Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: không làm rõ triết lý giáo dục Việt Nam mà đã bàn các vấn đề cụ thể về "cải cách giáo dục", "đổi mới giáo dục…"
thì vẫn ln gặp những bế tắc, tranh luận lặp đi lặp lại, do nhiều mong muốn tốt đẹp mà vẫn khơng "gỡ ra" được, thậm chí vừa tốn kém, vừa khơng khoa học, kém hiệu quả, nhiều tiêu cực mà còn xa dần mục tiêu XHCN do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra.
Do đó, xây dựng một "triết lý giáo dục" phù hợp với yêu cầu phát triển mới ở Việt Nam cần được xác lập dựa trên ba yêu cầu:
- Yêu cầu xác lập những tiêu chuẩn để xem xét nền giáo dục hiện nay và môi trường thực thi cho nó.
- Yêu cầu xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam phải xem xét những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và những yêu cầu mới chủ quan và khách quan, trong nước và trên thế giới, lấy đó làm căn cứ để xây dựng triết lý giáo dục hiện nay.
- Yêu cầu phải có những điều kiện để triết lý giáo dục mới đi vào cuộc sống một cách thắng lợi.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở để bắt đầu tiến hành đổi mới giáo dục, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết đó. Tiếp theo, nước ta đã triển khai thực hiện các chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, 2011 - 2020… Các chiến lược này cho thấy những quan điểm, định hướng có tính ngun tắc của giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, trước sự phát triển như vũ bão của của cuộc cách mạng KH&CN, q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng làm thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, GD&ĐT nước ta vẫn trì trệ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do việc đổi mới giáo dục ở nước ta trước đây thực hiện chưa đồng bộ, chưa có hệ thống, những quan điểm chỉ đạo chưa mang tính định hướng, do đó bây giờ phải đổi mới căn bản và toàn diện. Tác giả Chu Hảo cho rằng: Những bất cập của nền giáo dục Việt Nam hiện nay đều có cội nguồn sâu sắc từ chỗ "bấy lâu nay, nền giáo dục quốc dân của chúng ta đã không được xây dựng và phát triển trên cơ sở một nền tảng lý luận vững chắc, mà trên cơ sở kinh nghiệm chắp vá và duy ý chí. Nền tảng lý luận mà chúng ta cần phải dựa trên một triết học giáo dục hiện đại phản ánh đầy đủ mục tiêu và các nguyên lý căn bản của giáo dục" [47].
Như vậy, triết lý giáo dục hiện nay phải hướng đến xác định mục đích, nội dung, phương thức giáo dục phù hợp đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
Nội dung xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam
Xây dựng quan điểm về mục đích giáo dục: Lồi người đang chứng kiến xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Xu thế này là tất yếu khách quan bởi nó bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, tạo ra
bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển của lực lượng sản xuất, khiến cho phân công lao động ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông đã phá khoảng cách địa giới của con người trên mọi lĩnh vực và ở tất cả các quốc gia. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi cùng quá trình đổi mới đất nước, tất cả các quốc gia đều nhận thấy thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức, nơi "tri thức đang trở thành nhân tố quan trọng nhất quyết định mức sống quan trọng hơn đất đai, công cụ sản xuất, hơn lao động" [78, tr. 5]. Do vậy, dù muốn hay không, tất cả các quốc gia đều chịu tác động của q trình tồn cầu hóa như một tất yếu hợp quy luật. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện ngày nay, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới khơng thể khơng tham gia q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nếu khơng muốn bị tụt hậu hay thất bại trong cuộc hội nhập này thì khơng chỉ Việt Nam mà các nước tham gia hội nhập đều phải chuẩn bị cho mình những điều kiện tiên quyết, đó là: đào tạo con người có học thức, có phong cách tư duy và làm việc quốc tế để đảm bảo cho bước đầu hội nhập thành cơng. Do đó, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII xác định xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với các đức tính sau:
Có tinh thần u nước, tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; có ý thức tập thể, đồn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỉ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [30, tr. 59].
Có thể nói, xây dựng con người của hiện tại và tương lai nếu có đầy đủ những đặc trưng trên là cơ sở, tiền đề góp phần thực hiện thành cơng một trong ba
khâu đột phá mà Đại hội XI xác định: "… phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện đổi mới toàn diện và triệt để giáo dục và đào tạo" [36, tr. 106], nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Ngay từ năm 1945, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người cơng dân hữu ích cho nước Việt Nam", chính là đào tạo con người xã hội, và "một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em", chính là đào tạo con người cá nhân. Bởi xã hội là sự liên kết của nhiều cá nhân với tư cách là thực thể xã hội, chỉ có thể duy trì sự tồn tại với tư cách cá nhân trong hoạt động của nó. Con người chính là các cá nhân con người. Bất cứ cá nhân nào cũng tồn tại trong một cộng đồng nhất định, mỗi một cộng đồng xã hội được tạo thành nhờ sự liên kết của các cá nhân. Cá nhân tạo ra xã hội đến mức nào thì xã hội cũng sẽ tác động đến các cá nhân như thế. Sự hình thành phát triển của mỗi cá nhân gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định, gắn với sự hình thành và phát triển cộng đồng mà những cá nhân đó là thành viên.
Tiếp thu tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới được quy định trong Luật Giáo dục là "nhằm phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [91, tr. 8]. Con người được đào tạo ra có cả nhân cách và tri thức, nhưng nhân cách phải được đặt lên hàng đầu. Một trong những tiêu chí của UNESCO về giáo dục là "học để làm người". Hầu hết các triết lý phương Tây đều đưa ra mục tiêu cuối cùng của giáo dục là hướng đến con người, vì con người.
Người học phải phấn đấu đạt được trong suốt quá trình học tập là biết, làm, hợp tác và biết tự hồn thiện mình. Như vậy, mục tiêu của giáo dục là người học tốt nghiệp với một nhân cách hài hịa, chứ khơng phải là một chuyên gia có kiến thức chun mơn giỏi. Muốn đạt được điều đó thì quan trọng nhất là phát triển khả năng
tư duy và phán đoán độc lập, chứ khơng phải chỉ có kiến thức chun mơn. Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu giáo dục vì con người, cho con người và do con người.
Xây dựng quan điểm về nội dung giáo dục: dạy người, dạy chữ, dạy nghề. Nội dung giáo dục của nước ta khơng thể rập khn máy móc theo một mơ hình giáo dục nào, mà phải vận dụng sáng tạo, có kế thừa sao cho phù hợp với những đặc điểm, tập quán, phong tục, lịch sử địa lý của đất nước mình, đặc biệt với một đất nước mà trình độ dân trí chưa phải là cao. Đồng thời, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục phải nhằm phát triển tối đa năng lực và phẩm chất của mỗi cá nhân. Triết lý giáo dục quy định tính dân tộc, dân chủ, hiện đại và hội nhập trong nội dung giáo dục. "Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, tồn diện thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học" [91, tr. 9].
Về phẩm chất đạo đức: giáo dục tư tưởng, ý thức cơng dân về tính kỷ luật, trách
nhiệm với tập thể, xã hội, cơng việc và với bản thân. Về trí tuệ: giáo dục nhận thức, kiến thức, kỹ năng. Về nhận thức: Tư duy sáng tạo, khoa học, có tinh thần phản
biện; khả năng dự báo, nhạy bén, năng động để phân tích tình huống và giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, có ý chí hồi bão vươn lên… Về kiến thức: tinh
hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại; kiến thức phổ thông; kiến thức khoa học đại cương; kiến thức chuyên ngành; kiến thức cuộc sống; kiến thức ngoại ngữ, tin học… Về kỹ năng: kỹ năng tự học và nghiên cứu khoa học, tìm kiếm thơng tin, xử lý thơng tin, kỹ năng về nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp (nói, viết, mạng…); kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác làm việc theo nhóm; kỹ năng tự tạo việc làm và phát triển nghề nghiệp; kỹ năng cảm thụ hoặc thể hiện các loại hình nghệ thuật…
Xây dựng quan điểm về phương thức giáo dục: GD&ĐT phải gắn liền với nhu cầu của xã hội. Muốn chất lượng GD&ĐT đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội thì kết hợp của nhiều yếu tố (chủ thể giáo dục, đối tượng giáo dục, môi trường giáo dục, phương pháp giáo dục…), tuy nhiên phương pháp giáo dục là yếu tố góp phần quan trọng trong quá trình này. Bởi, hiện nay sự phát triển của khoa học như vũ bão, tác động của tồn cầu hóa lên mọi mặt của đời sống xã hội thì kiến thức nhân loại
càng ngày càng tăng nhanh. Với tốc độ và lượng kiến thức tăng nhanh đột biến như vậy người dạy không thể cập nhật và truyền thụ kịp. Vì vậy, phương pháp học truyền thụ kiến thức khơng cịn phù hợp mà phải hướng tới sự giáo dục hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người học một cách khoa học, dân chủ và sáng tạo.
Cách học phải chuyển từ việc ghi nhớ lời thầy, nói và viết theo thầy sang khuyến khích tư duy độc lập và sự sáng tạo của người học. Tính dân chủ, hiện đại, sáng tạo được thể hiện thông qua phương pháp giáo dục. Phải chấm dứt với mọi hình thức áp đặt, thay vào đó hết sức coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh. Bác Hồ luôn nhắc nhở: phương pháp giáo dục "lý luận đi đôi với thực tiễn", "lý luận phải liên hệ với thực tế" [70, tr. 29], "thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" [71, tr. 496]. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thể hiện tinh thần biện chứng: lý luận có vai trị đối với thực tiễn, là kim chỉ nam chỉ đạo thực tiễn, lý luận phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tế. Khi vận dụng vào thực tế thì phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn. Do đó, cần giành thời gian tổ chức các giờ học ngoại khóa, có tác dụng gắn kết người học với các kỹ năng thực tiễn lao động xã hội, tham gia vào cuộc sống, có điều kiện quan sát, suy luận, thực hành giao tiếp ứng xử những tình huống xã hội.
Ngồi việc sử dụng những phương pháp giáo dục mới, gắn với thực tế, hướng đến những giá trị Chân - Thiện - Mỹ, phát huy năng khiếu, sở thích, tự do của người học thì giáo viên cần chú ý đến tâm lý của người học. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, tâm lý của người học lại có những thay đổi và yêu cầu người giáo viên phải có năng lực giảng dạy cũng như tổ chức lớp học linh hoạt cho phù hợp. Các trường, đặc biệt trường đại học phải có kế hoạch điều chỉnh mơn học, thay đổi phương pháp đào tạo để làm sao sinh viên ra trường ngoài kỹ năng nghề nghiệp và tri thức, họ còn được đào tạo những vấn đề cơ bản nhất về ứng xử cộng đồng, tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân. Hiện nay, dường như việc dạy kiếm tiền dễ hơn dạy làm người, điều đó giải thích tại sao bộ phận giới trẻ ngày nay khá thành đạt, nhạy bén,
tiếp thu nhanh, năng động, chịu khó trong cơng việc nhưng ứng xử xã hội khơng tốt, khơng có khả năng sống chung tốt vì ích kỷ và nhất là khơng biết cách giải quyết các bất đồng xã hội xảy ra xung quanh một cách hiệu quả. Xã hội, nếu tất cả là những công dân như vậy khơng phù hợp với một dân tộc có truyền thống văn hóa duy tình trong lịch sử, không thể là một xã hội lành mạnh, phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, phương thức giáo dục phải linh hoạt, liên thông giữa các yếu tố (nội dung, chương trình, phương pháp, chủ thể giáo dục, thời gian và không gian giáo dục) của hệ thống bên trong và liên thơng với mơi trường bên ngồi để bảo đảm việc thực hiện nội dung giáo dục. Tạo cơ hội học tập, giáo dục suốt đời cho mọi người, như V.I. Lênin từng khẳng định: "học, học nữa, học mãi". Do đó, cần chú ý đến q trình đa dạng hóa các hình thức học tập, các loại trường (hệ thống trường công, trường tư, các trường nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, giáo dục thường xuyên, giáo dục hệ vừa làm vừa học, đào tạo từ xa…) bảo đảm tính liên thơng, tính mềm dẻo, tính linh hoạt đáp ứng được những thách thức với những biến đổi nhanh chóng của thế giới.
Vai trị của các chủ thể trong q trình xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam Luật Giáo dục quy định tại Điều 12: "Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân" [91, tr. 13]. Mọi tổ chức, gia đình, mọi cơng dân đều phải có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh và tốt đẹp. Tuy nhiên, mỗi chủ thể giáo dục này lại có vai trị riêng trong việc xây dựng và thực hiện triết lý giáo dục Việt Nam.
Đảng và Nhà nước có vai trị chỉ đạo, thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống