Một số cơng trình nghiên cứu về trí thức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 25 - 30)

Đội ngũ trí thức ở các trường đại học là một bộ phận của đội ngũ trí thức. Do đó, nghiên cứu đội ngũ trí thức ở các trường đại học cần phải kể đến các cơng trình nghiên cứu về trí thức nói chung. Có thể nói, các cơng trình nghiên cứu về trí thức rất phong phú, đa dạng với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bao gồm cả các cơng trình trong nước và quốc tế.

Một số cơng trình ở nước ngồi nghiên cứu về trí thức

"Tập tiểu luận về trí thức Nga", Nxb Trí thức, tháng 4/2009 do La Thành và Phạm Nguyên Trung dịch [80]. Đây là cơng trình tập hợp các bài viết của trí thức, nhà khoa học Nga trước Cách mạng tháng Mười. Quan điểm của họ rất đa dạng, đôi khi đối lập nhau nhưng đều trên một tinh thần học thuật độc lập nghiêm túc và với ý thức trách nhiệm xã hội rất đáng trân trọng. Họ viết về chính họ trong khung cảnh lịch sử và hoàn cảnh xã hội nước Nga cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Những

trăn trở, dồn nén và phản ứng của họ trước thời cuộc lịch sử nước Nga, điều đó cho ta có cái nhìn tồn cảnh để so sánh với thực trạng trí thức nước ta hiện nay.

"Tơn trọng trí thức, tơn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất

nước", (2008) [49] của Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (chủ biên) đã làm rõ tư

tưởng của Đặng Tiểu Bình về những vấn đề liên quan đến trí thức: nhân tài là then chốt của phát triển, việc tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến lược bồi dưỡng phát triển và giáo dục, tuyển chọn, sử dụng, bố trí nhân tài, tạo mơi trường cho nhân tài phát triển, cải cách chế độ nhân sự… Cơng trình này có giá trị to lớn trong việc xây dựng nhân tài ở Trung Quốc, có ý nghĩa quan trọng đối với việc vận dụng thực hiện chính sách cho cán bộ nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng ở Việt Nam.

Một số cơng trình trong nước nghiên cứu về trí thức, về đội ngũ trí thức ở các trường đại học

"Một số vấn đề về trí thức Việt Nam", (1998) [111] của Nguyễn Thanh Tuấn đã nêu lên vị trí, vai trị, thực trạng của đội ngũ trí thức, những thành tựu mà đội ngũ trí thức đã đạt được sau mười năm đổi mới đất nước và những hạn chế của đội ngũ này, từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp cơ bản để khắc phục và tiếp tục phát huy.

"Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa", (2001) [22] của Phạm Tất Dong đề cập toàn diện và sâu sắc hơn về tình hình

của đội ngũ trí thức, khẳng định những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Trước những yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đặc biệt những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, tác giả đã đưa ra những định hướng, giải pháp để đội ngũ trí thức tiếp tục phát huy năng lực của mình thực hiện đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

"Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển của đất nước", (2005) [52] của Nguyễn Đắc Hưng, nghiên cứu, phân tích rõ thực trạng của đội ngũ trí thức hiện nay về chất lượng, số lượng, cơ cấu, sự phân bố đội ngũ trí thức ở các vùng miền, độ tuổi, giới tính… cụ thể hóa bằng một số các bảng biểu, số liệu để từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích trong thực tế. Tác giả cho rằng, cốt lõi của việc phát triển đội ngũ trí thức là phát triển giáo dục, phát triển tồn diện con người. Mục đích của giáo dục là tạo ra giá trị của con người, mà trong đó, giáo dục nhân cách phải được coi trọng,

đó là nhiệm vụ trọng tâm số một xuyên suốt cả quá trình giáo dục và rèn luyện con người trong suốt cả cuộc đời theo những chuẩn mực và định hướng giá trị xã hội. Đó là một trong những tư tưởng hết sức quý giá cần phải tiếp thu và vận dụng trong việc giáo dục nhân cách cho sinh viên, những trí thức tương lai của đất nước.

Ngồi ra, cịn có cơng trình "Kinh nghiệm của một số nước về phát triển

giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức",

(2010) [119] của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã xuất bản. Cơng trình này nghiên cứu chính sách phát triển GD&ĐT, KH&CN của các quốc gia phát triển chỉ ra được những bài học kinh nghiệm để Việt Nam có thể tham khảo nhằm xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh. Cơng trình cũng đã trình bày một cách khái quát những điểm mạnh, điểm yếu của trí thức Việt Nam và những thành công, hạn chế của Việt Nam trong phát triển GD&ĐT, KH&CN. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước phát triển, các nhà khoa học đã phân tích một số giải pháp quan trọng nhằm phát triển các lĩnh vực đó gắn với xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam.

Ngồi các cơng trình được xuất bản bằng sách, có các đề tài cấp Nhà nước bàn về vấn đề này một cách hệ thống và công phu như:

"Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tầng lớp trí thức. Những định hướng

chính sách", (1999) [21], đề tài của Phạm Tất Dong (chủ nhiệm đề tài Khoa học xã

hội, mã số 03-09). Đề tài đã làm rõ những vấn đề đặt ra của đội ngũ trí thức Việt Nam; vị trí, vai trị của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; thực trạng đội ngũ trí thức và chính sách của Đảng đối với đội ngũ trí thức. Trên cơ sở đó, có chính sách chiến lược phát triển đối với đội ngũ trí thức Việt Nam để họ xứng đáng với vai trò là lực lượng trụ cột, bộ phận tinh túy nhất của xã hội.

"Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020", Đề tài cấp

Nhà nước KX04.16/06-10 [122], của Đàm Đức Vượng (chủ biên). Đây là đề tài nghiên cứu tổng thể về trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề chung về trí thức, thực trạng của trí thức bằng các số liệu điều tra khách quan, từ đó đưa ra các phương hướng, giải pháp cụ thể ở các lĩnh vực hoạt động. Đó là cơ sở cung cấp những luận cứ góp phần với Đảng và Nhà nước trong việc đưa ra những những chính sách nhằm phát huy vai trị của trí thức Việt Nam

giai đoạn mới nói chung, chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể trí thức trong các trường đại học nói riêng.

Ngồi ra, cịn có rất nhiều luận án liên quan đến đội ngũ trí thức như: "Vị trí,

vai trị của tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam",

Phan Việt Dũng (1988) [24], Luâ ̣n án phó tiến sĩ triết ho ̣c; "Động lực của trí thức trong

lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay", Phan Thanh Khôi (1992) [54], Luận án tiến sĩ

triết học,… Các luận án này đã phân tích khá sâu sắc về khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như những động lực thúc đẩy lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp rất hữu ích nhằm phát huy vai trò của những đội ngũ này.

Bên cạnh đó, có nhiều bài viết rất đa dạng, phong phú trên các tạp chí khoa học như:

Bài viết "Vai trị của trí thức trong quản lý xã hội", (9/2007) [104] của

Phạm Ngọc Thanh đề cập đến những tiếp cận triết học đối với các lĩnh vực quản lý, chính trị, giáo dục. Tác giả đã làm rõ những nội dung cơ bản của các vấn đề này, phân tích rõ mối quan hệ giữa triết học với các lĩnh vực đó, vai trị của triết học trong việc nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực nói trên. Đặc biệt, tác giả chỉ ra vai trị của trí thức trong các hoạt động lý luận và quản lý xã hội.

Bài viết "Mấy vấn đề cần đổi mới tạo động lực và điều kiện để trí thức

nước ta phát huy tài năng, trí tuệ", (1995) [1] và "Suy ngẫm và nhận thức về trí thức",

(2008) [2] của Nguyễn Đức Bách; "Bài học từ quan điểm của Hồ Chí Minh về trí

thức", (2001) [55] của Phan Thanh Khơi… Các tác giả đã làm rõ vai trò quan trọng

của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và chỉ ra vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong việc xây dựng luận cứ khoa học; bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đào tạo nguồn nhân lực; góp phần vào q trình CNH, HĐH nơng nghiệp và nông thôn. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra những bài học trong việc xây dựng đội ngũ trí thức từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát triển trí thức phải ln được đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển đất nước.

Bài viết "Trí thức và trách nhiệm xã hội" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Cộng sản, số 853, (2013), [17]. Bài viết phân tích vai trị của lao động trí óc của trí thức trong lịch sử nhân loại tiến bộ, trách nhiệm của trí thức trong mọi thời

đại, vai trị và trách nhiệm xã hội của trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Tác giả kết luận: "Trí thức chỉ có thể thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình, nếu như họ ý thức rõ được trách nhiệm đó" [17, tr. 23].

Những cơng trình liên quan đến trí thức được bàn đến ở nhiều góc độ khác nhau, cho ta thấy bức tranh tồn diện về trí thức Việt Nam rất đa dạng, phong phú. Trong đó, đội ngũ trí thức ở các trường đại học là bộ phận tiêu biểu của trí thức Việt Nam hiện nay, về đội ngũ này cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu như sau:

"Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa", (2002) [98] của Nguyễn Văn Sơn. Cơng trình đã đi sâu làm rõ những

nét cơ bản về thực trạng cơ cấu và chất lượng đội ngũ trí thức giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng của đội ngũ này. Tác giả cho rằng, đội ngũ trí thức giáo dục đại học có vai trị quyết định chất lượng nguồn lực trình độ cao của đất nước [98, tr. 251].

Gần đây nhất có cơng trình "Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc

xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay", (2013) [42] của Ngô Văn Hà, tiếp

cận tư tưởng Hồ Chí Minh xem xét, phân tích và xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay. Cơng trình phân tích sâu sắc vai trị quan trọng của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả đã trình bày có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy bao gồm: Vai trò, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giáo dục của người thầy giáo; đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên đại học về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, khía cạnh thu nhập và vị thế của thầy trong xã hội; đồng thời phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để quyết định chất lượng giáo dục đại học khơng phải chỉ có đội ngũ giảng viên mà cần phải có đội ngũ quản lý và nghiên cứu khoa học.

Ngồi ra, cịn có một số luận án, bài viết trên tạp chí cũng đề cập đến đội ngũ trí thức ở các trường đại học dưới các góc độ, khía cạnh, lĩnh vực cụ thể như: "Phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong cơng cuộc đổi

dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học ở nước ta hiện nay", của Phạm Văn Thanh (2001) [102], Luận án tiến sĩ triết học; "Phát huy vai trị nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Đình Minh (2002) [74], Luận án tiến sĩ triết học;

"Vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự

nghiệp đổi mới", Ngô Thị Phượng (2005) [88], Luận án tiến sĩ triết học; "Xây dựng đội ngũ trí thức ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay", của

Lê Quang Quý (2005) [94], Luận án tiến sĩ triết học; "Phát huy vai trị trí thức

ngành y tế Việt Nam trong cơng cuộc đổi mới", Nguyễn Thị Hịa Bình (2006), [7],

Luận án tiến sĩ triết học; "Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại

học Việt Nam hiện nay", Trần Thị Lan (2014) [58], Luận án tiến sĩ triết học…

Những cơng trình, bài viết liên quan đến vai trị đội ngũ trí thức, trí thức ở các trường đại học được nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau tùy theo mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, xem xét, làm rõ vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng, vận dụng triết lý giáo dục Việt Nam thì cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, cơ bản dưới góc độ triết học.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)