Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong nghiên cứu, tổng kết, từng bƣớc hoàn thiện triết lý

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 151 - 158)

Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp

4.3.2. Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong nghiên cứu, tổng kết, từng bƣớc hoàn thiện triết lý

các trƣờng đại học trong nghiên cứu, tổng kết, từng bƣớc hoàn thiện triết lý giáo dục Việt Nam

Nhận thức là một quá trình, việc xây dựng triết lý giáo dục phải được triển khai, tiến hành từng bước. Trước tiên, cần tổ chức nghiên cứu, hợp tác hội thảo trong nước và quốc tế; tổng kết và từng bước hoàn thiện triết lý giáo dục Việt Nam. Để xây dựng lại từ "gốc" của giáo dục, cần thay đổi tư duy về giáo dục, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và chức năng, nhiệm vụ của các nhà trường, từ đó mới xác định

nội dung, chương trình, phương pháp, cách thức tổ chức quản lý GD&ĐT để đạt được mục tiêu đó.

Một là, tổ chức và kiện toàn Hội đồng Giáo dục Quốc gia. Hội đồng Giáo

dục Quốc gia tập hợp những nhà giáo dục, nhà khoa học có tâm huyết, những chuyên gia lên kế hoạch, đề ra những phương hướng làm việc chặt chẽ, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch rõ ràng, tôn trọng các ý kiến khác nhau, cùng bàn bạc, thảo luận thống nhất về triết lý giáo dục. Hội đồng này chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn cho Đảng, Nhà nước hoạch định những chủ trương, chính sách, chiến lược, định hướng phát triển cho GD&ĐT. Các vấn đề quan trọng như quy chế tổ chức Hội đồng Giáo dục Quốc gia, biên soạn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa, thi cử, đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, quy chế cơng nhận và bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư… trao đổi, xem xét, kiện toàn lại rõ ràng, cụ thể. Nếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu thì vai trị, nhiệm vụ của người lãnh đạo rất quan trọng. Đổi mới giáo dục có thành cơng hay khơng, trước hết phụ thuộc vào người đứng đầu lãnh đạo giáo dục. Người đứng đầu này khơng những phải có tầm hiểu biết về giáo dục hiện đại mà phải có điều kiện tập trung toàn tâm toàn ý để thực hiện, cống hiến cho giáo dục. Giáo dục phải đi trước, đón đầu dự báo trước sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, trong giáo dục, khoa học có những vấn đề mới mẻ, phức tạp sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất nếu vốn hiểu biết, vốn văn hóa phổ quát khác nhau. Do đó, việc tổ chức và kiện tồn Hội đồng Giáo dục Quốc gia là cơ quan luôn lắng nghe, chờ đợi, tiếp thu và tạo mọi điều kiện, cho phép các ý kiến thẳng thắn, đóng góp của đội ngũ trí thức ở các trường đại học là cần thiết.

Hai là, tổ chức các hội thảo khoa học thường xuyên hàng năm để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp tục bổ sung, hồn thiện trong q trình thực thi, vận dụng triết lý giáo dục vào thực tiễn. Hội thảo tổ chức với sự hợp tác của các nhà

khoa học trong và ngoài nước tham dự trao đổi học thuật, đặc biệt là tạo điều kiện cho những nhà khoa học trẻ, đội ngũ kế cận tiếp cận với những vấn đề nghiên cứu khoa học mới, bám sát định hướng và vận dụng nhanh chóng những thành tựu của khoa học hiện đại. Giao lưu, hợp tác với quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học

không chỉ là trao đổi học thuật mà quan trọng hơn là hướng đến cho thế hệ trẻ cơ hội để học hỏi, lĩnh hội những tri thức, phương pháp nghiên cứu khoa học chuẩn bị hành trang bước vào q trình cạnh tranh và hội nhập tồn cầu.

Hội thảo nghiên cứu rà sốt lại tồn bộ các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển GD&ĐT của Đảng, Nhà nước vạch ra trong nghị quyết, văn kiện. Phân tích, vạch rõ những yếu kém và nguyên nhân của nó với tinh thần dân chủ, nhìn thẳng sự thật, để từ đó xây dựng những lộ trình, giai đoạn đổi mới nền giáo dục từng bước, nhưng chắc chắn, quyết liệt và đồng bộ, hệ thống. Với sự tham gia đầy đủ các thành phần của đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức trong các trường đại học, các chuyên gia, các nhà khoa học tâm huyết về giáo dục. Người đứng đầu lãnh đạo giáo dục là người có năng lực, kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, công tâm trong quản lý, trung thực, sáng tạo, có tinh thần đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục như: chạy chức, chạy quyền, bằng giả, học giả, sự gian dối trong thi cử, bệnh thành tích. Từ đó, phát huy tinh thần vừa "xây" vừa "chống" của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam. Xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam dựa trên tinh thần dân chủ, từ kinh nghiệm của các nước cho thấy sự thiếu dân chủ, trung thực trong khoa học sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: dung túng tham nhũng, làm ăn dối trá chụp giật, triệt tiêu năng lực sáng tạo,... Như vậy, giáo dục sẽ tạo ra những con người dối trá, lừa gạt lẫn nhau. Điều đó là sự nguy hiểm cho xã hội, đi ngược với triết lý giáo dục hiện đại, không thể tạo ra những con người có khả năng hội nhập thế giới. Do đó, đi đơi với việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam là chống lại những hành vi phi giáo dục, đi ngược với nền giáo dục hiện đại.

Tuy nhiên, việc tổ chức nghiên cứu, hợp tác hội thảo trong nước và quốc tế; tổng kết, từng bước hoàn thiện các nội dung của triết lý giáo dục Việt Nam cần có sự tham gia nỗ lực của toàn Đảng, Nhà nước, toàn dân cùng các cấp Bộ ngành quản lý cùng với đội ngũ trí thức ở các trường đại học. Đồng thời cần đầu tư thích đáng ngân sách cho GD&ĐT, nhưng phải quản lý và sử dụng đúng hướng, có hiệu quả tránh gây lãng phí, thất thốt dẫn đến kết quả mất niềm tin của nhân dân.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Triết lý giáo dục Việt Nam được công bố và thực thi đúng đắn sẽ trực tiếp

từng bước hiện thực hóa một trong "ba đột phá chiến lược" của Đảng Cộng sản

Việt Nam mà Đại hội XI đề ra. Do vậy, nâng cao nhận thức xã hội và chất lượng lãnh đạo của Đảng về triết lý giáo dục và vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay là một yêu cầu khách quan phù hợp với sự nghiệp đổi mới và hội nhập ở nước ta hiện nay.

Cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước là sự vận động hợp quy luật lịch sử, là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện lịch sử nước ta. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác, Đảng ta khẳng định: "Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội" [33, tr. 69]. Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những chủ trương, đường lối cách mạng đúng đắn xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, con đường đi lên CNXH ở nước ta diễn ra không bằng phẳng, "khi một cái mới xuất hiện thì bao giờ cũng tất yếu xảy ra sự xung đột giữa nó với cái cũ" [49, tr. 45]. Do đó, cơng cuộc xây dựng CNXH đã gặp nhiều khó khăn trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… trong đó có GD&ĐT. Trong những năm qua, cùng với kinh tế, chính trị, văn hóa thì KH&CN và giáo dục đào tạo đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trước những địi hỏi và u cầu của cơng cuộc đổi mới, GD&ĐT ở nước ta đã trải qua nhiều lần cải cách, đổi mới, mục tiêu, phương pháp, nội dung giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, GD&ĐT ở nước ta còn kém khả năng cạnh tranh, hội nhập, đặc biệt là phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu khơng có những giải pháp hệ thống để khắc phục những bất cập của GD&ĐT, trước hết là bất cập trong quá trình xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam thì cải cách hay đổi mới giáo dục sẽ không bảo đảm hiệu quả. Nếu xử lý cục bộ, chắp vá, vụn vặt khơng mang tính tồn diện, hệ thống thì cũng sẽ càng phát sinh thêm những mâu thuẫn, phức tạp mới mà khó kiểm sốt. Phân tích hệ thống, xác định rõ con đường, mục tiêu, cách thức giáo dục, có cơ chế, chính sách cũng như mối quan hệ đa chiều trong hệ thống GD&ĐT để đưa ra những giải pháp đồng bộ, hệ thống, khả thi cho từng

giai đoạn, từng lộ trình phát triển. Phải nhìn nhận thẳng thắn, trung thực, đánh giá khách quan, toàn diện, dân chủ các mối quan hệ giữa giáo dục với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để xác định hội nhập với con đường giáo dục chung của thế giới.

Đội ngũ trí thức ở các trường đại học được coi là lực lượng nòng cốt, trực tiếp xây dựng và hiện thực hóa triết lý giáo dục Việt Nam trong thực tiễn. Do đó, những chuyển biến và đóng góp của đội ngũ này góp phần quan trọng vào q trình thực hiện "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo" Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay. Có nhiều vấn đề đã thay đổi theo hướng hiện đại, dân chủ, hội nhập như: việc giao quyền tự chủ rộng rãi hơn cho các trường đại học, thay đổi phương thức đào tạo theo niên chế sang tín chỉ, trong thi cử cũng có sự thay đổi… Tuy nhiên, GD&ĐT cần có những thay đổi nhiều hơn nữa, cần có sự phản biện tích cực và những đóng góp của đội ngũ trí thức ở các trường đại học tương xứng với trình độ, năng lực của họ. Do đó, để phát huy vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam cần thực hiện đồng bộ, hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục một số vấn đề đặt ra trong quá trình này như sau: một là, đổi mới cơ chế, chính sách, bảo đảm mơi trường thuận lợi để đội ngũ trí thức ở các trường đại học phát huy vai trị của mình trong việc xây dựng triết lý giáo dục; hai là, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội

ngũ trí thức ở các trường đại học nhằm đáp ứng cơng cuộc đổi mới tồn diện, triệt để GD&ĐT theo hướng tiên tiến, hiện đại; ba là, nâng cao nhận thức xã hội, đề cao trách nhiệm vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.

Xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam thành công cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, hệ thống trên cơ sở sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và các các cấp, các ngành và đặc biệt là bản thân đội ngũ trí thức ở các trường đại học phải nhận thức được vai trị, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT của đất nước trong điều kiện hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Thiếu triết lý giáo dục được coi là một trong những nguyên nhân tiên quyết, căn bản dẫn đến cải cách giáo dục kém hiệu quả. Đó cũng chính là điểm khởi đầu nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở làm rõ, phân biệt "triết lý" và "triết học", "triết lý giáo dục" và "triết học giáo dục", tác giả cho rằng, triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay hướng đến những yếu tố: dân tộc, dân chủ, hiện đại, hội nhập.

2. Theo tác giả, triết lý giáo dục Việt Nam cần được xây dựng trên một số

nội dung cụ thể được chọn lọc trước hết là những giá trị trong lịch sử dân tộc Việt

Nam về giáo dục; trong triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm giáo dục hiện đại, cùng những cơ sở thực tiễn của Việt Nam và thế giới hiện nay… làm căn cứ chung nhất cho quá trình phát triển nền giáo dục Việt Nam trong

sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường "độc lập dân tộc gắn liền với chủ

nghĩa xã hội". Dựa trên những căn cứ đó, xác định "vai trò, mục tiêu, nội dung,

phương châm, phương pháp, chủ thể giáo dục, vai trò của Nhà nước đối với hệ thống giáo dục v.v..." và những vấn đề cụ thể khác khi triển khai thực hiện cải cách,

phát triển giáo dục Việt Nam.

3. Việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay đã quan trọng nhưng việc nó được hiện thực hóa cịn quan trọng hơn. Dù triết lý giáo dục có đúng đắn đến đâu, nhưng khơng có lực lượng thực thi đúng đắn và hiệu quả thì cũng khơng đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn chứng minh quá trình xây dựng và phát triển triết lý giáo dục luôn phải gắn liền với vai trị của đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức ở các trường đại học. Họ là lực lượng nịng cốt, tích cực trong việc xây dựng, phát triển triết lý giáo dục Việt Nam, đồng thời họ cũng là lực lượng trực tiếp vận dụng, thực thi triết lý giáo dục Việt Nam trong thực tiễn. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội cũng như sự nỗ lực của bản thân đội ngũ trí thức ở các trường đại học, đội ngũ này đã có những đóng góp đáng kể trên nhiều mặt, cả về "chất" và "lượng", đặc biệt góp phần vào việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, do tác động của cả những mối liên hệ bên trong, bên ngoài cũng như sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ, sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường cùng với xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế… thì sự đóng góp của đội ngũ này cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.

4. Những vấn đề nảy sinh và tồn tại cũng là xu thế, quy luật tất yếu khách quan trong quá trình nhận thức nhằm xây dựng, phát triển triết lý giáo dục Việt Nam. Với tư cách là giảng viên đại học, tác giả luận án mong muốn góp phần vào việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam nói chung, từ đó tiến tới xây dựng triết lý giáo dục đại học nói riêng. Bởi, trong những năm tới, giáo dục và giáo dục đại học Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách trước sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, sự tác động mặt trái của kinh tế thị trường và q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Do đó, việc giáo dục con người và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một nhiệm vụ nặng nề đối với trí thức ở các trường đại học.

5. Vì vậy, trên cơ sở phát hiện một số vấn đề đặt ra trong q trình đội ngũ trí thức tham gia vào việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam, chúng tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ này trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, bao gồm nhiều bình diện khác nhau. Do đó, việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam thành công cần được quán triệt đầy đủ, thực hiện các nhóm giải pháp đồng bộ, hệ thống trên cơ sở sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và các các cấp, các ngành và trên hết là những nỗ lực của bản thân đội ngũ trí thức ở các trường đại học Việt Nam hiện nay.

6. Đây là một đề tài rộng, liên quan đến nhiều khía cạnh của nền giáo dục Việt Nam. Trong khuôn khổ một luận án triết học, tác giả tập trung vào những vấn đề chủ yếu nhất của đề tài này. Còn nhiều vấn đề vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm triết lý giáo dục Việt Nam, vai trị của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam, các q trình cụ thể của cơng cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam trong điều kiện ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 151 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)