Nâng cao nhận thức và chất lƣợng công tác lãnh đạo của Đảng đối với việc phát huy vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 147 - 151)

Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp

4.3.1. Nâng cao nhận thức và chất lƣợng công tác lãnh đạo của Đảng đối với việc phát huy vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong

đối với việc phát huy vai trị của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Như ta đã biết khi bàn đến những vấn đề hiện thực xung quanh giáo dục đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhiều cơng trình nghiên cứu và "giải thích" nhưng vấn đề ở chỗ là phải "cải tạo thế giới", cải tạo hiện thực, tìm ra nghịch lý, mâu thuẫn, từ đó tìm ra lối thốt cho nền giáo dục hiện nay. Mọi người đều nhận thức được rằng giáo dục hiện nay đang là vấn đề không phải của riêng ai mà là vấn đề của toàn xã hội, của cả hệ thống các cấp, các ngành. Do đó, giáo dục cần xác định được định hướng, quan điểm rõ ràng thì mọi chắp vá, cải cách, đổi mới hiện nay mới bảo đảm hiệu quả, khơng đi lệch hướng, như Hồng Tụy nói là "lạc hướng".

Hầu hết các chuyên gia, nhà nghiên cứu đều cho rằng "nguyên nhân đầu tiên sai lầm và bao trùm là ở chính vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của giáo dục: ở triết lý giáo dục" [81, tr. 263]. Do đó, cần nâng cao và thống nhất nhận thức về triết lý giáo dục Việt Nam và vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục đó. Bởi vì, khi con người nhận thức đúng đắn thì hoạt động thực tiễn mới hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhận thức là một quá trình đi từ thấp đến cao, từ hiện tượng đến bản chất, chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ việc phát hiện mâu thuẫn đến giải quyết mâu thuẫn… Cho đến nay, dù rất nhiều hội thảo khoa học, cơng trình nghiên cứu, nhưng triết lý giáo dục Việt Nam chưa có một định nghĩa, cách hiểu thống nhất. Vì vậy, cần phải từng bước xây dựng, hoàn chỉnh, bổ sung và ngày càng hồn thiện nhằm phù hợp với tình hình mới.

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền về vị trí, vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt

Nam hiện nay; xác định cơng tác trí thức nói chung, trí thức ở các trường đại học là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp ủy đảng và chính quyền. Đảng và Nhà nước làm tốt công tác tư tưởng để toàn xã hội hiểu đúng và đề cao vai trị, trách nhiệm của trí thức ở các trường đại học trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT nói chung, xây dựng triết lý giáo dục nói riêng. Bản thân đội ngũ trí thức ở các trường đại học cũng phải nhận thấy trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp GD&ĐT. Do đó, địi hỏi đội ngũ trí thức này thực hiện và phát huy vai trò "chủ thể" của mình trong việc cải tạo hiện thực. Nâng cao nhận thức ấy, chúng ta cần quán triệt những vấn đề:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng như truyền hình, đài báo, tuyên truyền bằng mọi hình thức. Qua các phương tiện thơng tin đó, tun truyền, giáo dục thuyết phục về

triết lý giáo dục Việt Nam và vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tiễn, nhu cầu học tập của một dân tộc vốn giàu truyền thống hiếu học, người người, nhà nhà ai nấy cũng mong muốn con em mình được đến trường.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là những người lãnh đạo, quản lý trực tiếp hoạt động GD&ĐT. Đội ngũ

này cần phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ, triệt để về tầm quan trọng của việc xây dựng và vận dụng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay đáp ứng niềm tin, niềm mong mỏi của mọi người dân khi cho con em đến trường. Từ đó, đội ngũ này có những chủ trương, chính sách, chiến lược một cách đúng đắn, phù hợp và khai thác, phát huy tối đa vai trị, tiềm năng của đội ngũ trí thức trực tiếp thực hiện, vận dụng, thực thi triết lý giáo dục trong thực tiễn, đặc biệt là đội ngũ trí thức ở các trường đại học - chủ thể quyết định việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Những hiện tượng "lãng phí chất xám", "chảy chất xám", "bạc chất xám"… là một trong những nguy cơ dẫn đến sự "tụt hậu", "chệch hướng xã hội chủ nghĩa" ở nước ta hiện nay. Do đó, đội ngũ trí thức ở các trường đại học cũng cần được đào tạo, trang bị nhận thức đầy đủ, căn bản, hệ thống những kiến thức toàn diện trong việc thực thi triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, bản thân đội ngũ trí thức ở các trường đại học cũng cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với đất nước nói chung, với sự nghiệp GD&ĐT nói riêng. Bởi, họ khơng chỉ vận dụng, hiện thực hóa triết lý giáo dục Việt Nam

thông qua việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, mà họ còn là người đào tạo những tài năng sau này tham gia quản lý, lãnh đạo đất nước, đào tạo ra những trí thức phục vụ nhiệm vụ quản lý, giảng dạy ở các cấp học thấp hơn. Như vậy, vai trò của họ đối với toàn bộ hệ thống GD&ĐT là vơ cùng quan trọng, do đó nhận thức của họ sẽ chi phối tồn bộ các thế hệ trí thức trong tương lai. Nhận thức được sự cần thiết của việc xây dựng, vận dụng triết lý giáo dục giúp cho q trình phát huy vai trị, tiềm năng của họ trở nên tự giác, tích cực, chủ động trong việc cải tạo hiện thực giáo dục hiện nay. Chính như vậy, tiềm năng của đội ngũ này mới phát huy đầy đủ năng lực sáng tạo của mình. Trong quá trình xây dựng, vận dụng triết lý giáo dục, họ phải tích cực, chủ động, kiên trì đấu tranh bền bỉ hơn nữa và bảo vệ chân lý. Muốn vậy, họ phải tự mình nâng cao nhận thức với sự quan tâm, trân trọng của xã hội, đặc biệt của Đảng, Nhà nước.

Toàn Đảng, toàn dân, cán bộ quản lý, lãnh đạo, những người trực tiếp làm giáo dục cần có nhận thức khách quan, khoa học về vai trò của triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay, vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong xây dựng và thực thi triết lý giáo dục ấy là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT thành cơng. Bắt đầu đi từ triết lý giáo dục này để đi đến giải quyết mọi vấn đề cụ thể khác trong q trình giáo dục. Trên cơ sở đó, hình thành những quan điểm về mục tiêu, phương hướng, phương châm, luật giáo dục, các chính sách, cơ chế, mơ hình hệ thống giáo dục. Tiếp đến là, cụ thể hóa hơn về các loại chương trình, sách giáo khoa, giáo trình; các hình thức, phương pháp; thi cử, bằng cấp; cơ sở vật chất - kỹ thuật; đào tạo, sử dụng đội ngũ giáo viên và lực lượng lao động đã được đào tạo v.v... cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay. Khi đó, vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học được phát huy tối đa lao động sáng tạo của mình và được xã hội trân trọng, tôn vinh. Nâng cao và thống nhất nhận thức về triết lý giáo dục Việt Nam và vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học đối với việc xây dựng và hiện thực hóa triết lý giáo dục ấy là

giải pháp có ý nghĩa tiên quyết để hàng loạt các giải pháp khác tiếp tục triển khai và thực hiện thành công.

Nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Dân chủ và cơng bằng là tính ưu việt của chế độ XHCN, điều đó phải được thể hiện trước hết ở hai lĩnh vực giáo dục và y tế, đó là hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong bồi dưỡng và phục vụ vì con người.

Trong thời kỳ đất nước ta cịn nhiều khó khăn, gian khổ, năm 1945 có đến 95% dân số mù chữ. Mặc dù trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, nhưng triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn xác định "Một dân tộc dốt là một dân tộc

yếu" đã được triển khai biến thành các hành động cụ thể như các sắc lệnh chống nạn

thất học, sắc lệnh học chữ quốc ngữ bắt buộc, nhưng không mất tiền, sắc lệnh thành lập Nhà bình dân học vụ… và kết quả là 3 năm sau có hơn 1/3 dân số thốt mù chữ (8 triệu người). Giáo dục có tính định hướng XHCN khác với giáo dục ở các nước tư bản chủ nghĩa ở chỗ đảm bảo "ai cũng được học hành" từ người già đến trẻ em, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tầng lớp trong xã hội…

Nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã bỏ học phí ở cấp phổ thơng, có nước bỏ học phí ở cấp đại học. Ngay cả Mỹ cũng nhận thấy vai trò quan trọng của giáo dục và kết luận "con đường để Mỹ giữ được và cải thiện thế cạnh tranh với các nước khác khơng phải đâu khác mà chính là giáo dục" [4, tr. 13]. Cuba là một đất nước cịn nhiều khó khăn nhưng vẫn miễn phí giáo dục và y tế. Cũng theo định hướng cơ bản của triết lý giáo dục, chúng ta khơng nên phát triển tư nhân hóa các loại hình trường cơng, phát triển dịch vụ thương mại hóa giáo dục coi giáo dục là một hàng hóa, mà ở đó các tổ chức kinh doanh thu lợi nhuận dưới hình thức "xã hội hóa giáo dục", điều đó khơng phù hợp với chủ trương xây dựng một nền giáo dục vì con người.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, một số gia đình, con em khơng có tiền khơng thể đi học, ngay cả giáo dục mầm non, tiểu học… từ các đô thị cho đến vùng đồng bằng, vấn đề bảo đảm các cơ sở giáo dục và các phương tiện giáo dục hiện đại cịn nhiều bất cập. Nội dung giáo dục có những chỗ khơng thiết thực, vẫn cịn chạy theo thành tích, bằng cấp, điểm số, chưa hướng tới yếu tố dân tộc, giáo dục truyền

thống lịch sử hào hùng của đất nước, chưa chú ý đến các kỹ năng mềm đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người nhằm mục tiêu phát triển xã hội bền vững.

Do đó, chúng ta cần tuyên truyền - giáo dục rộng rãi toàn xã hội về sự cần thiết của triết lý giáo dục Việt Nam và vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục. Trước yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế về GD&ĐT, chúng ta cần áp dụng một cách sáng tạo những tiêu chuẩn, tiêu chí,

chương trình, mơ hình giáo dục của quốc tế về giáo dục vào Việt Nam. Chẳng hạn, có thể thỏa thuận theo những chuẩn mực chung khơng q 60, 70%, cịn lại có thể điều chỉnh vận dụng sáng tạo cho phù hợp, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cao của nước ta đáp ứng được thị trường quốc tế. Cần công khai phổ biến trên các phương tiện thơng tin đại chúng để người học có phương án chuẩn bị trước khi lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực và điều kiện của mình.

Cơng tác tun truyền - giáo dục rộng rãi tồn xã hội về triết lý giáo dục Việt Nam và vai trị của đội ngũ trí thức ở các trường đại học đối với việc xây dựng triết lý giáo dục cần được tiến hành bằng nhiều hình thức, phổ biến trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình phát triển giáo dục, văn hóa. Ngồi ra, việc tun truyền bằng các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp cao nhất cho đến các cơ quan quản lý giáo dục, các trường học thực hiện nghiêm túc, đúng với nội dung của triết lý giáo dục Việt Nam. Những người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền các cấp có trách nhiệm định kỳ, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, đối thoại với đội ngũ trí thức ở các trường đại học về việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 147 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)