Đổi mới cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng, hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 126 - 133)

Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp

4.1.1. Đổi mới cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng, hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

dục và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Sau đổi mới, tại Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta đã đưa ra "chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa" và khẳng định "giáo dục là quốc sách hàng đầu", từng bước thực hiện đổi mới GD&ĐT, trong đó có đổi mới đội ngũ giảng viên, giáo

viên, nội dung, phương pháp giảng dạy… Tuy nhiên, cho đến nay sau gần 30 năm đổi mới thì những cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, trong đó có đội ngũ trí thức ở các trường đại học chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn xã hội. Nguyên nhân là do những cơ chế, chính sách đó cịn thiếu đồng bộ, triển khai chậm, chưa có bước đột phá, đặc biệt là khâu quản lý còn chưa chặt chẽ trong thực tiễn giáo dục. Những hạn chế đó đã kìm hãm việc phát huy vai trò, tiềm năng của đội ngũ này đối với sự nghiệp GD&ĐT, đặc biệt trong việc xây dựng và vận dụng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay. Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức ở các trường đại học nhằm xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam theo những vấn đề sau:

Thứ nhất, đổi mới cơ chế trong tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức ở các trường đại học.

Hiện nay, chất lượng nguồn đào tạo góp phần vào chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu chất lượng đầu vào thấp khó đảm bảo có thể đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, hiệu quả; khó đào tạo ra được những trí thức tài năng lại tiếp tục phục vụ cống hiến cho sự nghiệp GD&ĐT ở các cấp học khác. Những năm gần đây đã có sự đổi mới về công tác tuyển sinh, nhưng chưa đồng bộ, hơn nữa việc mở rộng các trường đại học tràn lan ảnh hưởng đến việc tuyển sinh ở các nhà trường rất khó khăn, ở một số trường, một số ngành không tuyển được sinh viên, trong khi các trường mới thành lập, chưa đảm bảo đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất cũng như nhiều yếu tố khác thì lại có sinh viên đăng ký do nhiều yếu tố như công tác quảng bá hoặc đầu vào thấp. Ngoài ra, đối với các hệ đào tạo vừa làm vừa học, chính quy, từ xa, cơng tác tuyển sinh cịn buông lỏng nên chất lượng đầu vào khơng cao. Ngay cả giữa các trường đại học chính quy thì sự chênh lệch các điểm đầu vào cũng rất lớn ở các vùng miền khác nhau.

Đối với cơ chế đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chun mơn của đội ngũ trí thức ở các trường đại học là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, là khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Những bất cập về số lượng và chất

lượng của đội ngũ này là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay, cần đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đội ngũ trí thức ở các trường đại học tham gia nâng cao trình độ sau đại học, tham gia nghiên cứu khoa học thâm nhập vào thực tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học… Có cơ chế, chính sách đào tạo đội ngũ trí thức ở các trường đại học sang các nước phát triển nhằm nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm của thế giới, tiếp cận được nhiều hướng nghiên cứu mới, những phương pháp, phương tiện nghiên cứu hiện đại, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đất nước. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương với các trường đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở đó. Trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh đội ngũ trí thức ở các trường đại học đi học tập nâng cao trình độ ở nước ngồi là biện pháp tối ưu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ này và đưa giáo dục đại học hội nhập quốc tế.

Hiện nay, các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy đội ngũ trí thức ở các trường đại học khơng ngừng nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ sau đại học đã được tiến hành, nhưng chưa thực sự đủ mạnh để làm động lực. Bởi hoạt động nâng cao trình độ của đội ngũ này địi hỏi sự hao phí lao động, "chất xám" cao và phải liên tục, thường xuyên, cần nhiều điều kiện (thời gian, tài chính, sức lực, trình độ ngoại ngữ, tin học…) để đảm bảo hoạt động này hiệu quả.

Ban hành cơ chế, chính sách về bồi dưỡng đội ngũ trí thức, trí thức trong các trường đại học, cụ thể hóa thành văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các cơ quan quản lý giáo dục đại học. Bồi dưỡng đội ngũ này trên hai bình diện:

Về nội dung: bồi dưỡng đội ngũ trí thức ở các trường đại học xem xét toàn

diện trên các mặt như đạo đức cách mạng, tư tưởng chính trị, kiến thức chun mơn và kỹ năng sư phạm. Thời gian tới, cần giải quyết ở một số khía cạnh sau:

Quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT. Tiến hành đổi mới thực hiện quy trình, quy chế đào tạo theo tín chỉ; tiến hành tập huấn đội ngũ giảng dạy những môn học mới phù hợp với những chương trình mới, yêu cầu mới của xã hội; phương pháp biên soạn tài liệu, giáo trình và giảng dạy theo phương thức đào tạo tín chỉ hướng cho người học khả năng tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo.

Bồi dưỡng cho đội ngũ này chuyển cách dạy truyền thụ một chiều sang cách dạy tích cực, thầy định hướng, kích thích sinh viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực trong nghiên cứu; bồi dưỡng cách quản lý, tổ chức, sử dụng KH&CN hiện đại sao cho có hiệu quả; bồi dưỡng cả những kiến thức khoa học chuyên ngành, khoa học quản lý, năng lực tổ chức, điều hành, các kỹ năng xử lý; năng lực công tác xã hội và đạo đức, phẩm chất của người trí thức, trí thức trong các trường đại học.

Việc bồi dưỡng tất cả những nội dung trên cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục hoặc đặt ra theo định kỳ với những nội dung, yêu cầu khác nhau đối với tất cả đội ngũ trí thức ở các trường đại học.

Về hình thức: bồi dưỡng đội ngũ trí thức ở các trường đại học có thể triển

khai là tự bồi dưỡng và bồi dưỡng theo chủ trương, kế hoạch có trước. Đặc biệt, đề cao tinh thần tự bồi dưỡng. Hầu hết đội ngũ trí thức ở các trường đại học được đào tạo ngồi khối các trường sư phạm, do đó trình độ sư phạm cao là do những nỗ lực của chính bản thân người trí thức. Tuy nhiên, con số này trên thực tế khơng nhiều. Do đó, cần phải mở các lớp bồi dưỡng khoa học về lý luận dạy đại học và tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận theo các tổ Bộ môn, hội đồng khoa học của Khoa, giải đáp những vấn đề cịn vướng mắc, từ đó đánh giá kết quả bồi dưỡng trên cơ sở nhận thức và vận dụng vào thực tiễn. Tổ Bộ môn cần nhận thức rõ vai trị của mình để tổ chức các hội giảng để đánh giá, dự giờ, rút kinh nghiệm và học hỏi; tổ chức thảo luận với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, tổ chức thảo luận nhiều chuyên đề, đặc biệt là những vấn đề mới trong lĩnh vực chuyên mơn…

Vì vậy, đổi mới cơ chế tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức ở các trường đại học nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo hiệu quả thì cần tập trung giải quyết những vấn đề cịn hạn chế, yếu kém hiện nay. Có như vậy, đào tạo bồi dưỡng mới đạt hiệu quả, thiết thực nhằm triển khai triết lý giáo dục vào thực tiễn.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp đào tạo theo mục tiêu của triết lý giáo dục.

Mục tiêu của triết lý giáo dục ở nước ta là giáo dục vì con người, do con người, do đó nội dung, phương pháp giáo dục cũng phải đổi mới theo hướng đó.

Nội dung chương trình phải liên tục được cập nhật những thành tựu của KH&CN hiện đại. Đặc biệt ở một số chuyên ngành mới hiện nay còn đang thiếu những chuyên gia giỏi để xây dựng nội dung chương trình nên cịn tình trạng chắp vá, thiếu logic, hệ thống và chưa đảm bảo về mặt nội dung. Xét đến cùng, mọi hoạt động của con người đều hướng đến giải quyết những vấn đề xung quanh hiện thực người, mục đích vì con người nhưng các ngành khoa học xã hội hiện nay là khoa học về con người đang có xu hướng bị coi nhẹ, giảm lượng tiết học những môn học được coi là nền tảng như: giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… Điều đó là ngun nhân dẫn đến việc thiếu trầm trọng đội ngũ giảng dạy những môn học này, do tỷ lệ sinh viên thi vào học ngày càng càng giảm dần. Và đó cũng là một trong những lý do tại sao vấn đề đạo đức học đường, đạo đức của thanh niên, sinh viên hiện nay đang xuống cấp, thiếu bản lĩnh, lý tưởng, lối sống thực dụng, vị kỷ cá nhân, mất định hướng đang phổ biến trong xã hội. Thậm chí, ngay cả một bộ phận trí thức ở các trường đại học cũng đang có xu hướng "xa" chính trị, "lệch" chính trị, mất niềm tin vào định hướng XHCN… Đặc biệt, một số trí thức trẻ năng động, nhanh nhạy nhưng lại thiếu hụt nhận thức về thế giới quan và nhân sinh quan mới, những hiểu biết về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng… Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đã xuất hiện rất nhiều luồng thơng tin đa chiều, nhân cơ hội đó các thế lực thù địch khai thác triệt để để tuyên truyền những luận điểm sai trái, truyền bá những luồng văn hóa, lối sống tư sản, xuyên tạc những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đội ngũ trí thức ở các trường đại học khơng ngừng tiếp thu những cái mới, quá trình vận dụng, tiếp thu cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề mới mẻ nên đơi khi có khuynh hướng phủ nhận hồn tồn giá trị của lý luận mác-xít, hoặc chưa nghiên cứu thấu đáo các lý thuyết khoa học mới… nên mất định hướng trong nghiên cứu và giảng dạy. Do đó, Đảng cần đổi mới cơ chế, chính sách trong việc xác định nội dung chương trình giáo dục hiện nay theo định hướng của triết lý giáo dục là dân tộc, dân chủ, hiện đại và hội nhập.

Đối với hệ đào tạo đại học: nội dung của giáo dục đại học cần đảm bảo tính

nghệ thơng tin với những kiến thức chun mơn và khoa học chính trị. Phương pháp đào tạo trình độ đại học phải coi trọng ý thức tự giác học tập, năng lực tự nghiên cứu tìm tịi, phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia tích cực hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng sản xuất, thực nghiệm. Thay đổi phương pháp giáo dục nhằm định hướng, gợi mở, kích thích niềm đam mê, sáng tạo của sinh viên. Cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo là đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải phản ánh đúng năng lực của họ một cách cơng bằng, khách quan trên các hình thức thi tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm.

Đối với hệ đào tạo thạc sĩ: nội dung đào tạo cần bổ sung, cập nhật những

kiến thức mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và sự nghiệp giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế; đặc biệt là trang bị những kiến thức liên ngành mở rộng nhưng thực tế là để chuyên sâu; có khả năng về chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Phương pháp đào tạo trình độ này được thực hiện bằng cách phối hợp nhiều hình thức cả trên lớp cả tự học, tự nghiên cứu; đặc biệt phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề chuyên môn. Đánh giá học viên bằng hình thức viết chuyên đề để rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học. Điều kiện để bảo vệ thạc sĩ, ngồi các kết quả mơn học cần điều kiện phải có sản phẩm nghiên cứu khoa học được công nhận trên các tạp chí chun ngành. Xây dựng lộ trình cụ thể đối với trí thức ở các trường đại học, tiến tới 100% trình độ thạc sĩ.

Đối với hệ đào tạo tiến sĩ: nội dung đào tạo nhằm mục đích điều chỉnh và

nâng cao kiến thức cơ bản, hiểu biết sâu về chun mơn; có ý thức tự giác, tự nghiên cứu khoa học và sáng tạo. Phương pháp đào tạo tiến sĩ chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu với sự hướng dẫn của các nhà khoa học, nhà giáo. Học viên tự mình phải rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo để phát hiện và giải quyết những vấn đề sâu về chuyên môn. Đánh giá kết quả của học viên nghiên cứu sinh bằng việc hồn thành các mơn học chun đề bắt buộc, tự chọn và bảo vệ các chuyên đề chuyên sâu. Đồng thời, bảo vệ luận án theo đúng quy trình cùng với những sản phẩm nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và quốc tế.

Hiện nay, chúng ta đã tiến hành đổi mới nội dung chương trình là đổi mới phương pháp đào tạo mà ở các hệ đào tạo đang từng bước thực hiện. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa thực sự hiệu quả, do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một bộ phận trí thức mới chỉ đổi mới phương pháp, nhưng chưa đổi mới việc kiểm tra, đánh giá, thi cử. Hoặc ở một số nhà giáo, một số cơ sở giáo dục đại học đổi mới, nhưng không đồng bộ, người dạy đổi mới nhưng sinh viên vẫn theo lối học truyền thống, cũ. Một bộ phận nhà giáo cịn hạn chế về phương tiện cơng nghệ thông tin nên mất nhiều thời gian để chuẩn bị, chưa thành thạo, do đó việc sử dụng phương pháp hiện đại khơng hiệu quả.

Vì vậy, cần đổi mới cơ chế về việc xây dựng nội dung chương trình, phương pháp đào tạo là cần thiết, cơ chế đó phải khắc phục được những mặt hạn chế nói trên, nhưng phải tiến hành đồng bộ, xem xét trong cả hệ thống tránh sự chắp vá, phiến diện.

Thứ ba, đổi mới cơ chế về hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ trí thức ở các trường đại học để tăng cường cung cấp những luận cứ, luận chứng cho Đảng xây dựng các chủ trương, chiến lược đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, trong đó có yêu cầu xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay.

Trên thực tế, ở nước ta đang có xu hướng xem nhẹ nghiên cứu khoa học, tuy khơng phải mọi trí thức ở các trường đại học đều tham gia nghiên cứu khoa học, nhưng phần lớn họ đều là giảng viên. Do đó, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ song hành của đa số trí thức ở các trường đại học. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học không tồn tại tách rời, cô lập mà trong q trình thống nhất. Trong đó, mục đích phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của người học được coi là những thuộc tính cơ bản; lịng nhiệt huyết, tận tâm, yêu người, yêu nghề, say mê nghiên cứu khoa học là động lực chủ yếu của quá trình này.

Đối với những trí thức ở những cương vị lãnh đạo, quản lý trong các trường đại học cũng không thể xa lạ với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế đội ngũ này chưa thực sự coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học (như chương 3 đã đề cập). Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng là

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 126 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)