Đổi mới cơ chế, chính sách về thu hút nhân tài, tuyển dụng, luân chuyển và đãi ngộ đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học, tạo điều kiện thuận lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 133 - 137)

Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp

4.1.2. Đổi mới cơ chế, chính sách về thu hút nhân tài, tuyển dụng, luân chuyển và đãi ngộ đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học, tạo điều kiện thuận lợ

chuyển và đãi ngộ đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học, tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát huy tối đa vai trò của họ trong việc vận dụng, thực hiện triết lý giáo dục Việt Nam

Lao động hao phí của đội ngũ trí thức ở các trường đại học khơng chỉ được tính đến sức lực cơ bắp mà cịn quan trọng hơn là tính đến yếu tố trí tuệ, tình cảm là chủ đạo. Bởi hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tổ chức, quản lý giáo dục ở bậc đại học là lao động phức tạp và ẩn chứa cả những căng thẳng đặc thù do thường

xun phải suy tư, trăn trở, tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo phát hiện cái mới, thậm chí cịn phải nhận hi sinh lớn lao hơn. Do đó, lao động của họ địi hỏi rất nhiều chi phí năng lượng thần kinh trung ương để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và kết tinh chất xám cao. Đó là những cơng trình, những sáng kiến, những phát minh và cả nhân cách của người học, trình độ, năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc xây dựng triết lý giáo dục là một cơng việc khó địi hỏi phải nghiên cứu, tìm tịi nhiều, sáng tạo, tiếp cận, chọn lọc, bổ sung kỹ, nhưng quan trọng hơn là việc thực thi triết lý đó trong cuộc sống thơng qua việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, từ đó tổng kết, bổ sung, hồn thiện và phát triển cho phù hợp với thực tiễn. Do đó, lao động của đội ngũ này cần phải có một cơ chế, chính sách để thu hút nhân tài, tuyển dụng, luân chuyển và đãi ngộ đội ngũ trí thức ở các trường đại học tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát huy tối đa vai trò của họ trong việc vận dụng, thực hiện triết lý giáo dục Việt Nam.

Cần đổi mới chính sách tuyển dụng như tiến hành việc đặt hàng những sinh viên giỏi trong các trường đại học vừa là động lực kích thích cho sinh viên phát huy tinh thần tích cực, chủ động, phấn đấu. Chính sách cơ chế, tuyển dụng công khai, minh bạch rõ ràng, dân chủ tránh tình trạng con ơng cháu cha, quan hệ quen biết ở một số cơ quan nhà nước hiện nay. Khi thơng báo tuyển dụng thì thực tế đã có trước "hợp đồng" tuyển dụng.

Ngồi ra, chúng ta cần đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài, người trí thức Việt Nam ở nước ngồi. Đây là lực lượng có tâm huyết, tiếp cận với trình độ khoa học tiên tiến trên thế giới, họ muốn trở về q hương để đóng góp sức mình để phát triển đất nước. Đảng, Nhà nước cần có những chính sách đặc biệt, quan tâm, thu hút những nhà khoa học Việt kiều về nước để đầu tư, hợp tác nghiên cứu khoa học, cống hiến tài năng và trí tuệ của mình cho đất nước, thậm chí cả người nước ngồi.

Cùng với cơ chế, chính sách thu hút nhân tài là chế độ đãi ngộ là hai nhu cầu cần thiết đối với đội ngũ trí thức ở các trường đại học. Bởi, động lực thúc đẩy lao động sáng tạo của đội ngũ này là động lực vật chất và tinh thần. Động lực vật

chất thể hiện là những sinh hoạt vật chất, nhu cầu vật chất của con người như ăn, uống, mặc ở… như C. Mác khẳng định, muốn làm khoa học, nghệ thuật, chính trị

thì trước tiên phải thỏa mãn ăn, mặc, ở… Động lực tinh thần thể hiện ở sự công bằng, dân chủ, tự do, tôn vinh, đãi ngộ xứng đáng… Khi thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu, lợi ích này sẽ là động lực thúc đẩy vai trị, tiềm năng của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng và vận dụng triết lý giáo dục Việt Nam. Bởi theo C. Mác thì lợi ích chính là cái huyệt mà khi tác động vào đó sẽ gây ra phản ứng nhanh nhạy nhất của cơ thể xã hội.

Đãi ngộ vật chất hiện nay bao gồm: tiền lương, trợ cấp, thi đua, khen thưởng vật chất và các loại thu nhập khác (tiền vượt giờ, nhuận bút, kinh phí nghiên cứu khoa học…), hỗ trợ các phương tiện sinh hoạt nhà ở và làm việc nhằm đảm bảo cho họ học tập và nghiên cứu. Đãi ngộ về tinh thần bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu nâng cao trình độ, năng lực để tiến tới có bằng cấp được cơng nhận chức danh, học vị, xét danh hiệu cao quý, khen thưởng thi đua (Giấy khen, Bằng khen, Huân chương,...) đó là thể hiện sự tơn vinh, đánh giá công bằng của xã hội đối với những cống hiến, đóng góp của họ. Sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần này thực chất là đáp ứng những nhu cầu, lợi ích chính đáng mà họ cần được hưởng, đó sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhất để đội ngũ này phát huy tối đa vai trị và những đóng góp của mình cho xã hội.

Sau Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta đã ban hành những chính sách, chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ trí thức nói chung, trí thức trong các trường đại học nói riêng đã được cải thiện từng bước. Tuy nhiên, sự cải thiện này vẫn cịn mang tính "chắp vá" và giải pháp "tình thế". Mặc dù, cho đến nay, chính sách lương đã nhiều lần thay đổi, nhưng sự biến động của thị trường quá nhanh, thu nhập của đội ngũ này không đủ để tái sản xuất sức lao động (lao động vật chất và lao động tinh thần). Quan trọng hơn, chính sách tiền lương hiện nay vẫn chưa thấy rõ tính đặc thù của lao động của đội ngũ này, do đó tiền lương khơng đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu, trong khi họ luôn phải đảm bảo nhu cầu "học suốt đời" mới có thể gánh vác được trọng trách của người trí thức chân chính.

Về đãi ngộ vật chất thể hiện rõ nhất là lương chính của đội ngũ trí thức ở các trường đại học hiện nay không đảm bảo tái sản xuất sức lao động và còn nhiều

bất hợp lý, thiếu cơng bằng. Ngồi ra, các chế độ thu nhập khác như thù lao ngoài giờ, nhuận bút, nghiên cứu khoa học… cịn thấp, có sự chênh lệch nhau giữa các trường. Về đãi ngộ tinh thần thể hiện ở việc tổ chức công nhận chức danh chuyên môn giảng dạy và khoa học, hàng năm các nhà trường vẫn được cơ quan quản lý cấp Bộ tổ chức thi nâng ngạch giảng viên, xét phong chức danh khoa học… cho đội ngũ này. Điều đó thể hiện sự công nhận, tôn trọng của xã hội đối với những đóng góp của họ. Nhưng, trên thực tế, việc làm này còn nhiều bất cập, cịn thủ tục hành chính rườm rà, đơi khi q cứng nhắc, bởi những tiêu chuẩn, thậm chí cịn khơng liên tục, có khi lại cịn hình thức trong đánh giá. Ở một số nhà trường cịn độc đốn, chuyên quyền, chưa đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người nghiên cứu. Khơng ít trí thức trong các trường đại học cịn e ngại, khơng dám phê bình, đấu tranh, ngại nói ra sự thật. Đặc biệt, khi nghiên cứu khoa học thì né tránh những vấn đề nhạy cảm, nhất là những vấn đề liên quan đến đường lối chủ trương, chính sách của Đảng. Do đó, cần phải đổi mới cơ chế, chính sách đối với việc đãi ngộ vật chất cũng như tinh thần đối với đội ngũ này, cụ thể như sau:

Đối với cơ chế đãi ngộ vật chất, khắc phục sự mất cân đối trong thang bậc lương và đơn giản hóa hệ thống bậc lương hiện nay. Lương của nhà giáo phải xếp vào bậc cao nhất trong hệ thống quốc dân (Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đề nghị). Đặc biệt, đối với đội ngũ trí thức ở các trường đại học phải đảm bảo mức sống và sinh hoạt tối thiểu cho họ. Có như vậy, họ mới yên tâm cống hiến, học tập, lao động và sáng tạo. Ngoài ra, cần phải hỗ trợ cao hơn mức thu nhập ngồi lương như nhuận bút, viết giáo trình, tài liệu tham khảo, cơng trình khoa học, ngồi giờ… làm sao xứng đáng với hao phí chất xám mà họ bỏ ra.

Đối với cơ chế đãi ngộ tinh thần là phải tạo mọi điều kiện để đội ngũ trí thức ở các trường đại học nâng cao trình độ mọi mặt; giảm thiểu thủ tục cồng kềnh khi khen thưởng hoặc xét chức danh chuyên môn, khoa học đảm bảo tính khách quan, cơng bằng… Việc khen thưởng cần phải cụ thể hơn các tiêu chí đánh giá, cần có nhiều hình thức khen thưởng để động viên, khích lệ đội ngũ này đóng góp, cống hiến tự giác, tích cực và nhiệt tình hơn nữa đối với sự phát triển đất nước nói chung, GD&ĐT nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)