vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục
Nghiên cứu về vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam là một trong những nội dung mới, phức tạp. Bởi việc nghiên cứu riêng về triết lý giáo dục Việt Nam đã là một vấn đề ở tầm vĩ mơ, cho đến nay chưa có một định nghĩa, quan niệm thống nhất. Do đó, các nghiên cứu liên quan đến nội dung này dường như chỉ được xem xét một cách gián tiếp, cụ thể ở một số lĩnh vực như: nghiên cứu về vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong nền kinh tế tri thức, trong phát triển văn hóa, trong đào tạo nguồn nhân lực, trong sự nghiệp CNH, HĐH… cịn trong việc xây dựng triết lý giáo dục thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu, giải quyết trực tiếp từ góc độ triết học ở một mức độ chuyên sâu, hệ thống. Tuy nhiên, có một số cơng trình liên quan đề cập đến vai trị của đội ngũ này dưới các góc độ sau đây:
Một số cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi:
"Essays on quality in Education", (Bàn về chất lượng của giáo dục), (1976) [127] của tác giả B.C.Crittenden; J.V.D’ Cruz luận giải, chứng minh vai trò của giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong các nhà trường cùng với các yếu tố khác trong quá trình giáo dục. Tác giả cơng trình đã phân tích nét đặc trưng của chất lượng giáo dục, các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục và chế độ dân chủ trong giáo dục. Sự ảnh hưởng giữa các tổ chức xã hội như: trường học, cộng đồng, giai cấp, Nhà nước, tình trạng văn hóa trong xã hội tới sự đạt được về chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục còn phụ thuộc rất lớn vào sự ảnh hưởng của giáo viên đến các phương pháp dạy và học khác nhau trong nhà trường.
"Xác định hiệu quả công tác của giáo viên", (1998) của J. A. Centra [125]. Ông cho rằng, bất cứ người giảng viên trong trường đại học phải thực hiện ba chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng. Do đó, đánh giá chất lượng, vai trị của giảng viên phải thơng qua hiệu quả công tác của nhà giáo đại học ở ba lĩnh vực trên.
Một số cơng trình trong nước
"Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học
và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức", (2010) [118], của Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam. Đây là cơng trình nghiên cứu cơng phu về đường lối phát triển GD&ĐT, KH&CN gắn với xây dựng lực lượng trí thức vững mạnh của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển. Cơng trình chỉ ra được những đóng góp của đội ngũ trí thức trong việc phát triển GD&ĐT, KH&CN của các quốc gia. Do đó, việc xây dựng, phát triển triết lý giáo dục phải gắn liền với vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học. Đó là kinh nghiệm mà các chuyên gia, các nhà khoa học đã tổng kết. Việt Nam cần vận dụng và tiếp thu những bài học này thật sâu sắc và sáng tạo, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng KH&CN phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
"Đại học Humbolt 200 năm (1810 - 2010)", (2010) [13] của Ngơ Bảo Châu, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuần, Hồng Tụy… gồm những bài viết có giá trị xoay quanh vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học và triết lý giáo dục. Nhìn
chung các tác giả đều cho rằng tự do học thuật và nghiên cứu khoa học là hai yếu tố cơ bản của một trường đại học, kinh nghiệm đại học Humbolt [13, tr. 527] về vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học được đánh giá trên cả ba phương diện giảng dạy, quản lý và nghiên cứu khoa học.