Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp
3.2.2. Yêu cầu ngày càng cao về đổi mới giáo dục và đào tạo, xây dựng
triết lý giáo dục; song, phẩm chất, năng lực nói chung và xây dựng triết lý giáo dục nói riêng của đội ngũ này cịn một số mặt hạn chế
Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: Đổi mới toàn diện, triệt để GD&ĐT là đổi mới tất cả các bộ phận, các khâu, các quá trình giáo dục và triệt tiêu cái gốc của những vấn đề dẫn đến những yếu kém của nền giáo dục nước nhà. Đổi mới căn bản ở đây phải là đổi mới những vấn đề cụ thể, cốt lõi, cấp thiết, từ những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến nội dung , chương trình, phương pháp, cơ chế, chính sách và những điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT; cũng như việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới thực hiện ở tất cả các bậc học , ngành học… Đổi mới nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả GD &ĐT, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiê ̣p xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , nhu cầu thực tiễn của nhân dân . Đổi mới GD &ĐT phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng đối tượng và cấp học, những giải pháp đó phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Tuy nhiên, "đổi mới căn bản và tồn diện" khơng có nghĩa là làm lại tất cả, làm lại từ đầu mà cần vừa kế thừa, củng cố, phát huy các thành tựu, phát triển những giá trị mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, nhưng kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc.
Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, thẳng thắn, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình khắc phục , vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới theo hướng hiện đại , tiên tiến, từ việc hiện đại hóa mục tiêu , nơ ̣i dung giáo dục , phương pháp và phương thức quản lý giáo dục, phương pháp đánh giá giáo du ̣c , cơ sở vật chất và cách thức tổ chức giáo du ̣c . Trong một thời gian ngắn, chúng ta phải đào tạo được một đội ngũ lao động có trình độ cao, đặc biệt là những nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, kỹ sư tài năng cho một số ngành mũi nhọn đủ khả năng tiếp thu trình độ KH&CN hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến, đạt chuẩn và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.
Để thực hiện đổi mới thành công căn bản, tồn diện, triệt để GD&ĐT, thì trước tiên phải đổi mới về trình độ, chất lượng của đội ngũ nhà giáo. Bởi đổi mới căn bản, toàn diện, triệt để GD&ĐT tức là phải đào tạo ra những con người mới, những con người năng động, sáng tạo. Từ đó, buộc phải đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, từ việc thầy đọc trò chép sang việc thầy chỉ là người hướng dẫn, định hướng, tổ chức, chỉ đạo, cung cấp cho người học phương pháp để tự tìm kiếm chân lí. Người học khơng chỉ được đào tạo về kiến thức chun mơn mà cịn phải được rèn luyện về phẩm chất chính trị và đạo đức, nhân cách. Vì vậy, vai trị của người thầy là yếu tố tiên quyết đối với sự nghiệp GD&ĐT hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế đội ngũ nhà giáo có tăng về số lượng, nhưng trình độ cịn hạn chế. Những năm gần đây, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đang có xu hướng giảm đi so với tỷ lệ gia tăng của các trường đại học. Việc bổ sung lực lượng có trình độ cao cũng khơng dễ, bởi đào tạo cần phải có thời gian và kinh phí, trong khi hiện nay chưa có thang bậc lương riêng dành cho thạc sĩ, tiến sĩ, cho những người có học hàm giáo sư, phó giáo sư.
Hiện nay, trong một số trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, số trí thức có trình độ tiến sĩ ngày càng tăng, mặc dù vậy, nhưng về cơ bản "chúng ta vẫn chưa thốt khỏi tình trạng tốt nghiệp đại học dạy đại học" [75] bởi quy mô các trường đại học tăng quá nhanh. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ trí thức, trí thức ở các trường đại học ở nước ta còn thấp so với thế giới, nhưng lại phân bố không đồng đều giữa các trường, các khu vực, các khối ngành đào tạo. Mặc dù, trình độ thấp, nhưng đa số giảng viên khơng có thời gian nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chun mơn, bởi họ thường đảm nhận một khối lượng giờ giảng lớn để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Một bộ phận giảng viên trên 50 tuổi được đào tạo tại Liên Xô và Đông Âu trước đây vốn tiếng Anh hạn chế, khả năng sử dụng công nghệ thông tin để liên tục cập nhật tri thức mới, tiến bộ, hiện đại không hiệu quả dẫn đến tình trạng lạc hậu về kiến thức chun mơn so với thế giới khoảng 20 năm [42, tr. 94]. Bên cạnh đó, số lượng cơng trình nghiên cứu khoa học được báo cáo trên các hội thảo quốc tế và được đăng trên các tạp chí trên thế giới
cịn ít so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, khi so sánh với các trường đại học ở Thái Lan về số lượng các bài báo cơng bố trên tạp chí quốc tế, số trích dẫn trung bình của bài báo và giá trị đóng góp của tác giả bài báo, cho đến thời điểm năm 2007, năng lực nghiên cứu khoa học đã tăng so với năm 2004, nhưng vẫn còn khoảng cách xa với Thái Lan. Trong khi số lượng các bài báo được cơng bố trên tạp chí chun ngành quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội là 53 bài; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 56 bài; Đại học Sư phạm Hà Nội là 27 bài; Đại học Bách khoa là 26 bài, thì Đại học Chulalongkorn và Đại học Mahidol của Thái Lan có 709 và 707 bài trên tạp chí quốc tế [112]. Tính đến nay, Việt Nam chưa có trường đại học nào khẳng định thương hiệu của mình bằng chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế. Điều đó chứng tỏ trình độ, năng lực giảng dạy chun mơn và nghiên cứu khoa học của đội ngũ trí thức ở các trường đại học ở nước ta chưa theo kịp với sự phát triển của thế giới. Ngồi ra, bộ phận làm cơng tác tổ chức, quản lý chưa được đào tạo chuyên sâu, hệ thống, chun nghiệp, do đó chưa đủ tầm nhìn dài hạn để lên kế hoạch trong từng lộ trình cụ thể dẫn tới sự thiếu hụt, mất cân đối trong việc đào tạo trình độ, năng lực của đội ngũ kế cận, giữa các lĩnh vực hoạt động, giữa các ngành… Do vậy, yếu tố hiện đại, hội nhập trong quá trình thực hiện mục tiêu, nội dung, giáo dục phải được bảo đảm là yêu cầu cần thiết trong tiến trình phát triển của đất nước hiện nay.
Bên cạnh đó, do có sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường, đội ngũ trí thức ở các trường đại học ngày càng nhanh nhẹn, năng động hơn, nhưng mặt khác, những mặt trái của nó đã kìm hãm tính cộng đồng thay vào đó là chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân phát triển. Một bộ phận của đội ngũ này thờ ơ, ích kỷ, khơng có trách nhiệm với tập thể, điều đó dẫn đến mối quan hệ giữa người với người, thầy trò, đồng nghiệp, trách nhiệm và tâm huyết không đi liền với nhau, không đảm bảo chất lượng và mục tiêu của GD&ĐT. Do đó, đội ngũ này hiện nay địi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao cùng với chính sách cơ chế giám sát khoa học, phù hợp để mỗi người trí thức đều tự ý thức được trách nhiệm của mình như một sứ mệnh tất yếu khách quan.