Tính tất yếu của việc phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình Công

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 138 - 148)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5.1. Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình

5.1.1. Tính tất yếu của việc phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình Công

gia đình Công giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay

5.1.1. Tính tất yếu của việc phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay Công giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay

“Ăngghen đã từng chỉ ra rằng, trong việc hƣớng dẫn nhân dân những phƣơng tiện đạo đức thì phƣơng tiện đầu tiên và chủ yếu tác động đến quần chúng vẫn là tôn giáo. Tôn giáo chân chính nào cũng khuyên con ngƣời làm lành, tránh dữ... Phật giáo khuyên tín đồ biết sống hoà hợp, từ bi, chung vui cứu khổ cho đồng loại; giữ gìn Thân, Khẩu, Ý. Công giáo khuyên tín đồ biết sống khôn ngoan để giữ gìn lí trí trong mọi hoàn cảnh, công bằng để trả cho tha nhân những gì thuộc về của họ, can đảm để quyết tâm theo đuổi những điều thiện và tiết độ để giữ mình trƣớc những cám dỗ của cuộc đời...” [90, tr. 19]. Ý kiến này của nhà nghiên cứu Ngô Văn Minh hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng về chủ trƣơng “phát huy những giá trị văn hoá đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo” [33, tr. 122-123].

“Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt toả tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [146, tr. 768]. Theo nghĩa đó, phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam thực chất chính là việc làm thế nào để đồng bào Công giáo nhận thức đƣợc, phát triển đƣợc và đƣa các giá trị đó vào trong cuộc sống thực tiễn nhằm mục đích sống tốt đời đẹp đạo.

Do nhiều nguyên nhân chúng ta tụt hậu so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có truyền thống văn hoá dân tộc. Truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam có nhiều giá trị nhƣng có những giá

trị đang bị mai một trong xã hội hiện đại. Nhƣ chúng tôi đã phân tích ở trên, truyền thống văn hoá dân tộc đƣợc biểu hiện rất rõ qua truyền thống văn hoá gia đình. Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, vì vậy không thể không quan tâm đến lĩnh vực hôn nhân, gia đình với tƣ cách là tế bào và nền tảng xã hội.

Giá trị Công giáo nói chung và giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo nói riêng có rất nhiều điểm tƣơng đồng, phù hợp với đạo đức, văn hoá dân tộc. Với quan niệm nghiêm túc về hôn nhân, gia đình; sự thuỷ chung trong quan hệ vợ chồng; vấn đề tôn trọng sự sống, yêu thƣơng con ngƣời cũng nhƣ là tính bền vững của gia đình Công giáo Việt Nam… đã thực sự có tác dụng to lớn đến việc xây dựng hôn nhân tiến bộ và gia đình hạnh phúc trƣớc hết là đối với cộng đồng giáo dân trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động nhƣ hiện nay. Thiết nghĩ, trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, những giá trị đó nếu đƣợc giữ gìn và phát huy sẽ góp phần vào việc bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc trong mỗi gia đình và tiến tới xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, văn minh.

Nghiên cứu về giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam chúng tôi thấy rằng, những giá trị này đang bị mai một trong xã hội hiện đại, có nguy cơ làm mất đi nét đẹp của văn hoá Công giáo. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần thiết phải giữ gìn và phát huy một số giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam, bởi vì:

Thứ nhất, nguyên lý về sự phát triển đã chỉ ra rằng, trong quá trình vận

động, phát triển của xã hội đều có tính kế thừa.

Thứ hai, Kitô giáo là biểu tƣợng của văn hóa phƣơng Tây. Trong bối

cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam chịu ảnh hƣởng từ sự tác động của văn hóa bên ngoài, trong đó có văn hóa phƣơng Tây. Với chủ trƣơng là tiếp nhận một cách có chọn lọc từ văn hóa bên ngoài để xây dựng nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì chúng ta phải chủ động nghiên cứu về nó, hiểu nó, để tiếp nhận nó một cách có chọn lọc và hiệu quả.

Thứ ba, đồng bào Công giáo chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong tổng số

dân số Việt Nam (trên 6,4 triệu dân). Nghiên cứu về đời sống của giáo dân chúng tôi thấy rằng hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam có nhiều giá trị tích cực, gần gũi với truyền thống văn hoá dân tộc, vì vậy cần phải kế thừa và phát huy nó. Xã hội nào cũng vậy, dù có văn minh hiện đại đến đâu, dù cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin có phát triển mạnh nhƣ thế nào đi chăng nữa thì tính nhân văn, nhân ái của con ngƣời vẫn luôn là giá trị vĩnh hằng cần đƣợc bảo tồn và phát triển.

Nhƣ vậy, cộng đồng ngƣời Công giáo chính là một bộ phận không thể tách rời của xã hội Việt Nam. Trong nhiều năm qua, giá trị truyền thống văn hoá dân tộc đã đƣợc khơi dậy và phát huy, nhất là từ sau thời kỳ đổi mới. Song, một điều dễ nhận ra là chúng ta mới chỉ thấy cái tổng thể ở tầm vĩ mô mà chƣa chú ý nhiều đến tầm vi mô, tế bào của cộng đồng, tức là giá trị truyền thống văn hoá trong các gia đình Việt Nam. Hơn nữa, về mặt nhận thức cũng nhƣ hành động, chúng ta thƣờng nặng về việc coi văn hoá là mục tiêu của sự phát triển mà chƣa chú ý đúng mức đến việc coi nó là động lực của sự phát triển. Thực ra, hai mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu giá trị truyền thống văn hoá của hàng chục triệu gia đình Việt Nam đƣợc khơi dậy và phát huy nhƣ hàng triệu động lực nhỏ thì sức mạnh dân tộc sẽ đƣợc nâng lên gấp bội, khắc phục tình trạng tụt hậu của nƣớc ta hiện nay.

Điều đó cho thấy việc phát huy những giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay là cần thiết. Chủ thể của việc phát huy này trƣớc hết là Giáo hội Công giáo Việt Nam và những ngƣời theo đạo Công giáo ở Việt Nam.

Những giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo nhƣ đã phân tích ở các chƣơng trên, trong xã hội hiện nay, xét thấy, nếu giá trị nào không còn phù hợp nữa thì phải loại bỏ, chẳng hạn nhƣ: quan niệm cho rằng hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất; hay chỉ thừa nhận việc sinh sản tự nhiên (theo cách vợ chồng quan hệ bình thƣờng) mà kịch liệt lên án việc y học can thiệp trong những trƣờng hợp hiếm muộn (nhƣ thụ tinh nhân tạo, vấn đề kế hoạch hoá gia đình...); hoặc cũng có những giá trị cần đƣợc thẩm định lại vì ngƣời đƣơng thời đã có nhận thức cởi mở hơn về nó (nhƣ vấn đề ly dị, vấn đề hôn nhân đồng tính, sinh con và nuôi con đơn thân…), nhƣng cũng có những giá trị vẫn còn nguyên ý nghĩa trong xã hội hiện thời. Những nội dung đó cần thiết phải đƣợc phát huy, đó là:

- Chỉ chấp nhận quan hệ hôn nhân một vợ một chồng giữa một người

nam và một người nữ: Mặc dù xã hội ngày nay có nhiều chuyển biến tác động

đến đời sống hôn nhân, gia đình của ngƣời Việt Nam, trong đó có cả đồng bào Công giáo. Những giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và có nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn luôn khẳng định rằng: “Những nét đặc thù của hôn nhân là: toàn vẹn, tức là vợ chồng trao thân cho nhau trong mọi khía cạnh của con ngƣời mình, về thể lý cũng nhƣ về tinh thần; hợp nhất, để hai vợ chồng trở nên “một xƣơng một thịt” [St 2, 24]; bất khả phân lytrung tín nhƣ việc đòi hỏi khi trao thân cho nhau; sinh con cái nhƣ một điều mà chính hôn nhân tự nhiên hƣớng tới. Một trong những sự chối bỏ triệt để kế hoạch nguyên thuỷ của Thiên Chúa là

đa thê, “vì đa thê đi ngƣợc lại phẩm giá bình đẳng của ngƣời nam và ngƣời nữ

đã trao thân cho nhau trong hôn nhân bằng một tình yêu toàn vẹn, và bởi đó, duy nhất và không chia sẻ” [53, tr. 168]. Chúng tôi cho rằng, đây là một trong những giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam mà thiết nghĩ, dù trong xã hội nào con ngƣời cũng cần tiếp thu và hƣớng tới.

- Quan hệ vợ chồng trọn đời chung thuỷ. Giáo hội cho rằng, “Hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly là hình thức đúng đắn duy nhất của gia đình” [53, tr. 176]. Hôn nhân là một khế ƣớc trao hoán. Khi bƣớc vào đời sống hôn nhân, thân xác ngƣời chồng là của ngƣời vợ, cũng nhƣ thân xác ngƣời vợ là của ngƣời chồng, do đó, việc chiếm hữu thân xác chỉ dành cho vợ chồng. Và nhƣ vậy, ngoại tình không những lỗi đức trong sạch mà còn lỗi đức công bình. Đây là một trong những lý do Giáo hội cho ly thân là khi bắt gặp quả tang phạm tội ngoại tình.

Xuất phát từ quan niệm nhƣ trên, với ngƣời Công giáo, hôn nhân là sự cam kết về tình yêu thƣơng, chung thuỷ với nhau cũng nhƣ cam kết trọn đời chung sống. Vợ chồng không đƣợc phép xa nhau trong một khoảng thời gian dài, vì sự xa nhau dễ làm cho cả ngƣời nam và ngƣời nữ sa vào cạm bẫy, khiến cho đời sống lứa đôi bị thƣơng tổn. Nếu vì lý do nào đó họ phải xa nhau thì cả hai cần tạo ra những điều kiện thuận lợi để vợ chồng đƣợc sống gần nhau, giảm thiểu sự xa cách trong chừng mực có thể. Trong đời sống hôn nhân, ngƣời chồng cần cam kết yêu thƣơng, nuôi nấng vợ con cũng nhƣ cung ứng những nhu cầu vật chất cho gia đình và ngƣợc lại. Cam kết này còn là biểu hiện sự âu yếm săn sóc dành cho nhau, cho thấy tình yêu thƣơng nhau là cam kết chính yếu của hôn nhân, gia đình.

Quan niệm vợ chồng phải trọn đời chung thuỷ của ngƣời Công giáo Việt Nam một mặt nó bắt nguồn từ đặc điểm của hôn nhân Công giáo (đó là biểu hiện của sự kết hợp trung tín giữa Chúa Kitô và Hội Thánh), mặt khác nó cũng có cơ sở từ truyền thống dân tộc. Là một dân tộc phƣơng Đông, ngƣời Việt nói chung và ngƣời Công giáo Việt Nam nói riêng thƣờng có tâm lý ƣa sự ổn định, ít thay đổi. Tâm lý này đƣợc biểu hiện rõ nét trong đời sống hôn nhân, gia đình. Quan hệ vợ chồng của ngƣời Việt thƣờng chung thuỷ và nặng tình nặng nghĩa. Đây cũng là lý do khiến cho tính bất khả phân ly của hôn nhân bám rễ sâu trong cộng đồng Công giáo ở Việt Nam.

- Đạo hiếu trong gia đình.

Nói đến gia đình Việt Nam là nói đến đạo hiếu và tình gia tộc. Bƣớc vào đời sống hôn nhân, hai vợ chồng không phải bƣớc vào cuộc sống riêng tƣ đóng kín chỉ với riêng hai ngƣời, mà còn mở ra với cha mẹ hai bên cũng nhƣ với anh chị em họ hàng.

Nhƣ đã phân tích ở trên, trong Mười điều răn, sau ba điều răn nói về bổn phận đối với Thiên Chúa, điều răn thứ tƣ nói về bổn phận thảo kính cha mẹ. Nhƣ thế Kinh Thánh coi hiếu thảo là điều răn đầu tiên và quan trọng nhất trong tƣơng quan giữa ngƣời với ngƣời. Thiên Chúa muốn rằng sau Ngài, chúng ta phải tôn kính cha mẹ.

Với ngƣời Công giáo Việt Nam, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ phải xuất phát từ sự biết ơn đối với những bậc đã cộng tác với Thiên Chúa thông truyền cho mình sự sống, cũng nhƣ đã chăm lo, nuôi dƣỡng và giáo dục mình nên ngƣời. Giáo hội luôn nhắc nhở các giáo dân của mình rằng: “Cha con, con hãy hết lòng tôn kính, và đừng quên ơn mẹ con đã mang nặng đẻ đau. Hãy luôn nhớ công ơn dƣỡng dục sinh thành, công ơn ấy con lấy chi đáp đền cho cân xứng?” [Hc 7, 27-28]. Vì thế, khi cha mẹ còn sống, con cái bày tỏ lòng hiếu thảo qua việc yêu mến, tôn kính, vâng lời, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ.

Giáo hội đƣa ra những quan niệm hết sức rõ ràng, cụ thể về đạo hiếu trong gia đình. Đạo hiếu không phải là cái gì đó trừu tƣợng, chung chung mà nó phải đƣợc biểu hiện nhất quán trong cả tƣ tƣởng, lời nói và việc làm.

Trong tƣ tƣởng, con cái phải thực tình nhìn nhận cha mẹ một cách đáng kính trọng vì cha mẹ là ngƣời đã sinh thành, nuôi dƣỡng và cho ta hạnh phúc ở cuộc đời này. Trong lời nói, con cái phải lựa cách ứng xử và xƣng hô khiêm nhƣờng, lễ phép. Trong việc làm, con cái phải quan tâm thăm hỏi, chăm sóc cha mẹ cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Nhất là khi cha mẹ già

cả đau yếu phải chăm lo phụng dƣỡng kịp thời, đúng với đạo lí. Còn khi cha mẹ qua đời thì con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo và cầu nguyện cho cha mẹ.

Nhƣ vậy, đạo hiếu trong gia đình là một nét đẹp của văn hoá Công giáo, phù hợp với truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh đạo đức xã hội xuống cấp nhƣ hiện nay thì đạo hiếu càng trở nên có giá trị, cần phải kế thừa và phát huy.

- Kết cấu gia đình bền vững, có trật tự. Gia đình Công giáo có kết cấu

bền vững, chặt chẽ. Đó là một giá trị mang tính đặc trƣng của hôn nhân, gia đình Công giáo đã đƣợc chúng tôi trình bày ở chƣơng trên. Trong xã hội hiện nay, khi mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo và trật tự gia đình đôi khi bị đảo lộn thì giá trị này của gia đình Công giáo càng trở nên quý giá và cần thiết phải giữ gìn, phát huy. Một trong những chức năng của gia đình là các thành viên phải biết quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay chức năng này ngày đang càng suy giảm. Phƣơng tiện truyền thông đƣa tin về các vụ án mạng thƣơng tâm sát hại lẫn nhau giữa các thành viên trong cùng một gia đình có xu hƣớng gia tăng. Bệnh trầm cảm, hiện tƣợng giới trẻ chán sống và nạn tự tử tăng lên ngày càng nhanh chóng… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hiện tƣợng xã hội này, tuy nhiên nguyên nhân chính là do con ngƣời bị thiếu hụt về mặt tâm lí, ít nhận đƣợc sự quan tâm, chia sẻ từ những ngƣời thân trong gia đình nên cảm thấy chán chƣờng, cô đơn và tuyệt vọng. Còn với ngƣời Công giáo Việt Nam, các thành viên trong gia đình có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Các buổi đọc kinh, cầu nguyện hàng ngày đã khiến cho các thành viên trong gia đình gắn bó, gặp gỡ và chia sẻ thƣờng xuyên với nhau. Đây là điều kiện quan trọng tạo ra sự gắn kết giữa ông bà, cha mẹ với con cháu trong nhà….

- Nuôi dạy con cái theo tinh thần Phúc âm và điều răn của Chúa. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, nêu gƣơng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong giáo dục đạo đức gia đình. Đây là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn, bởi vì “các dân tộc phƣơng đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gƣơng sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [86, tr. 284]. Ngƣời Công giáo Việt Nam luôn coi trọng việc làm gƣơng của cha mẹ đối với con cái trong giáo dục gia đình. “Cha mẹ có trách nhiệm quan trọng là phải nêu gƣơng tốt cho con cái. Khi biết nhìn nhận những thiếu sót của mình trƣớc mặt con cái, cha mẹ có uy tín hơn để hƣớng dẫn và sửa dạy con cái” [56, số 2323, tr. 630].

Mẫu ngƣời lí tƣởng mà giáo dục Kitô hƣớng đến là Chúa Giêsu. Để có thể hƣớng con cái theo mẫu hình lí tƣởng đó thì bản thân các bậc làm cha làm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 138 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)