Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 37)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Nguồn tài liệu Công giáo, khái niệm và những lý thuyết cơ bản

1.2.2. Một số khái niệm

- Giá trị

Nhà nghiên cứu Chu Văn Tuấn trong bài viết “Nhận thức về giá trị tôn

giáo - tiếp cận từ phương diện triết học” đã cho rằng: “Giá trị là đối tƣợng

quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mỗi ngành khoa học lại quan tâm nghiên cứu về các loại giá trị khác nhau hay các góc độ khác nhau của giá trị. Trong đó giá trị luận, giá trị học (hay còn gọi là triết học giá trị) thì nghiên cứu giá trị với tính cách là một học thuyết nhằm tìm ra bản chất của giá trị” [143, tr. 139].

Mỗi sự vật, hiện tƣợng có thể bao gồm nhiều giá trị khác nhau nhƣ giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục..., có giá trị cơ bản và giá trị không cơ bản. Tổng hợp những giá trị đó sẽ tạo nên giá trị chung của sự vật, hiện tƣợng. Nghiên cứu giá trị của sự vật, nhƣ đã nói ở trên lại có thể tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Ở đây, chúng tôi đi vào tìm hiểu giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo Việt Nam từ góc độ triết học. Tức là tìm ra cơ sở hình thành và bản chất của giá trị hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay.

Để chỉ ra đƣợc giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam thì trƣớc hết phải hiểu đƣợc giá trị là gì?

Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về giá trị. Trong Từ điển bách khoa triết học Liên Xô, khái niệm giá trị đƣợc định nghĩa: “... là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã hội học dùng để chỉ ý nghĩa văn hoá và xã hội của các hiện tƣợng, về thực chất, toàn bộ sự đa dạng của hoạt động ngƣời, của các quan hệ xã hội, bao gồm cả những hiện tƣợng tự nhiên có liên quan, có thể đƣợc thể hiện là các “giá trị khách quan” với tính cách là khách thể của quan hệ giá trị, nghĩa là đƣợc đánh giá trong khuôn thƣớc của thiện và ác, chân lý và sai lầm, đẹp và xấu, đƣợc phép và cấm kỵ, chính nghĩa và phi nghĩa...

Khi định hƣớng đối với hoạt động của con ngƣời, phƣơng thức và tiêu chuẩn đƣợc dùng làm thể thức đánh giá sẽ định hình trong ý thức xã hội và trong văn hoá thành các “giá trị chủ quan” (bảng đánh giá, mệnh lệnh và những điều cấm, mục đích và ý đồ... đƣợc thể hiện dƣới hình thức các chuẩn mực). Giá trị khách quan và giá trị chủ quan là hai cực của quan hệ giá trị của con ngƣời với thế giới” [Dẫn theo 45, tr. 53].

Nhƣ vậy, giá trị là một khái niệm rộng bao gồm cả lĩnh vực tinh thần và lĩnh vực vật chất, tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu tiếp cận giá trị trên lĩnh vực văn hoá tinh thần, thông qua nghiên cứu về quan niệm và đời sống hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo trong xã hội Việt Nam.

Giá trị xã hội thuộc lĩnh vực tinh thần vì thế không thể định lƣợng bằng cách cân đong đo đếm.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “giá trị là cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó” [146, tr. 386].

Với ý nghĩa này, giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo tức là tất cả những cái làm cho hôn nhân và gia đình Công giáo có lợi ích, có ý nghĩa và trở nên đáng quý.

Ngô Đức Thịnh trong một nghiên cứu cho rằng: “Giá trị, trƣớc nhất là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con ngƣời, tự nhiên, xã hội và tƣ duy theo hƣớng những cái gì là cần, là tốt là hay, là đẹp, nói một cách khác đó chính là những cái đƣợc con ngƣời cho là chân, thiện mĩ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất ngƣời” [115, tr. 16].

Qua một số định nghĩa đã dẫn ra trên đây, có thể đi đến một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, giá trị là một khái niệm rộng, bao gồm giá trị vật chất và giá

trị tinh thần. Trong mỗi lĩnh vực ấy lại có những giá trị khác nhau, chẳng hạn nhƣ giá trị tinh thần bao gồm giá trị đạo đức, giá trị văn hoá, giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục... Vì vậy, khi nghiên cứu giá trị của một lĩnh vực nào đó, cần xác định rõ giá trị cần nghiên cứu.

Thứ hai, giá trị không phải là một hằng số vĩnh cửu, nó thay đổi tuỳ theo không gian và thời gian, theo quan niệm của vùng, miền, giai cấp, dân tộc... Vì vậy, khi nghiên cứu giá trị cũng phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử cụ thể.

Thứ ba, mỗi sự vật, hiện tƣợng thƣờng có nhiều giá trị. Có giá trị cơ

bản và giá trị không cơ bản. Tổng hợp các giá trị đó sẽ tạo nên giá trị chung của sự vật hiện tƣợng. Sự phân biệt ranh giới giữa các giá trị cũng chỉ là tƣơng đối mà thôi. Chẳng hạn giữa giá trị văn hoá và giá trị đạo đức trong đời sống xã hội khó có thể bóc tách một cách rõ ràng. Và trong một cách hiểu nào đó, giá trị đạo đức cũng chính là giá trị văn hoá (ví dụ: đạo hiếu trong gia đình, lòng chung thuỷ của vợ chồng...).

Thứ tư, giá trị tinh thần của một tôn giáo thƣờng đƣợc biểu hiện rõ nhất

ở mặt đạo đức và niềm tin tôn giáo. Vì vậy, khi nghiên cứu giá trị tôn giáo của một lĩnh vực cụ thể, thì giá trị của tôn giáo đó cũng đƣợc biểu hiện chủ yếu ở hai lĩnh vực này. Đó là lí do vì sao trong luận án này, chúng tôi xác định

đối tƣợng nghiên cứu là giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam hiện nay, chủ yếu trong lĩnh vực đạo đức và tín ngƣỡng, văn hoá.

- Giá trị của tôn giáo

Giá trị thiêng là một trong những đặc trƣng nổi bật của tôn giáo. Giá trị này đƣợc biểu hiện rõ nét trong nhận thức của các tín đồ về thế giới quan, nhân sinh quan và con ngƣời theo cách riêng của từng tôn giáo, trong cách thực hành nghi lễ các niềm tin của tín đồ. “Ngƣời ta không thể cắt nghĩa thấu đáo các “giá trị thiêng” bằng các nhãn quan thực chứng, duy vật hay thực nghiệm... Giá trị thiêng mang tính tiềm ẩn và hƣớng tín đồ tới các giá trị vĩnh hằng nhƣ niết bàn, thiên đàng...” [143, tr. 51].

Giá trị thiêng đƣợc hiểu là giá trị nội tại của tôn giáo. Nó có ý nghĩa trong điều kiện tôn giáo đó tồn tại ở một thời điểm nhất định và một không gian cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa, giá trị của tôn giáo thƣờng chỉ có ý nghĩa với những tín đồ của tôn giáo đó và những ngƣời có cùng niềm tin tôn giáo với họ. Ngƣời vô thần hoặc ngƣời không cùng niềm tin với họ sẽ không thấy hết đƣợc giá trị của tôn giáo. Vì thế, với tƣ cách là ngƣời ngoài, ngƣời nghiên cứu về nó, chúng ta nên có một thái độ tôn trọng đối với những giá trị của tôn giáo, đặc biệt là giá trị thiêng.

Thông thƣờng, giá trị của tôn giáo thƣờng tồn tại có vẻ biệt lập so với các giá trị khác trong đời sống xã hội. Một tôn giáo nhất định, khi tồn tại bao giờ cũng gắn với những tổ chức của nó nhƣ Hội Thánh hoặc Giáo hội. Vì vậy, giá trị của tôn giáo thƣờng nằm trong khuôn khổ của những giới luật mà ở đó quy định một cách rõ ràng những điều tín đồ đƣợc làm hay không đƣợc làm. Những quy định này đƣợc xây dựng trên căn cứ của niềm tin tôn giáo.

- Giá trị của Công giáo

Mỗi sự vật, hiện tƣợng có nhiều giá trị khác nhau. Tôn giáo tồn tại với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội cũng có nhiều giá trị.

Nhƣ đã trình bày ở trên, giá trị của Công giáo Việt Nam gồm cả lĩnh vực tinh thần và lĩnh vực vật chất, tuy nhiên trong luận án này chúng tôi chủ

yếu tiếp cận giá trị Công giáo trên lĩnh vực văn hoá tinh thần, trên cơ sở nghiên cứu về hôn nhân và gia đình.

Giá trị của Công giáo Việt Nam phản ánh những chiết xuất nội tại từ đời sống của tôn giáo này tại Việt Nam. Nó hình thành trên cơ sở của Kinh Thánh, của giáo lý, giáo luật, đặc biệt là lối sống đạo của ngƣời Công giáo Việt Nam.

Giá trị Công giáo là những chuẩn mực dựa trên những nguyên lý đạo đức và các định hƣớng hành động chứa đựng trong các văn kiện của Giáo hội để hƣớng dẫn sinh hoạt của tín đồ Công giáo trong xã hội thông qua tổ chức của nó.

Giá trị đạo đức là cái mà con ngƣời căn cứ vào đó để đƣa ra sự lựa chọn và đƣa ra các quyết định hành vi. Giá trị đạo đức chứa đựng tính có ích, tính cần thiết của hành vi. Trong cuộc sống, giá trị này thƣờng gắn với những phạm trù của đạo đức nhƣ thiện ác, hạnh phúc, lƣơng tâm, trách nhiệm.... Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo không gọi là đạo đức Công giáo mà gọi là luân lý Công giáo.

“Luân lý là hệ thống những quy tắc làm chuẩn mực, giúp con ngƣời - cá nhân hay xã hội - sống đạo làm ngƣời.

Nhƣ thế, luân lý bao gồm những quy tắc và cách sống những quy tắc đó. Ngƣời sống theo luân lý biết cân nhắc và điều chỉnh tốt các thái độ, hành vi để sống đúng với nhân phẩm.

Luân lý Kitô giáo còn nhấn mạnh, các tín hữu phải sống đúng tƣ cách Kitô hữu. Thiên Chúa chính là cùng đích và nguồn hạnh phúc của con ngƣời. Con ngƣời đƣợc mời gọi, quy hƣớng về Ngài, trở nên giống hình ảnh Ngài qua việc “bƣớc theo” Đức Giêsu Kitô” [trích theo 143, tr. 54].

Luân lý Công giáo luôn gắn với trách nhiệm và định hƣớng các nguyên tắc hành động. Giáo hội quan niệm, mỗi ngƣời là một nhân vị làm nên phẩm giá cũng nhƣ là quyền hạn của họ.

Như vậy, mỗi sự vật, hiện tƣợng đều có những giá trị nhất định. Tuỳ thuộc vào mục đích khác nhau của chủ thể mà vị trí, vai trò của các giá trị đƣợc khai thác khác nhau. Giá trị văn hoá tinh thần của hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam thuộc về ý thức xã hội, bị tồn tại xã hội quyết định và cũng có tác động trở lại tới tồn tại xã hội theo hai chiều hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Vì thế, nghiên cứu giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam không thể tách rời đời sống hiện thực của giáo dân Việt Nam và những tác động trở lại của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)