Những thành tựu và hạn chế về vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 84 - 105)

Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp

3.1.1. Những thành tựu và hạn chế về vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

ĐẠI HỌC TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

Phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của nhà nước và toàn dân. Mọi tổ chức, cơng dân đều phải có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, Mọi tổ chức, công dân đều phải có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, vai trò của từng chủ thể tham gia xây dựng giáo dục từ Đảng, Nhà nước, Nhà giáo dục, người được giáo dục, gia đình- nhà trường- xã hội… là khác nhau nhưng trong phạm vi của luận án, tác giả chỉ có thể xem xét vai trị của đội ngũ trí thức đại học vì đây là lực lượng đặc biệt, vừa đóng góp về lý luận và thực tiễn, vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học, vừa là người xây dựng và đồng thời trực tiếp thực hiện triết lý giáo dục Việt Nam. Cịn đội ngũ trí thức ở các Viện nghiên cứu cũng có vai trị rất quan trọng về mặt lý luận, vì họ là những chuyên ngia, nhà khoa học chuyên nghiên cứu. Còn vai trò của đội ngũ trí thức ở các cấp học khác là cung cấp những tài liệu, cơ sở để phục vụ cho đội ngũ trí thức đại học và các Viện nghiên cứu có trình độ và khả năng tổng kết và khái qt cao hơn.

Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp thấp hơn. Việc xây dựng triết lý giáo dục là sự thống nhất của các chủ thể tham gia, chứ không phải chỉ riêng đội ngũ trí thức đại học, nhưng đội ngũ này vẫn là lực lượng nòng cốt trong xây dựng và thực hiện triết lý giáo dục Việt Nam.

3.1.1. Những thành tựu và hạn chế về vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam trƣờng đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo, định hướng của Đảng, trong những năm đổi mới vừa qua, đội ngũ trí thức ở các trường đại học bằng sự sáng tạo, tâm huyết của mình đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch

định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ triết lý giáo dục thời kỳ hội nhập; trực tiếp thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; sáng tạo những cơng trình có giá trị khoa học thực sự về giáo dục; từng bước nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của bản thân đáp ứng sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Những thành tựu đó biểu hiện cụ thể ở những điểm sau:

* Đội ngũ trí thức ở các trường đại học cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Thứ nhất, đội ngũ trí thức ở các trường đại học phối hợp với các Học viện,

Viện nghiên cứu thông qua các hội thảo khoa học, với tư cách là chủ thể có trình độ cao tham gia đóng góp những ý kiến, bài viết, tư vấn, phản biện góp phần làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.

Đội ngũ trí thức ở các trường đại học cung cấp cơ sở cho đổi mới tư duy giáo dục của Đảng ta. Bước khởi đầu và cũng là bước có ý nghĩa quyết định cho

những thắng lợi tiếp theo trong sự nghiệp đổi mới đất nước đó là đổi mới tư duy lý luận, trong đó có đổi mới tư duy GD&ĐT. Xã hội mới đòi hỏi con người mới, con người mới là sản phẩm của giáo dục, do đó địi hỏi giáo dục phải đổi mới. Để đổi mới giáo dục thì trước tiên phải đổi mới tư duy về giáo dục và triết lý giáo dục như là sản phẩm của tư duy đó.

Với tư cách là chủ thể có trình độ trí tuệ cao, đội ngũ trí thức ở các trường đại học ln tích cực tham gia nghiên cứu, tư vấn, phản biện và góp phần vào quá trình đổi mới tư duy của Đảng trên mọi lĩnh vực, trong đó có đổi mới giáo dục. Điều đó được đánh dấu từ Đại hội lần thứ VI và hoàn thiện dần cho đến nay. Kết quả nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm của đội ngũ trí thức ở các trường đại học những năm trước đây và trong tiến trình đổi mới là cơ sở, cơng cụ dẫn đến đổi mới tư duy về GD&ĐT, thể hiện rõ nhất trong các hội thảo về GD&ĐT. Thông qua các hội thảo khoa học, nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi, phản biện làm sáng tỏ nhiều những vấn đề mới của GD&ĐT, cung cấp những cơ sở lý luận quan trọng để Đảng, Nhà nước hoạch định các chiến lược phát triển, cụ thể trong việc xây dựng quan

điểm phát triển giáo dục, Luật giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục…

Gần đây, các hội thảo được tổ chức và tranh luận nhiều với sự tham gia của các chuyên gia giáo dục, những người tâm huyết với ngành, đặc biệt có nhiều trí thức ở các trường đại học, các Viện Nghiên cứu, Học viện… Đó là hội thảo về triết lý giáo dục do Học viện Quản lý giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 21/9/2007; Hội thảo về triết lý giáo dục do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/8/2011, Hội thảo về triết lý giáo dục do khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 02/12/2011… Hội thảo là sự hội tụ của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, những trí thức ở các trường đại học trên cả nước (như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Hà Nội…) quan tâm, nghiên cứu về triết lý giáo dục. Trong hội thảo đầu tiên do Học viện Quản lý Giáo dục, Bộ GD&ĐT tổ chức về triết lý giáo dục (9/2007) đã tổng hợp được gần 30 bản báo cáo của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà giáo nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết đề cập đến triết lý giáo dục, nội hàm của triết lý giáo dục,...

Một là, bàn về triết lý giáo dục đã có chưa? Triết lý giáo dục là gì? Hội thảo

khẳng định rằng: từ trong truyền thống đến hiện đại của Việt Nam đã tồn tại triết lý giáo dục. Triết lý đó được diễn giải một cách tự nhiên, giản dị mà ai cũng biết, cũng nhớ như: "Không thầy đố mày làm nên"; "Học thầy không tày học bạn"; "Tiên học lễ, hậu học văn"… Tuy nhiên, hội thảo kết thúc, một định nghĩa về triết lý giáo dục của Việt Nam cũng chưa thống nhất, tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: "có thể nhận diện được triết lý giáo dục nhưng chưa thể định nghĩa được khái niệm này". Tất cả những diễn giải đó đều đúng, các ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học dù chưa có một quan niệm thống nhất, định nghĩa được triết lý giáo dục là gì, song cũng đã khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết phải xây dựng, phát triển triết lý giáo dục một cách hệ thống. Các ý kiến của hội thảo đã gợi mở, là cơ sở để vấn đề được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và đặt cho chúng tơi nhiệm vụ tìm hiểu làm rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm.

Hai là, bàn về nội hàm của triết lý giáo dục, mỗi học giả nghiên cứu, nhìn

này được tác giả Vũ Cao Đàm tổng kết trên các nguồn thông tin qua các hội thảo, bài báo, tạp chí điện tử… [25, tr. 32-81]. Và về cơ bản các học giả đều cho rằng giáo dục phải thiết thực, đáp ứng nhu cầu xã hội. Một số tác giả Trần Xuân Nhĩ, Trần Hồng Phong, Nguyễn Ngọc Lanh cho rằng, triết lý giáo dục Việt Nam phải dựa trên những tư tưởng chủ đạo về giáo dục của UNESCO, từ đó Nguyễn Ngọc Lanh đề xuất triết lý: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tồn tại,

học để thoát nghèo hèn", ông tập trung vào chất lượng đào tạo "học thật để có

nghề thật", chống chủ nghĩa thành tích. Tác giả Nguyễn Tiến Dũng đưa ra mẫu người tư cách "minh đức - tân dân - chí thiện"; Phạm Minh Hạc cho rằng, mẫu người "giữ gìn độc lập, tồn vẹn lãnh thổ…". Có thể nói những ý kiến của các tác giả đều cho thấy triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay hướng đến những yếu tố: dân

tộc, dân chủ, hiện đại và hội nhập. Từ những yếu tố này sẽ quy định mục tiêu giáo dục (con người học để làm gì?), nội dung giáo dục (học cái gì), phương pháp giáo dục (học như thế nào)…

Xung quanh quan niệm về nội dung giáo dục, tác giả Văn Như Cương đề nghị rút ngắn nội dung học kiến thức lý thuyết mà thay vào đó là trang bị cho người

học kỹ năng sống thông qua các buổi dã ngoại, đi thực tế cuộc sống, tiếp xúc với

thiên nhiên cộng đồng. Điều này trước kia đã làm nhưng chưa được duy trì. Tác giả Nguyễn Khánh Trung cũng đồng ý với quan điểm này, ông coi trọng việc đào tạo kỹ năng sống, chống lại nội dung giáo dục với những tri thức "thiên kinh vạn quyển" như trước đây. Tác giả luận án cũng đồng ý với quan điểm này, những điều nói trên rất cần thiết cho người học hiện nay, chúng ta đào tạo ra những con người khơng chỉ có kiến thức chun sâu mà quan trọng là phải có nhân cách hài hịa, có những quan hệ xã hội cần thiết, kỹ năng xử lý vấn đề nhanh, tồn diện.

Bên cạnh đó, tác giả Vũ Minh Giang nghiên cứu về triết lý giáo dục ở nhiều góc độ nhưng tập trung ở nội dung giáo dục thể hiện trong 5 chữ: Ái, Tôn, Vị, Trọng, Khai. Tuy nhiên, năm từ này có thể được hiểu ở nhiều phương diện khác nhau, diễn giải khá rộng nhưng ơng giải thích triết lý giáo dục cần quán triệt Ái (ái quốc) tức là chủ nghĩa yêu nước, do đó phải có nội dung này trong chương trình giáo dục; Tôn (tinh thần thượng tôn dân tộc), Vị (vị nhân sinh) tức là tôn trọng thực

tại khách quan, đào tạo phải đáp ứng nhu cầu của xã hội, Trọng (trong người tài trong xã hội), Khai (khai phóng dân tộc, mở ra thế giới).

Về phương pháp giáo dục: Theo tác giả Tống Văn Công cho rằng, "học thầy", "học bạn", học đi đôi với hành, học từ cuộc sống… phương pháp học phải hiện đại, gợi mở và nêu vấn đề, phát huy trí lực của học sinh. Tác giả Văn Như Cương cho rằng: vị trí, quan niệm của người thầy không nên thay đổi, phải đóng vai trị chủ đạo, phải là người thiết kế chương trình và đạo diễn bài giảng, dù mỗi người có một cách dạy, đưa kênh thơng tin đến với học sinh bằng cách khác nhau. Với sự phát triển và những thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trên thế giới hiện nay thì việc ứng dụng vào giảng dạy và nghiên cứu là điều cần thiết, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố, đặc biệt là vai trò, kỹ năng xử lý, vận dụng của người thầy vào quá trình truyền thụ... Tác giả Văn Như Cương cho rằng, muốn thay đổi toàn diện hệ thống giáo dục, phải mạnh dạn nhưng cần thận trọng, việc đổi mới giáo dục cần cả hệ thống chính trị phải vào cuộc vì giáo dục khơng phải việc của riêng ai… làm việc gì, từ nhỏ đến lớn cũng cần thực hiện một cách đồng bộ.

Có thể nói, các vấn đề đưa ra thảo luận, phân tích, tranh luận trong các hội thảo khoa học là những vấn đề rất cần thiết trong nội dung của triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay. Những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia, trí thức ở các trường đại học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, những ý kiến đóng góp đó mới là những gợi mở, những vấn đề phức tạp trong giai đoạn thế giới có nhiều biến động như ngày nay. Do đó, cần có sự nghiên cứu, bàn luận, phân tích thống nhất, nhất qn của tồn xã hội. Điều đó, cũng là quy luật tất yếu của q trình nhận thức, nhận thức là một quá trình phát triển lâu dài.

Thứ hai, bản thân trí thức ở các trường đại học với nhiều năm kinh nghiệm,

gắn bó tâm huyết với nghề gửi những bản kiến nghị, đề xuất, phân tích… đến cơ quan quản lý, lãnh đạo các cấp về những phương hướng, chiến lược cũng như xây dựng các mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương châm giáo dục.

Cùng với việc góp phần đổi mới tư duy về giáo dục, xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển giáo

dục của Đảng thì đội ngũ trí thức ở các trường đại học cịn góp phần cung cấp luận cứ khoa học và trực tiếp thực hiện việc đổi mới hệ thống giáo dục từ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến cấu trúc, cơ chế, nguyên tắc, các cơ sở trường lớp, phân luồng đại học, thể chế, văn bản, quy định hoạt động của nhà trường... Kiến nghị dựa trên những kinh nghiệm, tâm huyết của nhiều trí thức ở các trường đại học là yếu tố cần thiết, quan trọng trong quá trình xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, kiến nghị của trí thức trong các trường đại học trong nước và cả nước ngồi, góp phần làm rõ quan điểm về giáo dục đề xuất, tư vấn cho Đảng, Nhà nước, như 3 công trình "Kiến nghị của Hội thảo về chấn hưng,

cải cách, hiện đại hóa giáo dục" ngày 05/07/2004 của 24 nhà khoa học, nhà văn

hóa, nhà văn, họ là những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục Việt Nam và gửi những đề xuất đến Trung ương Đảng và Chính phủ, cụ thể như GS. Lê Văn Cường (Đại học Paris 1, Pháp), GS. Phan Đình Diệu (Đại học Quốc gia Hà Nội), GS. Nguyễn Văn Đạo (Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội), GS. Nguyễn Xuân Hãn, Hoàng Ngọc Hiến (Đại học Quốc gia Hà Nội), GS. Nguyễn Đăng Hưng (Đại học Leige, Bỉ), GS. Bùi Ngọc Liễu (Đại học Paris 5, Pháp), GS. Lê Ngọc Trà (Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh), GS. Trương Nguyên Trân (Đại học Bách Khoa, Paris, Pháp), ngồi ra cịn một số giáo sư ở các Viện nghiên cứu…; những kiến nghị của Đại tướng Võ Ngun Giáp trong "Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và

đào tạo của nước nhà" (2006); của Hoàng Tụy trong "Thực hiện một cuộc cải cách giáo dục tồn diện, triệt để" tháng 6/2008 góp phần vào Dự thảo Đề án "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo" khẳng định: muốn đổi mới giáo dục thì

GD&ĐT thực sự được coi là quốc sách hàng đầu, thể hiện ưu tiên đầu tư cho giáo dục về ngân sách, trước tiên là đổi mới hệ thống giáo trình và chính sách đối với nhà giáo… Tồn Đảng, tồn xã hội phải nhận thức vai trò của đội ngũ nhà giáo là lực lượng trực tiếp, quyết định việc đào tạo con người tồn diện, giáo trình và sách giáo khoa, phương tiện, công cụ giúp giáo viên triển khai và sử dụng có hiệu quả chất lượng GD&ĐT. Dù KH&CN phát triển đến đâu, công nghệ thơng tin dù có

hồn hảo đến đâu cũng khơng thể thay thế được vai trị của chủ thể trong q trình giáo dục, bởi cơng cụ nhận thức khơng thể thay thế cho chính q trình nhận thức.

Năm 2009, với bản Kiến nghị chính thức về cải cách, hiện đại hóa giáo dục,

Hồng Tụy tiếp tục kiến nghị Trung ương một lần nữa xem xét nghiêm túc các vấn đề liên quan đến giáo dục để kịp thời lựa chọn những quyết sách chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Mục đích giúp thêm Trung ương có cơ sở lựa chọn quyết sách, Hoàng Tụy cùng với các cộng sự của ông là những chuyên gia, nhà khoa học trí thức ở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 84 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)