Phát triển giáo dục và đào tạo theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa trƣớc yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 121 - 125)

Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp

3.2.3. Phát triển giáo dục và đào tạo theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa trƣớc yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa

trƣớc yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế trong điều kiện tồn cầu hóa

Đại hội IX mở đầu thế kỷ XXI ở nước ta, Đảng ta đã xác định mục tiêu chung của giai đoạn này là "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [31, tr. 85-86] đến Đại hội XI tiếp tục khẳng định: Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, XHCN, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Do đó, việc đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế hiện nay chúng

ta cần nhận thức rõ yêu cầu định hướng XHCN với yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế về GD&ĐT chủ yếu với các nước tư bản chủ nghĩa:

Trước tiên, cần nhận thức được những đặc trưng cơ bản nhất của CNXH

nói chung, có ý nghĩa phổ biến là: 1) xã hội hóa sản xuất (GD&ĐT là một ngành

sản xuất xã hội cơ bản và đặc biệt, cũng phải xã hội hóa); 2) Dân chủ thật sự là

quyền lực và lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây là một tính quy luật thể hiện bản chất và mục tiêu cơ bản của chế độ XHCN - khác căn bản so với chế độ tư bản chủ nghĩa…

Trong xã hội, phải bao gồm đại đa số con người mới tạo thành nhân dân. Bởi vậy, theo tác giả nếu bản chất của "xã hội hóa" là: những gì "của xã hội, do xã

hội thì phải vì xã hội", cũng đồng nghĩa với những gì là "của nhân dân, do nhân

dân, thì phải vì nhân dân". Có thể tóm tắt nội dung "dân chủ trong giáo dục", trong triết lý giáo dục hiện đại Việt Nam bằng một luận điểm của Hồ Chí Minh rất cơ bản,

dễ hiểu, dễ làm theo, đó là: "chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già khơng lao

động được thì nghỉ ngơi…Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng,

tinh thần ngày càng tốt…" [72, tr. 591]. Tuy nhiên, những vấn đề này trong điều

kiện hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi chưa đi đến thống nhất.

Đổi mới giáo dục trên tinh thần hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới, với mục tiêu đào tạo những thế hệ tương lai thành cơng

dân tồn cầu, thì phải thay đổi thực sự căn bản, từ nhận thức đến vấn đề có tính hệ thống, cơ cấu, chương trình, phương pháp, kiểm định chất lượng, người dạy… chuẩn hóa, hiện đại hóa phù hợp với tiêu chuẩn của quốc tế. Vì khi đã gia nhập WTO, thì nguồn nhân lực của chúng ta phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả cạnh tranh tồn cầu, với các nước trên thế giới. Do đó, cần phải tiếp thu, vận dụng những kinh nghiệm, chuẩn mực và giá trị quốc tế một cách sáng tạo vào điều kiện giáo dục nước nhà. Nói cách khác, là phải hội nhập quốc tế nhanh chóng và tồn diện nền giáo dục để tạo ra những thế hệ người Việt Nam mới, thành thạo kỹ năng sống, làm việc và cạnh tranh có văn hóa trên phạm vi tồn cầu. Trong khi đó, thực tế ở nước ta năng lực, trình độ giáo viên thấp; kinh phí đầu tư cho trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nhà trường cịn hạn chế; chính sách khơng thu hút được nhân tài… Cùng với đó là những mặt trái của cơ chế thị trường và hàng loạt các hình thức đào tạo liên kết với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cả trong và ngoài nước, các dịch vụ giáo dục, thương mại hóa giáo dục… xuất hiện ngày càng nhiều, làm sao để vừa đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục Việt Nam theo hướng XHCN, vừa đảm bảo các tiêu chuẩn giáo dục của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa.

Thực tế, giáo dục ở các nước tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, nói cụ thể là trong trào lưu tư tưởng chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục hưng (thế kỷ 14 -17), xuất hiện lý thuyết giáo dục cho rằng sứ mạng giáo dục đối với người học cao hơn sứ mạng đối với xã hội. Mục đích hướng giải phóng con người cá nhân của lý tưởng chủ nghĩa tư bản ở những giai đoạn nó đang đi lên. Mục đích này đã được trở thành hiện thực trong triết lý giáo dục của các nhà nước Âu Mỹ từ cuối thế kỷ 20 cho đến nay. Cụ thể trong văn kiện "Bốn cột trụ của giáo dục" do Unesco công bố (1972) được coi như cương lĩnh của nền giáo dục hiện đại, trong đó trụ cột thứ nhất là giáo dục để con người có tư duy phê phán, có óc độc lập và sáng tạo; trụ cột thứ hai là học để biết; trụ cột thứ ba là học để làm; trụ cột thứ tư là học để chung sống với người khác; cả bốn cột trụ đều tập trung vào mục tiêu đối với người học…

Vì vậy, việc xây dựng những tiêu chí, mơ hình giáo dục, nội dung giáo dục, chương trình giáo dục sao cho vừa theo tiêu chuẩn chung của quốc tế, chọn lọc

những kinh nghiệm giáo dục của các nước trên thế giới, nhưng đồng thời vẫn kế thừa những giá trị giáo dục truyền thống, bảo đảm sự độc lập tự chủ theo con đường định hướng XHCN, khơng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề cần xem xét. Bởi nhận thức và hành động sai vấn đề này, nhất là khi thiên lệch sang "tư nhân hóa giáo dục", biến giáo dục thành…"hàng hóa đặc biệt" là chệch hướng XHCN.

Do đó, chúng ta phải nắm chắc đường lối cách mạng Việt Nam "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" là quy luật của cách mạng Việt Nam, những

đặc trưng của "xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng", khái quát các

lĩnh vực của cả nước, trong đó có vấn đề con người và giáo dục... Đồng thời, hiểu rõ những đặc thù của lịch sử đất nước, dân tộc, con người Việt Nam, nhất là lịch sử cách mạng Việt Nam trong giai đoạn cả nước cùng bước vào thời kỳ quá độ đi lên

CNXH, vận dụng đúng đắn những bài học kinh nghiệm của các nước phát triển và những giá trị thực tiễn của thời đại mới để có bước đi phù hợp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Quá trình xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam ln gắn liền với vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học, đó là mối quan hệ tác động biện chứng của

đối tượng - chủ thể. Xem xét mối quan hệ đó cho thấy, nếu triết lý giáo dục đúng

đắn sẽ quy định, chỉ đạo, định hướng, kích thích, thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ trí thức ở các trường đại học phát triển và ngược lại. Phát huy tối đa vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học sẽ xây dựng, thực thi, vận dụng, bổ sung, ngày càng hoàn thiện triết lý giáo dục Việt Nam trong thời gian tới.

Xuất phát từ thực trạng GD&ĐT ở Việt Nam, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới đặt ra đối với GD&ĐT; tác động của tồn cầu hóa và hội nhập về giáo dục; tác giả luận án đánh giá, phân tích thực trạng vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam, thể hiện qua 3 vai trò đã được xây dựng ở chương 2 của luận án. Trên cơ sở những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của thành công và hạn chế của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong thực hiện vai trò này, tác giả chỉ ra một số vấn đề cần tập trung giải quyết nhằm phát huy vai trò của họ trong xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện

nay. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng triết lý giáo dục có những yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan tác động đến quá trình này, là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đan xen các yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Nhờ đó tạo nên những bước phát triển, thậm chí là nhảy vọt về chất trong giáo dục nói chung, trong đội ngũ trí thức ở các trường đại học thời kỳ đổi mới nói riêng. Sự biến đổi về số lượng, chất lượng và những đóng góp của đội ngũ trí thức ở các trường đại học đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam, nhưng đồng thời cũng có nhiều thách thức mới, cần phải có những nghiên cứu, kế hoạch, giải pháp đồng bộ, khả thi, hiệu quả cho từng giai đoạn.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)