết (5, nam). Tƣơng tự nhƣ đối với các tình thái từ, số lƣợng những câu trả

lời thuộc loại này khá lớn, chiếm đến 35% tổng số, điều đĩ chứng tỏ sự khĩ khăn của học sinh trong việc hiểu các hƣ từ.

3.3.5.6. Nhận xét

Qua kết quả khảo sát và phân tích việc hiểu nghĩa và giải thích nghĩa các hƣ từ của HSTH, cĩ thể thấy:

Học sinh đã áp dụng nhiều cách khác nhau để giải nghĩa các hƣ từ. Trong đĩ, đáng kể nhất là giải thích bằng cách nêu chức năng của từ, tiếp đến là bằng cách miêu tả cảnh huống. Các cách giải thích bằng cách nêu từ loại, bằng ví dụ, ví dụ chua nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa chiếm tỉ lệ khơng đáng kể. Điều này cĩ thể giải thích là do ở lứa tuổi lớp 3, 4, 5, trẻ em đã cĩ một trình độ nhận thức và tƣ duy nhất định, đã cĩ khả năng tiếp cận những cách giải thích trừu tƣợng hơn.

Số học sinh khơng hiểu nghĩa từ chiếm tỉ lệ tƣơng đối lớn. Do vậy, cần đƣa các hƣ từ vào trong các từ điển giải thích dành cho HSTH một cách đầy đủ. Khi giải thích, cần quan tâm đến năng lực tƣ duy và trình độ thụ đắc nghĩa từ của HSTH. Đồng thời, quan tâm áp dụng một số cách giải thích mà trẻ em đã sử dụng một cách hiệu quả và đúng đắn, kèm thêm ví dụ minh họa.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)