Vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 77 - 84)

dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam là một vấn đề ở tầm vĩ mơ, địi hỏi sự tham gia của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Đặc biệt, đội ngũ trí thức ở các trường đại học cùng với đội ngũ trí thức ở các cơ quan quản lý, các Viện nghiên cứu, các trường Đảng, đồn thể, các trường nghề, các trường phổ thơng… là lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam. Trong đó, đội ngũ trí thức ở các trường đại học với chức năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở trình độ cao, trực tiếp thực hiện triết lý giáo dục này trong thực tiễn, nó đóng vai trị quan trọng.

* Đội ngũ trí thức ở các trường đại học là lực lượng nịng cốt, tích cực đề xuất ý tưởng, cung cấp luận cứ khoa học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Từ lâu, chúng ta đã nhận thấy được vai trị của người tài vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển đất nước, nhưng đồng thời cũng nhận thấy rằng muốn có người tài thì phải học, phải giáo dục. Người xưa từng nói: "Hiền tài là ngun khí quốc gia. Ngun khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Ngun khí suy thì thế nước yếu mà thấp. Vì thế các bậc Đế vương thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia làm cơng việc cần kíp" (Thân Nhân Trung (1419 - 1499), Tiến sĩ Khoa Kỷ Sửu (1469), văn bia tiến sĩ Văn miếu Quốc Tử Giám). Ngày nay, trên con đường tiến tới một nước công nghiệp, chúng ta cần đến một nguồn nhân lực chất lượng cao, những tài năng, những nhân tài kiệt xuất, thì vai trị của đội ngũ đào tạo ra những tài năng ấy lại càng đóng vị trí quan trọng. Trước hết, vai trị đó thể hiện ở việc góp phần xây dựng đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực GD&ĐT.

Việc đề xuất ý tưởng, cung cấp luận cứ khoa học là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng triết lý giáo dục. Do đó, địi hỏi cần có hoạt động tìm hiểu, phân tích, đánh giá, tìm tịi trong q trình nghiên cứu các hoạt động GD&ĐT bằng những thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, đánh giá… với sự trợ giúp của các công cụ,

phương tiện nhằm khái quát thành tư tưởng, quan điểm, lý luận, học thuyết… thể hiện thông qua các dạng sản phẩm cụ thể: bài báo, cơng trình khoa học, đề tài nghiên cứu, dịch thuật, giáo trình, tài liệu học tập, sách tham khảo… Những hoạt động nói trên cần có sự sáng tạo rõ nét, đặc biệt lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức trong các trường đại học, bởi họ là những người có trình độ trí tuệ cao, trực tiếp thực hiện các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, thường xuyên tiếp cận với khoa học hiện đại, đặc biệt là công nghệ thơng tin, rất nhạy cảm với các vấn đề có tính chính trị - xã hội. Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ trí thức ở các trường đại học có sự sáng tạo cao, là cơ sở cho các dạng hoạt động khác.

Những hoạt động nghiên cứu, sáng tạo với hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật về thế giới, về xã hội, là cơ sở lý luận để đội ngũ trí thức ở các trường đại học tiếp tục nghiên cứu, lý giải các hiện tượng xã hội, từ đó xây dựng quan điểm về giáo dục. Nhận thức về xã hội ngày càng phong phú, toàn diện hơn là cơ sở để xác định mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục để đào tạo ra con người hiện tại và tương lai. Sự sáng tạo của đội ngũ trí thức ở các trường đại học thể hiện trong nhiều hoạt động giáo dục: xây dựng, tổng kết mơ hình giáo dục hiện đại (nhà trường thực nghiệm); vận dụng phương pháp giáo dục hiện đại trong giảng dạy, phương pháp đánh giá, thi cử của người học khách quan, dân chủ, không bị sức ép về điểm số… Đó là những cơ sở để cung cấp những luận cứ khoa học, đề xuất ý tưởng nhằm xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, quan điểm về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với thực tiễn đất nước.

Triết lý giáo dục là kết quả của quá trình xây dựng triết lý giáo dục của nhiều lực lượng tham gia cung cấp những luận cứ khoa học. Nhưng những luận cứ khoa học của đội ngũ trí thức ở các trường đại học xuất phát từ chính hoạt động thực tiễn trực tiếp giáo dục của họ, trên cơ sở đó, họ đã khái quát thành những tri thức khoa học, lý luận đóng góp vào việc xây dựng triết lý giáo dục. Đó là cơ sở quan trọng để Đảng, Nhà nước lựa chọn xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển GD&ĐT. Bên cạnh đó, một bộ phận trí thức ở các trường đại học cũng là thành viên tham gia vào Hội đồng giáo dục quốc gia đại diện cho đội ngũ trí thức đề xuất, kiến nghị, trực tiếp góp tiếng nói của mình trong việc xây dựng triết lý giáo dục.

Ở Việt Nam hiện nay, khá đơng trí thức ở các trường đại học thuộc nhiều thế hệ khác nhau tham gia lãnh đạo, quản lý đất nước từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương, tham gia Bộ GD&ĐT, Hội đồng giáo dục quốc gia. Trên cương vị đó, họ có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục và hoạt động xây dựng triết lý giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ, hiện đại và hội nhập nhằm phù hợp với điều kiện mới. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT là kết quả những đóng góp, nỗ lực khơng nhỏ của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.

* Đội ngũ trí thức ở các trường đại học là lực lượng trực tiếp vận dụng, thực hiện triết lý giáo dục Việt Nam

Đội ngũ trí thức đại học là chủ thể vừa xây dựng, đồng thời vừa triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và xác định vai trò của Nhà nước đối với GD&ĐT trong các nhà trường. Việc truyền bá tri thức, vận dụng thực thi triết lý giáo dục thực chất là xã hội hóa triết lý giáo dục vào thực tiễn. Họ trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thực hiện hoạt động quản lý, triển khai mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục… trong các nhà trường. Đồng thời hàng năm, họ đều tổng kết, đánh giá chất lượng, số lượng sinh viên, chất lượng đào tạo, nội dung, phương pháp, nội dung chương trình, hệ thống giáo trình, tài liệu… phân tích rút những kinh nghiệm, đề xuất đổi mới, tiếp tục bổ sung, xây dựng và hoàn thiện triết lý giáo dục. Nhờ quá trình này, triết lý giáo dục được vận dụng rộng rãi vào trong hoạt động thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm, thực tiễn "là

tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức chân lý", xong rồi thực tiễn lại quay lại bổ sung,

hoàn thiện và tiếp tục phát triển triết lý giáo dục. Trong quá trình vận dụng, thực thi triết lý giáo dục vào thực tiễn thì đội ngũ này cũng khơng ngừng vươn lên, nâng cao trình độ năng lực, chun mơn, hồn thiện đạo đức, lối sống, niềm tin, lý tưởng và khả năng chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội. Đó cũng chính là quy luật tất yếu của nhận thức khoa học.

Đội ngũ trí thức ở các trường đại học - chủ thể thực thi, vận dụng triết lý giáo dục phải tạo ra một mảnh đất màu mỡ mà ở đó các tài năng có thể phát triển và

sinh sơi nảy nở, tiềm năng của con người phát triển tối đa nhất trở thành những tài năng trong xã hội. Mục tiêu giáo dục là trang bị khối kiến thức để làm một người lao động sáng tạo có năng lực và phẩm chất để khám phá thế giới, có đầy đủ tính nhân văn (khác với những mục tiêu đào tạo trước đây), mỗi một giai đoạn đều phải tổng kết, rút kinh nghiệm sao cho phù hợp với sự phát triển của nhận thức… Ở Việt Nam, Triều Lý mở Quốc Tử Giám vào thế kỷ XI sau công nguyên cũng vậy, đào tạo mẫu người từ chương, sôi kinh nấu sử, thơng kim bác cổ, ln tìm được những lời răn dạy của tiền nhân cho toàn bộ cuộc đời từ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tiếp theo là mẫu người của xã hội công nghiệp, chỉ trang bị khối kiến thức để thành thợ, thành những chuyên gia rất sâu về một lĩnh vực nào đó mà xã hội cần. Từ những năm 1980 cho đến nay mẫu người được đào tạo phải là mẫu người của xã hội tri thức, người lao động sáng tạo. Việt Nam đang hội nhập vào cộng đồng thế giới với nền kinh tế tri thức nên sứ mệnh cao cả của đội ngũ trí thức đại học có trách nhiệm đào tạo ra những con người của xã hội tri thức: con người lao động sáng tạo. Đó là mẫu người lao động biết khám phá tương lai đầy biến động, biết lựa chọn cho mình những phương án giải quyết các vấn đề phức tạp và biến động đó một cách hiệu quả.

Từ mục tiêu đào tạo ra những mẫu người đó, đội ngũ trí thức đại học cần xác định và xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp. Trang bị các kiến thức về khoa học phương pháp để người học trở thành người lao động sáng tạo, đặc biệt là các kiến thức khoa học về q trình ra quyết định và tối ưu hóa các vấn đề. Người học có khả năng dự kiến trước các tình huống biến đổi, sẵn sàng thích ứng mọi tình huống. Do đó, phương pháp giáo dục phải đoạn tuyệt với cách thầy đọc trò chép với việc tụng niệm kinh sử mà thay vào đó là phương pháp thầy định hướng, gợi ý, trò khám phá. Hàng năm cần tổ chức tổng kết, báo cáo rút kinh nghiệm và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chiến lược, phương hướng, quan điểm chỉ đạo phát triển GD&ĐT trong thời gian tiếp theo.

Nhiệm vụ chủ yếu của đội ngũ trí thức ở các trường đại học là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý, thực chất là hiện thực hóa các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trong thực tiễn. Thông qua hoạt động giảng dạy, đội ngũ trí thức góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thực hiện mục đích giáo dục hiện nay trước tiên hướng đến việc "học để làm người", sau đó đào tạo ra những con người tự do, trang bị cho con người không phải chủ yếu là kiến thức mà quan trọng là trang bị cho họ phương pháp để họ tự tìm kiếm chân lý, tự biết và dám tự mình chiếm lĩnh kiến thức, sống, làm việc theo chân lý đó. Những con người như vậy là những con người tự do, có năng lực tư duy độc lập làm giàu khả năng và ý chí sáng tạo là nền tảng của một xã hội bền vững, hịa bình, tiến bộ, phát triển và hiện đại.

Giáo dục làm sao để người học có nghị lực, xây dựng lý tưởng, hồi bão, ước mơ cho bản thân, có bản lĩnh, tự tin vào sức mạnh tiềm tàng bên trong của chính mình, thường xun xem lại mình và góp ý đối với mọi người xung quanh với tinh thần xây dựng; có khả năng vượt khó, quyết tâm hồn thành công việc; biết chấp nhận và rút ra kinh nghiệm từ những thất bại để từng bước mạnh lên; tăng cường khả năng tập luyện để nâng cao sức khỏe, ý chí phịng bệnh tật, tai nạn, tệ nạn...

* Đội ngũ trí thức ở các trường đại học là lực lượng chủ yếu phê bình, phản biện, tổng kết, dự báo nhằm hoàn thiện và phát triển triết lý giáo dục Việt Nam

Đội ngũ trí thức ở các trường đại học là lực lượng có trình độ học vấn cao, thường xuyên tiếp cận với những thành tựu KH&CN hiện đại, tri thức mới, tiến bộ. Bản thân họ ln muốn tìm tịi, khám phá những tri thức mới mẻ, ln nhạy cảm với những vấn đề của xã hội. Họ thường khơng dễ bằng lịng với những gì đang hiện hữu, do đó, họ thường có tinh thần phê bình xã hội để vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

Thực tế lịch sử đã cho thấy những cơng trình, tác phẩm về xã hội nói chung, giáo dục nói riêng có giá trị trường tồn theo thời gian khơng phải chỉ vì nó phản ánh chân thực hiện thực xã hội, giáo dục mà quan trọng hơn là nó thực hiện phê bình xã hội hướng đến những giá trị nhân bản, giá trị dân chủ, cơng bằng, bình đẳng, khát vọng tự do trong mọi hoạt động sáng tạo của con người.

Ngày nay, đội ngũ trí thức ở các trường đại học cùng với các bộ phận trí thức khác khơng chỉ dừng lại ở phê bình những vấn đề giáo dục mà còn thực hiện tư vấn, phản biện, giám định những chính sách, chương trình, dự án, đề án, chiến lược phát triển giáo dục, Luật Giáo dục… Họ cung cấp kinh nghiệm, các nguồn thông

tin tư liệu cùng các ý kiến đánh giá, kiến nghị trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch, đề án phát triển giáo dục. Hoạt động giám định, giám sát, kiểm nghiệm của đội ngũ trí thức ở các trường đại học là hoạt động theo dõi quá trình thực hiện đề án, chương trình phát triển giáo dục, xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, chất lượng của đề án.

Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức ở các trường đại học còn thực hiện phản biện, thẩm định những những kết quả nghiên cứu, hoạt động sáng tạo của đồng nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo hiệu quả. Hàng năm, đội ngũ này đều có q trình tổng kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại, tiên tiến. Họ khơng dừng lại ở những gì đã đạt được, mà ln vận động, phát triển cùng sự vận động, phát triển của xã hội. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, họ ln tìm tịi, sáng tạo, phát hiện những cái mới, dự báo tương lai, đề xuất những mục tiêu, nội dung, phương pháp, mơ hình giáo dục mới, tiến bộ, phát triển đáp ứng xu hướng phát triển của thời đại. Tất cả những hoạt động của họ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước cũng như đối với sự nghiệp GD&ĐT của đất nước.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Giáo dục luôn là một đề tài mà nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Thực tế đã chứng minh, bất cứ quốc gia nào dù giàu có về tài nguyên thiên nhiên hay được sự trợ giúp của những nhân tố nào thì con người vẫn đóng vai trị quan trọng, tiên quyết đối với sự phát triển bền vững. Những nước có nền giáo dục tiến bộ, phát triển sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội phát triển và ổn định. Giáo dục ln đóng vai trị tiên quyết đến sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, tất cả các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển trên thế giới bước vào giai đoạn tồn cầu hóa đều nỗ lực tìm kiếm con đường phát triển GD&ĐT để theo kịp với xu thế phát triển chung của thời đại.

Một đường lối giáo dục đúng đắn luôn phải dựa trên một triết lý giáo dục đúng đắn và khoa học. Để có một nền giáo dục tiến bộ và phát triển phụ thuộc vào

nhiều yếu tố nhưng yếu tố cơ bản và mang tính nền tảng, cơ sở, đó là dựa trên một triết lý giáo dục phù hợp. Chưa bao giờ, vấn đề triết lý giáo dục Việt Nam lại được

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)