Xây dựng triết lý giáo dục hiện nay cần phát huy hoạt động sáng tạo, phản biện cao của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học; song cơ chế, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 112 - 117)

Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp

3.2.1. Xây dựng triết lý giáo dục hiện nay cần phát huy hoạt động sáng tạo, phản biện cao của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học; song cơ chế, chính

tạo, phản biện cao của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học; song cơ chế, chính sách, điều kiện, môi trƣờng bảo đảm cho hoạt động của họ còn nhiều bất cập

Xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam địi hỏi sự quyết tâm của tồn Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và toàn dân đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả mọi người, đó là sự địi hỏi hợp quy luật. Tuy nhiên, đội ngũ trí thức ở các trường đại học là lực lượng có trình độ nhận thức cao hơn các bộ phận trí thức ở các cấp học khác, đồng thời họ vừa là người góp phần xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam, nhưng lại là người trực tiếp thực hiện đưa triết lý vào cuộc sống, từ đó đúc kết, rút kinh nghiệm, tiếp tục bổ sung và hồn thiện triết lý giáo dục. Do đó, địi hỏi đội ngũ này không chỉ nâng cao năng lực, trình độ chun mơn mà cịn có hiểu biết sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học nắm bắt được những xu hướng phát triển của đất nước cũng như thế giới, có tâm huyết, kiên trì và đấu tranh để bảo vệ và phát triển sự nghiệp GD&ĐT cùng với lực lượng đông đảo đủ mạnh để thực hiện thành công đổi mới căn bản và tồn diện GD&ĐT trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Với những yêu cầu cao nhằm góp phần xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam như vậy, nhưng trên thực tế, đội ngũ này chưa phát huy được tối đa vai trò và tiềm năng sáng tạo của mình, bởi những điều kiện, năng lực của họ hiện nay chưa đáp ứng được những đòi hỏi đặt ra trong bối cảnh mới, cụ thể được biểu hiện trên những mặt sau:

Thứ nhất, trong thời kỳ đổi mới, đội ngũ trí thức ở các trường đại học ở

nước ta đã không ngừng nỗ lực vươn lên để nâng cao năng lực và trình độ trong khi những điều kiện vật chất và tinh thần còn hạn chế.

Thực tiễn phát triển xuất hiện những nhu cầu mới đòi hỏi nhận thức của đội ngũ trí thức ở các trường đại học phải khơng ngừng nâng cao. So với các nước phát triển có nền giáo dục đại học tiên tiến thì trình độ, năng lực của đội ngũ trí thức ở các trường đại học ở nước ta chưa theo kịp về trình độ, năng lực chuyên môn. Nguyên nhân sâu xa là do điều kiện làm việc và mức thu nhập cho giảng viên chưa bảo đảm quá trình tái sản xuất sức lao động, tiền lương chưa bảo đảm mức sinh hoạt

tối thiểu của gia đình. Do đó, nhiều giảng viên nhận hàng trăm tiết giảng, thậm chí hàng nghìn tiết [75]. Điều kiện sinh hoạt sống khơng được đảm bảo thì khơng thể nói đến nghiên cứu khoa học, đặc biệt đối với những trí thức trẻ trong các trường đại học với mức lương 2,5 - 3 triệu đồng sau khi ra trường không đảm bảo mức sinh hoạt cần thiết như việc ăn uống, thuê nhà, xăng xe, điện thoại… cùng những chi phí khác. Trên thực tế lao động của người trí thức giảng dạy đại học chỉ được trả rẻ mạt từ 40 - 60 nghìn/ 1 tiết giảng ở các trường công lập như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Đại học Xây dựng, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Nông nghiệp, Đại học Sân khấu Điện ảnh... Việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đội ngũ trí thức ở các trường đại học khơng phải là công việc giản đơn, không cho phép sự nhàm chán, mệt mỏi trong quá trình dạy học. Hoạt động của đội ngũ này phải là hoạt động mang dấu ấn riêng của từng người, sự sáng tạo trong đó phải xuất phát từ thực tiễn nghề nghiệp, tâm huyết của họ. Tuy nhiên, do nhu cầu của cuộc sống cao trong khi mức thu nhập thấp, lương không đảm bảo cuộc sống, khơng ít người trí thức phải nhận khối lượng giờ giảng nhiều, cả trong trường và ngồi trường, khơng có thời gian dành cho nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở lý thuyết, khơng có điều kiện gắn kết với sản xuất kinh doanh, đôi khi chỉ là đối phó, hình thức, thậm chí là sao chép, cóp nhặt… Chất lượng giáo dục đại học được quyết định bởi đội ngũ giảng viên, thế nhưng trên thực tế lâu nay, chất lượng giảng viên của các trường chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ hai, đặc trưng cơ bản của trí thức, trí thức ở các trường đại học là lao

động sáng tạo. Họ không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới trong khi vẫn tồn tại lối tư duy truyền thống và những bất cập trong cơ chế, chính sách. Sáng tạo ln là tiêu chí và nhu cầu căn bản để xác lập giá trị và chất lượng của lao động trí óc, hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trí thức ở các trường đại học. Động lực để thúc đẩy sự sáng tạo đến mức tối đa nhất hoạt động của đội ngũ này là yếu tố tâm huyết. Sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý của trí thức trong các trường đại học không thể thiếu những yếu tố tài năng, niềm tin, nghị lực, bản lĩnh, tâm huyết, môi trường… Nếu khơng hội đủ những yếu tố trên thì họ khơng thể

có sự sáng tạo hiệu quả, khơng thể trở thành người trí thức chân chính phục vụ con người, vì con người và do con người.

Đội ngũ trí thức ở các trường đại học bao giờ cũng hướng đến những tri thức mới, sáng tạo khoa học. Do đó, họ ln phải đổi mới tư duy, liên tục cập nhật những tri thức mới, tiến bộ. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ này đang thiếu những điều kiện cần thiết để phát triển nhu cầu sáng tạo của mình, để nói lên tiếng nói của mình, một bộ phận đội ngũ này chưa thực sự gắn bó, phục vụ hết mình cho sự nghiệp GD&ĐT đất nước. Từ Đại hội lần thứ VII của Đảng, triết lý giáo dục thể hiện qua chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, luôn coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Hiện nay, Nhà nước dành 20% tổng chi ngân sách cho GD&ĐT. Điều đó chứng tỏ vốn đầu tư cho giáo dục đã tăng lên theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Xét về tỷ lệ thì mức chi ấy khơng nhỏ nhưng trong điều kiện nguồn thu của các trường đại học ở nước ta rất thấp, số lượng, quy mô không ngừng tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật thì thiếu thốn… cùng với việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, hợp lý dẫn đến tình trạng "chi phí thường xuyên/ 1 sinh viên quy chuẩn thực tế ngày càng giảm và chỉ bằng 30% định mức ngân sách" [118, tr. 609].

Những năm gần đây, số lượng các trường đại học mở ra ngày càng đa dạng với nhiều loại hình đào tạo khác nhau, nhưng không đảm bảo về chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, quản lý, cơ sở vật chất thiếu thốn, không phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ trí thức ở các trường đại học. Mặc dù, số lượng giảng viên, cán bộ quản lý tăng lên theo số lượng sinh viên đảm bảo tỷ lệ 1 giảng viên/ ~ 30 sinh viên nhưng tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ, giáo sư khơng tăng nhiều. Trước tình trạng trên, năm học 2011 - 2012, Bộ GD&ĐT đã rà soát lại và dừng tuyển sinh đào tạo thạc sĩ đối với 161 ngành đào tạo không đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng ở cơ sở đào tạo đại học. Những bất cập nêu trên cần có sự đầu tư rất lớn về ngân sách, trong khi đó ngân sách nhà nước cịn hạn chế.

Một mâu thuẫn cơ bản giữa nhu cầu sáng tạo khoa học khơng ngừng của đội ngũ này cịn thể hiện ở chỗ: Những người trí thức chân chính trong các trường

đại học luôn hướng đến những sản phẩm sáng tạo, khoa học đích thực, họ luôn thẳng thắn, dám đấu tranh để bảo vệ chân lý, họ ln có nghiên cứu tiếp cận với những tri thức tiến bộ của nhân loại và khẳng định sự tồn tại, vai trò của cá nhân trong cộng đồng. Tuy nhiên, những chính sách tơn vinh, đãi ngộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của trí thức chưa được quan tâm thỏa đáng để trở thành động lực thúc đẩy lao động sáng tạo của đội ngũ này. Nhìn chung, các trường đại học chỉ vận dụng, hỗ trợ thêm cho giảng viên có trình độ tiến sĩ, học hàm, học vị theo quy chế chi tiêu nội bộ với mức eo hẹp mà chưa nhìn thấy hết những đặc trưng lao động trí óc của đội ngũ này. Vì vậy, động lực, kích thích thúc đẩy đội ngũ này nâng cao trình độ bị hạn chế rất nhiều. Điều này dẫn đến sự tụt hậu về trình độ của đội ngũ trí thức ở các trường đại học so với thế giới trong những năm tới là điều tất yếu, khơng tránh khỏi, nếu khơng có cơ chế, chính sách đãi ngộ, tơn vinh thực sự đối với trí thức, đặc biệt là trí thức ở các trường đại học. Do đó, cùng với việc thực hiện "giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu" thì việc đãi ngộ, tơn vinh, chính sách tiền lương và điều kiện mơi trường cho trí thức trong các trường đại học cũng phải là hàng đầu. Bên cạnh đó, tâm lý trọng bằng cấp, hưởng lương theo bằng cấp, thâm niên không chú ý đến năng lực cống hiến thực sự trong thực tiễn đã cản trở những nhu cầu sáng tạo khoa học và những đóng góp của họ. Về vấn đề này, quan điểm của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trong Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" đề nghị thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII, đó là lương của giáo viên được xếp ở bậc cao nhất. Điều đó thể hiện chính sách đãi ngộ, tơn vinh người tài trong xã hội mà ông cha ta vẫn sử dụng trong lịch sử nước nhà.

Thứ ba, nhiệm vụ của các trường đại học hiện nay là giảng dạy, nghiên cứu

khoa học và phục vụ nhu cầu xã hội. Do đó, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này là đội ngũ trí thức ở các trường đại học - chủ thể tiến hành việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục theo nhu cầu xã hội, đáp ứng những đòi hỏi về nguồn nhân lực của thị trường. Đào tạo phải gắn liền với sản xuất, kinh doanh, với thực tiễn. Nhưng trên thực tế, GD&ĐT hiện nay chưa gắn với yêu cầu xã

hội, sinh viên tốt nghiệp ra trường phải đào tạo lại, thậm chí thất nghiệp, khơng có sự lựa chọn ngành trước khi vào trường. Hiện nay, việc tăng giảm các ngành đào tạo phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội. Xã hội phát triển đòi hỏi một số ngành học tăng, đặc biệt trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế u cầu trình độ tin học và ngoại ngữ đối với nguồn nhân lực phải cao. Do đó, cần nghiên cứu nhu cầu xã hội mà đặt ra việc đào tạo, tuyển đầu vào hợp lí, tránh đào tạo ồ ạt khơng đảm bảo chất lượng, một số ngành thừa, một số ngành lại thiếu như hiện nay. Bản thân đội ngũ trí thức ở các trường đại học cần trang bị những kiến thức thực tế, những kiến thức chuyên ngành giúp sinh viên ra trường có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để lập nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Trên thực tế hiện nay, cơ chế, chính sách gắn kết giữa các trường đại học và các doanh nghiệp sản xuất chưa có mối liên hệ chặt chẽ. Do đó, những thơng tin về thị trường lao động và nhu cầu của các nhà tuyển dụng đòi hỏi ở nguồn nhân lực được đào tạo ở các trường đại học những kỹ năng cần thiết thì đội ngũ trí thức ở các trường đại học chưa cập nhật kịp thời, trách nhiệm chủ thể sử dụng nguồn nhân lực chưa cao. Một số trường đại học nắm bắt, dự báo xu hướng nghề nghiệp, tầm nhìn chiến lược và q trình quản lý cịn kém hiệu quả. Một vấn đề cần quan tâm hiện nay là trong khi các chủ trương, chiến lược, chính sách hàng đầu của Đảng, Nhà nước là hướng đến mục tiêu giáo dục đại học là đào tạo gắn nhu cầu xã hội, theo định hướng thực hành, thực tiễn nghề nghiệp thì trên thực tế khơng thể phủ nhận rằng tâm lý trọng bằng cấp hơn là năng lực, tay nghề vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội hiện nay. Do đó, hệ quả là cả những người giảng dạy và nghiên cứu khoa học đều vẫn đang chú trọng quá lý thuyết hơn là việc ứng dụng thực tiễn, nhà trường cùng với các cơ sở sản xuất chưa có sự phối hợp nhịp nhàng để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Cùng với trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo là tiềm năng kinh tế của Việt Nam và trình độ KH&CN cịn thấp so với thế giới. Theo Báo cáo về con người của Liên hợp quốc (UNDP) đánh giá:

Maylaisia 20 năm, Hàn Quốc 25 năm, Singapo 35 năm, Nhật bản 40 năm. Nếu tiếp tục tốc độ phát triển như hiện nay (GDP tăng 8 - 8,6% mỗi năm và GDP/người cứ 10 năm tăng gấp đơi) thì đến năm 2020, Việt Nam vẫn đi sau Thái Lan 15 năm và GDP/ người vẫn thấp hơn nhiều nước trong ASEAN [81, tr. 13].

Muốn thực hiện yêu cầu đổi mới toàn diện và triệt để GD&ĐT theo hướng hiện đại, tiên tiến cần khắc phục khoảng cách tụt hậu về trình độ, tiềm năng kinh tế, KH&CN hiện nay. Do đó, việc nâng cao trình độ quản lý kinh tế vĩ mơ ở nước ta là một điều cần thiết. Những gì đã làm được trong thời kỳ đổi mới là đáng khích lệ, khẳng định vai trị của Đảng, Nhà nước và tồn dân, nhưng chỉ là những thay đổi mang tính khai phá, cịn thiếu triết lý phát triển xã hội cho cả một giai đoạn mới với những điều kiện về cơ bản đã hoàn toàn khác so với trước đây.

Bên cạnh đó, mơi trường phát triển xã hội hiện nay ở nước ta chưa thật năng động, còn ảnh hưởng của tư duy cũ do thiếu những tiêu thức chuẩn mực để đánh giá những giá trị trước mắt và giá trị lâu dài bền vững. Điều đó dẫn đến mặt bằng giá trị kinh tế là chưa cao, tâm lý xã hội chưa thích ứng với thời kỳ phát triển mới như hiện nay. Bên cạnh tiềm năng kinh tế là trình độ KH&CN cịn thấp so với sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giới. Việc đầu tư cho phát triển tiềm lực KH &CN của Việt Nam hiện nay: về số lượng đầu tư là rất ít so với nhu cầu; về chất lượng đầu tư kém hiệu quả do cơ chế và năng lực quản lý còn yếu. Chúng ta đang thiếu hụt lao động có trình độ và kỹ năng cao.

Mạng lưới cơ quan nghiên cứu và triển khai KH&CN của nước ta còn nhiều bất hợp lý về chức năng, hoạt động khép kín, rời rạc, thiếu sự liên kết và chưa được đầu tư đủ lớn để có thể tạo ra thế mạnh và hiệu quả hợp tác. Bên cạnh đó, hạ tầng cơ sở KH&CN của nước ta còn nhiều bất cập. Chất lượng các kết quả nghiên cứu KH&CN nói chung chưa cao. Nhiều đề tài, kết quả nghiên cứu khoa học còn chưa đáp ứng đầy đủ những chuẩn mực khoa học cần thiết. Hệ thống dịch vụ KH&CN chưa đáp ứng nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)