Bảo đảm điều kiện, môi trƣờng làm việc dân chủ nhằm phát huy tối đa vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong việc xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 137 - 140)

Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp

4.1.3. Bảo đảm điều kiện, môi trƣờng làm việc dân chủ nhằm phát huy tối đa vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong việc xây dựng

tối đa vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Việc xây dựng và vận dụng triết lý giáo dục Việt Nam vào thực tiễn thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như vai trò chủ thể của đội ngũ trí thức ở các trường đại học, vai trị của tồn Đảng, của Nhà nước và tồn dân. Bên cạnh đó, cịn phải kể đến yếu tố tham gia góp phần khơng nhỏ vào việc xây dựng và vận dụng triết lý giáo dục vào thực tiễn, đó là cơ sở vật chất - kỹ thuật đảm bảo môi trường cho lao động của trí thức ở các trường đại học. Bởi, cơ sở vật chất - kỹ thuật như trường lớp, máy móc, trang thiết bị dạy học, phương tiện, hệ thống thông tin, thư viện của nhà trường,... là những cơng cụ cho đội ngũ trí thức ở các trường đại học sử dụng triển khai mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục hiệu quả. Bản thân người học cũng được trang bị những yếu tố để tự học, tự tìm hiểu, khám phá trên cơ sở định hướng của thầy. Mặc dù những năm gần đây các trường đại học cũng chuẩn bị những trang thiết bị, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhưng mới chỉ là bước đầu, vẫn còn lạc hậu, nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của người dạy và người học. Hầu hết các trường đại học ở nước ta đều không đảm bảo không gian cây xanh đủ rộng để đội ngũ trí thức ở các trường đại học vừa học tập, vừa nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí đảm bảo sức khỏe, tăng khả năng sáng tạo; hệ thống thư viện thì nghèo nàn, sắp xếp tài liệu chưa hợp lí, chưa thực sự quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả; hệ thống mạng không đảm bảo ở hầu hết các nhà trường… Tất cả những bất cập đó dẫn đến chất lượng giáo dục không hiệu quả, đặc biệt là không đáp ứng được việc đổi mới phương pháp giáo dục phát huy tối đa năng lực và phẩm chất của người học như hiện nay.

Vì vậy, trong thời gian tới phải xây dựng những cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết phục vụ việc tiến hành theo những quan điểm chỉ đạo về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục hiệu quả, cụ thể:

Xây dựng trường học có không gian cây xanh đủ rộng đảm bảo cho người dạy và người học vừa học, vừa làm, nhưng vừa được nghỉ ngơi để đảm bảo tái sản xuất sức lao động phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình; xây dựng phịng học,

lớp học đầy đủ các trang thiết bị như máy chiếu, micro, quạt, điện, hệ thống mạng kết nối toàn trường đảm bảo sinh viên cập nhật thông tin nhanh nhất, mới nhất; xây dựng hệ thống thư viện với đầy đủ nguồn thơng tin tư liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo, sách trong nước và sách nước ngoài,… được quản lý khoa học, hiệu quả tạo mọi điều kiện thuận lợi, thỏa mãn mọi nhu cầu của đội ngũ thầy giáo và người học nhằm nâng cao trình độ; đảm bảo hệ thống y tế trang bị đầy đủ việc khám, chữa bệnh, cung cấp các loại thuốc miễn phí cho đội ngũ trí thức ở các trường đại học đảm bảo cho họ sức khỏe tốt để lao động và học tập; xây dựng các trung tâm thử nghiệm, các cơ sở dạy nghề và sản xuất thử nghiệm, gắn đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh, mơ hình ứng dụng trong thực tiễn, các trung tâm ngoại ngữ và tin học đảm bảo chất lượng… Ngoài ra, tiến tới xây dựng các trường đại học đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về dụng cụ thực hành, thí nghiệm, sân chơi, bể bơi, khn viên, khu nhà nghỉ ngơi của đội ngũ trí thức…

Để đáp ứng được những yêu cầu hiện đại hóa giáo dục trong các lĩnh vực cụ thể, đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng những chiến lược phát triển kinh tế và quản lý vĩ mơ có hiệu quả, thắt chặt chi tiêu để đầu tư cho giáo dục. Ngoài ra, Nhà nước kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ của tồn xã hội, tồn dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngồi nước đối với sự nghiệp GD&ĐT. Có như vậy, việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT mới thành công.

Cùng với đổi mới cơ chế thu hút nhân tài, đãi ngộ và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho đội ngũ trí thức ở các trường đại học là phải đổi mới cơ chế

thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trí thức vi phạm nghiêm trọng

đạo đức của nhà giáo hoặc khơng đảm bảo năng lực và trình độ chun mơn trong các trường đại học. Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý của xã hội. Người làm nghề dạy học luôn được xã hội tơn vinh và kính trọng. Đội ngũ trí thức ở các trường đại học là một trong những người được xã hội kỳ vọng và là một trong những nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, có những kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp góp phần xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời đội ngũ này là đại diện, tiêu biểu cho trí thức, trình độ trí tuệ, văn hóa cao của đất nước đào tạo ra những nguồn trí

thức làm việc ở mọi lĩnh vực khác của xã hội. Do đó, nếu người trí thức ở các trường đại học khơng đáp ứng được năng lực và trình độ, phẩm chất chính trị và đạo đức xứng đáng với sự kỳ vọng của xã hội, của nhân dân thì cần phải xử lý nghiêm, đó là hình thức răn đe, đồng thời là động lực cho những người trí thức khác phát triển.

Ban hành, đổi mới cơ chế dân chủ, xây dựng môi trường dân chủ, tự do học

thuật cho đội ngũ trí thức ở các trường đại học. Họ cần được trình bày, bảo vệ quan

điểm nghiên cứu khoa học nghiêm túc của mình mà không sợ phân biệt đối xử, khơng bị quy thành những quan điểm chính trị phản động hay chống đối. Đặc biệt là cơng khai hóa tồn bộ q trình, thủ tục, giai đoạn nghiên cứu tránh sự sao chép, đạo văn đang diễn ra ở một bộ phận trí thức ở các trường đại học. Đổi mới cơ chế dân chủ đòi hỏi cần có những quy định cụ thể hơn về dân chủ, trong xác định, tuyển chọn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học; trong đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, quá trình xây dựng triết lý giáo dục… Ngay đối với bản thân đội ngũ trí thức ở các trường đại học cũng cần hình thành thói quen dân chủ trong mọi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có thói quen tranh luận, thảo luận khoa học, có tinh thần dám đấu tranh bảo vệ chân lý cũng như bảo vệ quan điểm của mình trong việc xây dựng triết lý giáo dục hiện nay. Có như vậy thì mọi quy định, quy chế của Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý về dân chủ mới có giá trị trong thực tế.

Ngoài ra, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và tăng cường thực thi quyền bảo hộ, quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm sáng tạo, nhằm bảo đảm các lợi ích của đội ngũ trí thức ở các trường đại học khi tư vấn, phát minh, đề xuất các quan điểm về phát triển giáo dục. Xây dựng cơ chế hoạt động, tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo để khuyến khích, bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm của trí thức ở các trường đại học tham gia phản biện, giám định các chủ trương, chính sách, quan điểm, chiến lược phát triển GD&ĐT. Đồng thời, phê phán và xóa bỏ việc coi nhẹ, thành kiến và sự quy chụp đối với những ý kiến, quan điểm phản biện mang tính xây dựng. Nhà nước tạo điều kiện tăng cường, mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế về GD&ĐT, KH&CN đối với đội ngũ trí thức ở các trường đại học. Vận động, gây ảnh hưởng đến các công ty kỹ thuật cao đa quốc gia để xây

dựng các cơ sở nghiên cứu, đại học nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, để từ đó tạo thêm nhiều cơng việc cần có trình độ cao, tạo thêm sự sáng tạo của các trí thức trẻ trong các trường đại học Việt Nam hiện nay. Hình thành một loại thuế mới đối với các cơng ty khu vực tư nhân, công ty đa quốc gia để chỉ sử dụng nhằm hỗ trợ công tác giáo dục và nghiên cứu giáo dục của chính phủ. Thực sự trọng dụng, tơn vinh những trí thức ở các trường đại học có cống hiến, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào quá trình xây dựng và thực hiện triết lý giáo dục.

Đổi mới những cơ chế nói trên là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các cơ quản lý đội ngũ trí thức ở các trường đại học. Vai trò, tiềm năng của đội ngũ này phát huy được đến mức nào đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT nói chung, xây dựng triết lý giáo dục nói riêng cịn phụ thuộc vào sự nỗ lực, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn bộ các cơ quan quản lý, đồng thời của cả bản thân những người trí thức đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)