Triết lý giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 49 - 54)

Tác giả luận án cho rằng, triết lý giáo dục Việt Nam cần được xây dựng dựa

trên một số nội dung cụ thể được chọn lọc trước hết là những giá trị trong lịch sử

dân tộc Việt Nam về giáo dục; trong triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, cùng những cơ sở thực tiễn của Việt Nam và thế giới hiện nay… Dựa

trên những căn cứ đó, xác định "vai trò, mục tiêu, nội dung, phương châm, phương pháp, chủ thể giáo dục, vai trò của Nhà nước đối với hệ thống giáo dục, v.v...," và

những vấn đề cụ thể khác khi triển khai thực hiện cải cách, phát triển giáo dục

Việt Nam...

Trên cơ sở phân tích, kế thừa và tham khảo các quan niệm liên quan đến triết lý giáo dục của các nhà khoa học trên thế giới, Việt Nam, tác giả cho rằng: triết lý giáo

dục Việt Nam là toàn bộ những quan điểm cốt lõi, nguyên tắc cơ bản, phương châm hành động nhằm định hướng, chỉ đạo việc tổ chức và vận hành hệ thống giáo dục Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở kế thừa giáo dục "Dân tộc, Khoa học, Đại chúng" thời kỳ trước đây, bổ sung, vận dụng sáng tạo những nội dung mới, phù hợp với điều kiện mới của

đất nước; cùng với Nghị quyết số 29/NQ-TW là cơ sở, nền tảng để tác giả luận án cho rằng, triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay cần định hướng mục tiêu, nội dung, phương pháp, chủ thể thực hiện quá trình giáo dục… đảm bảo các yếu tố: Dân tộc,

dân chủ, hiện đại, hội nhập.

Dân tộc: Giáo dục Việt Nam phải hình thành và phát triển con người Việt

Nam, nhân cách và năng lực cho con người Việt Nam chứ không phải cho con người ở các quốc gia khác. Do đó, giáo dục trước tiên mang tính dân tộc, thể hiện:

Giáo dục là khoa học về con người, do đó giáo dục tơn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi mối quan hệ giữa người với người, người với tự nhiên. Bởi sự tồn tại và phát triển của con người bị quy định bởi những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà họ sống. Giáo dục Việt Nam phải bảo tồn và phát huy những giá trị, tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, giáo dục dựa trên nhu cầu của đất nước.

Yếu tố dân tộc, tinh thần dân tộc quy định trong mục tiêu, nội dung, chương trình và phương thức giáo dục của quốc gia; đảm bảo tạo ra những con người yêu quê hương, đất nước, có trách nhiệm với Tổ quốc, hiểu được những giá trị truyền thống của lịch sử, văn hóa dân tộc mình.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập vừa tạo ra những cơ hội, nhưng đồng thời cũng khơng ít thách thức trong việc đưa tính dân tộc trong giáo dục phát triển ra thế giới, sao cho giáo dục Việt Nam có thể hịa nhập nhưng khơng hịa tan trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Dân chủ: yêu cầu dân chủ là tất yếu ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Chúng ta

xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Vậy, một nước Việt Nam dân chủ, tất nhiên phải có nền giáo dục dân chủ. Nhưng dân chủ giáo dục trong điều kiện ngày nay, thể hiện:

Dân làm chủ, là chủ thể tham gia vào các hoạt động, quá trình, các quan hệ giáo dục… Dân có quyền tham gia hoạch định chính sách phát triển GD&ĐT; nhân dân tham gia xây dựng chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục…; nhân dân có quyền lựa chọn các hình thức, tổ chức hoạt động liên quan đến

giáo dục; nhân dân có quyền giám sát, kiểm tra, tố cáo những hành vi xâm phạm, tham nhũng, phi nhân văn trong GD&ĐT; nhân dân có quyền quan hệ dân chủ trong mọi hoạt động, giữ gìn cơ sở vật chất, các quan hệ thầy - trị, gia đình - nhà trường - xã hội…

Bảo đảm mọi quyền cơng bằng, bình đẳng trong giáo dục, quyền được học ở mọi cấp độ, mọi nơi, mọi lúc. Tư tưởng cốt lõi của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh là triết lý giáo dục tồn dân, vì dân, tất cả vì con người, cho con người và do con người, "tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" [67, tr. 187]. Do đó, chúng ta phải kiên trì mục tiêu giáo dục mà Bác Hồ và cả dân tộc ta đang phấn đấu: Giáo dục vì dân, cho dân, dân làm chủ, sao cho "ai cũng được học hành", người nghèo hèn cũng như giàu có, người già cũng như trẻ, nơng thơn cũng như thành thị, ai cũng được đến trường… Luật Giáo dục quy định: "Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hồn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập" [91, tr. 12]. Người nghèo, người già, người miền núi, thuộc diện chính sách được hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho người học đến trường.

Nhà nước quản lý giáo dục bằng Hiến pháp, pháp luật, chính sách và trao quyền quyết định, tự chủ cho các cơ sở giáo dục với sự kiểm tra của Nhà nước và nhân dân; có cơ chế, chính sách bảo đảm quyền tự do, bình đẳng, sáng tạo cho cả người dạy, người học và người quản lý giáo dục; tạo môi trường công khai, minh bạch trong các vấn đề như tài chính, cơ sở vật chất,… liên quan đến giáo dục; tạo điều kiện thơng thống cho q trình hội nhập, bảo đảm sự bình đẳng tự do giữa trường công và trường tư, giữa các cơ sở giáo dục khác, các loại hình GD&ĐT khác.

Nhà nước có chính sách xã hội đối với các đối tượng khó khăn, với các đối tượng chính sách, yếm thế… Khơng ngừng phổ cập giáo dục từ giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, tiến đến đại học. Đảm bảo mọi điều kiện, cơ sở vật chất, trường lớp cho toàn dân đến trường, tránh việc thiếu trường, thiếu lớp, con em gia đình khó khăn khơng có điều kiện đến trường.

thông tin đầy đủ, minh bạch về giáo dục.

Tất cả những yếu tố trên thể hiện trong Hiến pháp, Luật Giáo dục, trong nội dung, phương châm, hình thức, phương pháp giáo dục, thiết kế hệ thống giáo dục và tạo nguồn lực cho giáo dục. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, sụ phát triển của KH&CN như hiện nay là điều kiện cần thiết, thuận lợi để thực hiện dân chủ trong giáo dục.

Hiện đại: giáo dục phải tiếp nhận các giá trị văn hóa, những thành tựu khoa

học công nghệ phát triển của thế giới. Đặc biệt, trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, việc tiếp cận, cập nhật những thành tựu khoa học mới nhất của các quốc gia trên thế giới là một nhu cầu tất yếu để phát triển theo kịp với nền văn minh nhân loại. Giáo dục phải dự báo, đón đầu, đi trước, các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Do đó, hiện đại trong giáo dục thể hiện ở chỗ:

Giáo dục phải trang bị tri thức khoa học cho con người; nhưng mỗi giai đoạn, các tri thức khoa học ngày càng tăng, càng đa dạng, càng mới hơn, càng "hiện đại" hơn.

Xã hội hiện đại địi hỏi con người hiện đại có những quan niệm sống hiện đại, có kỹ năng, năng lực hiện đại, mới đáp ứng công việc trong xã hội ngày nay.

Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đang đặt ra yêu cầu phải hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam, tạo ra nguồn nhân lực hiện đại, đáp ứng sự phát triển xã hội

Nền giáo dục hiện đại phải thể hiện rõ trong mục đích, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục…

Tuy nhiên, hiện đại có quan hệ với dân tộc trong giáo dục ở chỗ: hiện đại

hóa giáo dục phải đi liền với giữ gìn, bảo tồn truyền thống giáo dục của dân tộc.

Hiện đại có quan hệ với hội nhập trong giáo dục trên thế giới, nhưng không phải bắt

chước, rập khn hoặc mơ phỏng mơ hình giáo dục của Mỹ, của Châu Âu, hoặc của các nước phát triển trên thế giới. Phát huy truyền thống giáo dục Việt Nam với sự sáng tạo mới là tiếp nhận được tư tưởng, nội dung, hình thức giáo dục đa dạng, phong phú, tiên tiến, hiện đại của nhân loại; nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống của dân tộc.

Việc thực hiện hiện đại hóa giáo dục hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi như: tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác các nước trên thế giới về GD&ĐT, KH&CN. Bên

cạnh đó, chủ thể giáo dục và khách thể được giáo dục không ngừng nâng cao trình độ KH&CN, đặc biệt là năng lực sử dụng và khai thác những mặt tích cực của hệ thống Internet trên toàn cầu. Nhà trường, xã hội tạo điều kiện về cơ sở vật chất thuận lợi nhằm bảo đảm giáo dục phát triển theo hướng hiện đại, tiên tiến.

Hội nhập: hội nhập là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia phát triển trên

thế giới hiện đại, hội nhập trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phịng. Việt Nam tham gia và trở thành thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Do đó, hội nhập về GD&ĐT là một bộ phận quan trọng, gắn với tiến trình hội nhập của đất nước. Các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều xác định sự cần thiết của hội nhập trong GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia. Cụ thể, Đại hội XI của Đảng khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt" [36, tr. 130-131] nhằm "nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" [36, tr. 77]. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011 - 2020 chỉ rõ: "Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa" [16, tr. 8]. Việc hội nhập giáo dục là mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, trên cơ sở đó, phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng. Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013) về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT xác định hội nhập quốc tế là một trong chín giải pháp góp phần giúp nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Cách mạng KH&CN đang phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia. Điều đó, địi hỏi giáo dục phải đổi mới theo

hướng hiện đại, cập nhật nhanh nhất công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Sự xuất hiện những biến đổi khó lường trong đời sống xã hội hiện đại như: các hiện tượng xã hội mới, sự biến đổi của khí hậu, những vấn đề an ninh chính trị… địi hỏi có những con người hiện đại, năng động, linh hoạt, có trình độ, phẩm chất, đủ khả năng thích nghi, ứng phó, hội nhập và phát triển.

Bản chất giáo dục chính là tổng hợp những mối liên hệ bên trong, tất nhiên, tương đối ổn định của giáo dục và quy định sự tồn tại, phát triển của giáo dục. Do đó, bản chất và nội dung giáo dục hiện nay phải đảm bảo được mục tiêu giáo dục, không chỉ phù hợp yêu cầu hồn cảnh của hiện tại mà cịn phải phù hợp hồn cảnh và u cầu của tương lai. Vì vậy, giáo dục phải có tính hiện đại, khoa

học phù hợp với sự phát triển của thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu

rộng hiện nay, nhưng cũng phải giữ được bản sắc dân tộc, mục đích là phục vụ

nhân dân, vì nhân dân và bảo đảm dân chủ tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người

học tập suốt đời.

Dân tộc, dân chủ, hiện đại, hội nhập là các yếu tố ln có mối quan hệ biện

chứng, quy định, tác động, chuyển hóa, ảnh hưởng lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Do đó, xây dựng triết lý giáo dục phải đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt sao cho các yếu tố trên đều được bảo đảm. Nếu làm được như vậy, tất yếu sẽ có con người phát triển tồn diện, có tri thức, có năng lực thực hành, có kỹ năng, tự do sáng tạo, có khả năng phát triển và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)