Mối quan hệ giữa hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 65)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Mối quan hệ, sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hôn nhân, gia đình của

2.4.1. Mối quan hệ giữa hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam

Hôn nhân và gia đình là hai lĩnh vực có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Trong xã hội hiện đại, hôn nhân đƣợc xây dựng trên cơ sở tự nguyện của tình yêu thƣơng giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ mà kết quả của nó là sự ra đời của một gia đình mới. Hay nói cách khác, gia đình đƣợc bắt đầu từ hôn nhân, hôn nhân chính là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự thiết lập một gia đình.

Nói tới hôn nhân tức là đề cập tới cuộc sống chung của vợ và chồng một cách hợp pháp, đƣợc chứng thực bằng giấy đăng ký kết hôn giữa hai ngƣời nam, nữ. Hôn nhân đƣợc thừa nhận khi một ngƣời nam và một ngƣời nữ thực hiện thủ tục pháp lý là đăng ký kết hôn tại chính quyền sở tại và tổ chức kết hôn tại gia đình, dòng họ hai bên. Ngoài những thủ tục đó ra (mà ngƣời Công giáo gọi là phần đời) thì hôn nhân của ngƣời Công giáo còn có một thủ tục bắt buộc về mặt tín ngƣỡng tôn giáo (phần đạo). Nhƣ vậy hôn nhân Công giáo của ngƣời Việt Nam gồm cả phần đạo và phần đời, trong đó, với họ, phần đạo mới giữ vai trò quan trọng và quyết định.

Gia đình Công giáo đƣợc hình thành trên nền tảng hôn nhân. Chỉ thông qua hôn nhân (chứng hôn trƣớc mặt Thiên Chúa) thì gia đình mới đƣợc hình thành. Khi kết hôn cũng có nghĩa là quan hệ giữa ngƣời nam và

ngƣời nữ sẽ chuyển sang mối quan hệ mới có sự ràng buộc về trách nhiệm với nhau: quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng đƣợc hình thành tức là một gia đình mới xuất hiện với hai thành viên đầu tiên là vợ và chồng. Sự gắn kết vợ chồng về tình yêu và trách nhiệm đã dẫn tới sự ra đời của con và cháu sau này. Con cái sinh ra phải đƣợc dựa trên hôn nhân và chúng chỉ đƣợc thực hiện các bí tích nếu cha mẹ chúng thực hiện bí tích hôn phối.

Nhƣ vậy, hôn nhân chính là cơ sở của gia đình. Quan niệm này của Giáo hội Công giáo có điểm khác biệt so với quan niệm của một số ngƣời ngoài Công giáo hiện nay. Đó là, họ lựa chọn xây dựng gia đình không dựa trên việc đăng ký kết hôn và tổ chức đăng ký kết hôn. Với những ngƣời này, họ chỉ cần dọn về chung sống với nhau mà không có sự chứng thực và bảo hộ của pháp luật, gia đình và xã hội. Ngoài ra, quan niệm này của Giáo hội cũng khác với việc lựa chọn sinh con và nuôi con đơn thân (ngoài giá thú) của các mẹ hiện nay. Với những trƣờng hợp này, gia đình không cần xây dựng trên nền tảng hôn nhân.

Quan hệ hôn nhân và gia đình là quan hệ hai chiều. Một mặt, hôn nhân chính là tiền đề, cơ sở của gia đình. Hôn nhân chân chính, tiến bộ sẽ là tiền đề cho một gia đình hạnh phúc. Mặt khác, gia đình cũng có tác động trở lại đến hôn nhân theo chiều hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Gia đình hạnh phúc sẽ là chất keo gắn kết làm cho quan hệ vợ chồng ngày càng yêu thƣơng nhau hơn, chung thuỷ bên nhau và ngƣợc lại.

Nhƣ vậy, hôn nhân và gia đình tuy là hai khía cạnh khác nhau, tƣơng đối độc lập, nhƣng trong một chừng mực nhất định, chúng không thể tách rời với nhau. Nói tới hôn nhân cũng có nghĩa là gia đình, và nói tới gia đình cũng đã bao hàm trong đó cả quan hệ hôn nhân. Vì vậy, sự tách biệt giữa hôn nhân - gia đình và sự phân định chúng nhiều khi chỉ có ý nghĩa tƣơng đối mà thôi.

Chính những quan niệm của ngƣời Công giáo Việt Nam về hôn nhân, gia đình nhƣ trình bày ở trên đã tạo nên giá trị của nó trong lĩnh vực này, và

đây cũng chính là nét đặc trƣng để phân biệt giữa hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo với ngƣời ngoài Công giáo.

2.4.2. Sự tương đồng giữa hôn nhân, gia đình của người Công giáo với người ngoài Công giáo ở Việt Nam

Hôn nhân là sinh hoạt quen thuộc của con ngƣời, là một hiện tƣợng mang tính lịch sử - cụ thể. Vì thế, nó trực tiếp phụ thuộc vào quan niệm, tập quán vùng miền, vào từng giai đoạn phát triển xã hội, vào việc ngƣời đó theo tín ngƣỡng, tôn giáo này hay tôn giáo khác... Khi tôn giáo du nhập vào một quốc gia nào đó thì đời sống của giáo dân ấy, dù ít hay nhiều sẽ mang lại bản sắc văn hoá cho dân tộc sở tại và ẩn bên trong những khác biệt về văn hóa, xã hội thì vẫn luôn có những đặc tính chung cho cuộc sống hôn nhân. Khi nghiên cứu về hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo và ngƣời ngoài Công giáo ở Việt Nam, chúng tôi thấy có những điểm tƣơng đồng sau đây:

- Một là, hôn nhân đặt trên nền tảng tự do, tự nguyện kết hợp với nhau

giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ. Hạnh phúc gia đình đòi hỏi quan hệ vợ chồng chung thuỷ và bất khả phân ly. Quan hệ đó đƣợc xây dựng trên cơ sở trung tín, bình đẳng, yêu thƣơng, tôn trọng lẫn nhau và chống mọi hình thức bạo lực trong đời sống hôn nhân, gia đình.

- Hai là, cả ngƣời Công giáo và ngƣời ngoài Công giáo ở nƣớc ta đều có

chung quan niệm khi xác định về mục đích hôn nhân. Theo ngƣời Việt Nam, mục đích của hôn nhân là vợ chồng trọn đời yêu thƣơng nhau, sinh sản (tức vai trò truyền sinh sự sống), nuôi dƣỡng và giáo dục con cái thành ngƣời, là xây dựng tổ ấm gia đình hạnh phúc và phát triển kinh tế giàu mạnh. Đây là mong ƣớc của con ngƣời khi bƣớc vào đời sống hôn nhân, dù ngƣời đó là ngƣời Công giáo (bên “giáo”) hay ngƣời ngoài Công giáo (bên “lƣơng”).

- Ba là, ngƣời Việt Nam quan niệm, hôn nhân là một việc trọng đại.

nghĩ thật kỹ về quyết định của mình, không thể dông dài, qua quýt cho xong chuyện. Tầm quan trọng và ý nghĩa thiêng liêng của hôn nhân khiến cho bất cứ việc gì liên quan đến chuyện vợ chồng cũng phải hết sức thận trọng. Dân gian có câu: “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”. Đây là câu nói nhấn mạnh việc cần phải xem xét kỹ lƣỡng về mọi mặt trƣớc khi đi đến quyết định kết hôn. Còn theo thần học, hôn phối là bí tích kẻ sống, nghĩa là, ai muốn chịu phép này thì phải dọn mình sạch sẽ, không còn tội. Ngƣời nào càng sạch tội bao nhiêu thì càng đƣợc lĩnh nhận nhiều ơn thánh hoá bấy nhiêu. Vì thế, sau khi trải qua giai đoạn tiền hôn nhân và tìm hiểu nhau, nếu đôi nam nữ ƣng thuận thì họ phải đến gặp cha xứ, trình tờ rao hôn phối trƣớc ba tuần để mọi ngƣời biết đến họ và cha mẹ đôi bên. Nếu không có ngăn trở gì mới đƣợc phép làm đám cƣới.

Xác định đƣợc vai trò quan trọng của hôn nhân sẽ thấy đƣợc giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của nó để giữ gìn, trân trọng. Thực tế đã chứng minh, cặp vợ chồng nào chuẩn bị chu đáo cho hôn nhân thì hầu nhƣ đều tránh đƣợc những rủi ro, bất trắc trong cuộc đời và ngƣợc lại.

- Bốn là, trong gia đình, nếu ngƣời cha đƣợc coi là trụ cột, là điểm tựa

vững chắc cho vợ con thì người mẹ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Ở Việt Nam, dù là ngƣời Công giáo hay ngƣời ngoài Công giáo cũng đều đề cao vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Họ là ngƣời vợ, ngƣời mẹ - ngƣời thổi lên hơi ấm của hạnh phúc lứa đôi. Vai trò đó trƣớc hết đƣợc thể hiện trong việc sinh sản và giáo dục con cái (“Cha sinh mẹ dƣỡng”). Trong đó, việc giáo dục con cái là trách nhiệm vô cùng quan trọng của ngƣời phụ nữ, nó góp phần quan trọng trong việc quyết định sự hình thành nhân cách của trẻ. Vì thế, không thể phủ nhận vai trò của ngƣời mẹ trong giáo dục gia đình. Ngƣời Việt có câu “Phúc đức tại mẫu”, “Con dại cái mang”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”,…

Cùng với vai trò sinh sản và giáo dƣỡng con cái, ngƣời phụ nữ trong gia đình còn có vai trò quan trọng không gì thay thế đƣợc - đó là làm vợ. Ngƣời

Việt Nam quan niệm, quan hệ vợ chồng là quan hệ “đạo vợ nghĩa chồng”. Đạo làm vợ của ngƣời phụ nữ là luôn luôn xác định đƣợc vai trò của mình để giữ gìn mái ấm và chăm sóc chồng con. Khi nói đến đạo vợ nghĩa chồng, ở đây chủ yếu nói về mặt tình cảm, tinh thần trong đời sống vợ chồng. Nó là những giá trị tình nghĩa, đạo lý, là điểm tựa vững chắc để tạo nên hạnh phúc lứa đôi không gì thay thế. Đúng là “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Tất nhiên, ngoài vai trò sinh sản và nuôi dạy con cái, vun đắp hạnh phúc gia đình thì ngày nay, cùng với ngƣời chồng, ngƣời phụ nữ cũng giữ vai trò quan trọng khi tham gia các công việc xã hội và phát triển kinh tế gia đình.

- Năm là, giữa hôn nhân, gia đình Công giáo và hôn nhân, gia đình của

ngƣời Việt Nam còn có một điểm tƣơng đồng rất cơ bản. Đó là tính đơn nhất

của hôn nhân, tức là chỉ chấp nhận hôn nhân một vợ một chồng. Về điểm này,

quan niệm của Công giáo hoàn toàn phù hợp với chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc ta. Tại điều 2 và điều 4 của Luật hôn nhân và gia đình đã quy định rất rõ ràng: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” và “Cấm ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác hoặc ngƣời chƣa có vợ, chƣa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời đang có chồng, có vợ” [100, tr. 37 và 39]. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng là sự văn minh tiến bộ so với chế độ đa thê dƣới thời phong kiến ở phƣơng Đông và quan niệm của đạo Hồi (ngƣời đàn ông có quyền lấy bốn vợ).

Ngoài ra, khi kết hôn, dù là ngƣời Công giáo hay ngƣời ngoài Công giáo thì xét về mặt thủ tục dân luật, họ đều phải thực hiện đăng ký kết hôn

tổ chức kết hôn. Đây là thủ tục quan trọng, không thể thiếu của ngƣời Việt

Nam khi bƣớc vào đời sống hôn nhân. Việc đăng ký kết hôn chứng tỏ sự trƣởng thành và chín chắn của hai con ngƣời khi quyết định sẽ trọn đời gắn bó với nhau, sống có trách nhiệm với bản thân, với ngƣời phối ngẫu, với con cái và xã hội. Đăng ký kết hôn đƣợc thực hiện ở cấp chính quyền địa phƣơng. Tại

đó, sẽ có cuộc trao đổi ngắn gọn giữa ngƣời đại diện chính quyền với đôi hôn phối. Họ sẽ hỏi xem đôi bạn có tự nguyện kết hôn hay không, nếu tự nguyện đồng ý thì tên của hai ngƣời sẽ đƣợc ghi vào sổ hôn phối và họ sẽ cùng ký

vào Giấy đăng ký kết hôn. Đây là thủ tục bắt buộc đối với mọi công dân Việt

Nam khi bƣớc vào đời sống hôn nhân. Còn tổ chức kết hôn là việc tổ chức đám cƣới cho đôi nam nữ trở thành vợ chồng theo phong tục của dân tộc, vùng miền.

Ngoài những điểm tƣơng đồng nhƣ đã phân tích ở trên, giữa hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo và ngƣời ngoài Công giáo còn có rất nhiều những điểm tƣơng đồng khác. Chẳng hạn nhƣ coi trọng đạo hiếu, sự bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng, thông qua gia đình trao truyền kỹ năng sống cho con cái, hay tƣởng nhớ ngƣời thân khi qua đời qua việc thờ cúng tổ tiên....

Tóm lại, “trƣớc khi là ngƣời Công giáo tôi đã là ngƣời Việt Nam” chính

là triết lý sống của ngƣời Công giáo Việt Nam. Vì vậy, giữa văn hoá Công giáo và văn hoá dân tộc nói chung và giữa hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo và hôn nhân, gia đình của ngƣời ngoài Công giáo nói riêng không phải là cái gì đó hoàn toàn tách biệt nhau, mà giữa chúng có nhiều sự giao thoa, tƣơng đồng. Chính sự tƣơng đồng đó đã trở thành nguồn gốc, động lực nuôi dƣỡng và thúc đẩy sự trƣờng tồn của văn hoá Công giáo trong quá trình hội nhập với văn hoá dân tộc.

2.4.3. Sự khác biệt giữa hôn nhân, gia đình của người Công giáo với người ngoài Công giáo ở Việt Nam

Mỗi tôn giáo đều có những nét riêng để phân biệt mình với các tôn giáo khác. Nói đến tôn giáo là nói đến đức tin và các lễ nghi, tín ngƣỡng, đây cũng là điểm cơ bản nhất để phân biệt giữa hôn nhân, gia đình Công giáo với hôn nhân, gia đình của ngƣời ngoài Công giáo Việt Nam.

* Thứ nhất, khác nhau về nghi lễ tổ chức hôn phối của người Công giáo so với người ngoài Công giáo

Đối với ngƣời Việt, hôn nhân đƣợc tiến hành với những nghi lễ hết sức cầu kỳ, phức tạp và tốn kém thời gian, tiền của. Ngày nay, cùng với sự văn minh của xã hội, những thủ tục rƣờm rà, cổ hủ đang dần dần đƣợc loại bỏ. Tuy nhiên, về cơ bản, sau khi tìm hiểu lẫn nhau, để trở thành vợ thành chồng, cần phải tuân theo các thủ tục về mặt pháp luật và các nghi lễ theo truyền thống Việt Nam.

Với thủ tục về mặt pháp luật gồm có đăng ký kết hôn và tổ chức đăng

ký kết hôn.

Sau khi tìm hiểu nhau và đƣợc sự ƣng thuận của hai bên gia đình, đôi nam nữ đến Ủy ban nhân dân nơi đang cƣ trú (xã, phƣờng, thị trấn) của một trong hai ngƣời để đăng ký kết hôn [100, các điều 11,12, tr. 44-45] .

Khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật, cơ quan hữu trách sẽ kiểm tra hồ sơ; nếu xét thấy hai bên có đủ điều kiện thì sẽ tổ chức cho đăng ký kết hôn [100, điều 13, tr. 45]. Tổ chức đăng ý kết hôn phải có mặt hai bên nam nữ. Đại diện cơ quan yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý thì cùng kí và đƣợc trao Giấy chứng nhận kết hôn [100, điều 14, tr. 46].

Tự bản chất, hôn nhân đã mang tính xã hội, vì nó nối kết đôi nam nữ trƣớc mặt gia đình, bạn bè, cũng nhƣ trƣớc mặt toàn thể xã hội. Chính vì thế, xã hội nào cũng có những quy định về cƣới hỏi, tạo nên những phong tục, tập quán riêng. Ngoài việc tuân theo các thủ tục về mặt pháp luật, tổ chức hôn nhân còn phải tuân theo các nghi lễ truyền thống dân tộc. Ở Việt Nam, nghi lễ cƣới hỏi chịu ảnh hƣởng khá nhiều từ văn hoá Trung Quốc. Theo sách xƣa, nghi lễ hôn nhân gồm có: Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát, Nạp tệ, Thỉnh kỳ, Thân nghinh [2, tr. 215]. Ngày nay, các lễ trên đã đƣợc đơn giản hoá và thu

hay đám hỏi) và lễ cưới (trai thì là lễ thành hôn, gái thì là lễ vu quy).

Còn đối với ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh và đã đƣợc Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích. Bởi vậy, đối với bí tích bôn phối, Hội Thánh cũng có những thủ tục và lễ nghi nhằm diễn tả bản chất đích thực của giao ƣớc hôn nhân, đồng thời giúp đôi tân hôn đón nhận dồi dào ân sủng do bí tích hôn phối mang lại.

Hôn lễ của ngƣời Công giáo Việt Nam đƣợc tổ chức và diễn tả đức tin theo nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Về đại thể, ngoài những thủ tục và nghi lễ truyền thống (phần đời) nhƣ vừa kể ở trên, hôn nhân Công giáo còn có những nghi lễ riêng biệt (phần đạo) của những tín đồ Công giáo Việt Nam (trong đó nghi lễ phần đạo có tính chất quyết định). Đó là sau khi đã làm xong thủ tục đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phƣơng, đôi nam nữ cần hoàn tất những thủ tục theo giáo luật và nghi lễ tôn giáo. Các thủ tục theo giáo luật có mục đích bảo đảm những điều kiện của Hội Thánh, giúp đôi nam nữ cử hành bí tích hôn phối đƣợc thành sự. Nghi thức bí tích hôn phối gồm ba phần: thẩm vấn đôi tân hôn, trao đổi lời thề hứa, làm phép và trao nhẫn cƣới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)