Gia đình có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 118 - 121)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Gia đình có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên

Trong xã hội hiện đại, khi đạo đức xã hội có sự xuống cấp thì kéo theo nó là hàng loạt các vấn đề xã hội nan giải nhƣ tệ nạn, tội phạm, hiện tƣợng ly hôn, phai mờ đạo lý... ngày càng ra tăng. Có nhiều lý do giải thích tình trạng này nhƣ lý do xã hội, kinh tế... nhƣng nguyên nhân quan trọng không thể không nhắc tới là cơ cấu gia đình lỏng lẻo, không có gƣơng sáng của cha mẹ đối với con cái, không có tình liên đới giữa các thành viên trong gia đình.

Tạo sự liên kết chặt chẽ trong gia đình là một giá trị vô cùng quan trọng của ngƣời Công giáo Việt Nam, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo và dễ tan rã, vấn đề giáo dục con ngƣời thƣờng lệch lạc, thiếu toàn diện.

Trong gia đình Công giáo Việt Nam, khi đứa trẻ sinh ra, bố mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái một cách chặt chẽ, toàn diện. Sự liên kết giữa đời và đạo với mục đích tốt đời đẹp đạo, đẹp đạo để giữ đời là triết l ý sống tích cực của ngƣời Công giáo nói chung và Công giáo Việt Nam nói riêng. Triết l ý đó trƣớc hết đƣợc thể hiện ở chỗ ngƣời Công giáo đặc biệt coi trọng việc giáo dục con cái. Họ quan niệm, bổn phận của vợ chồng là hàng ngày giúp đỡ con cái sống một cuộc sống hoàn toàn nhân bản. Công đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Vì là ngƣời truyền sự sống cho con cái nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế họ đƣợc coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót thì khó lòng bổ khuyết đƣợc” [55, tr. 722]. Bởi vậy, quyền lợi và bổn phận giáo dục của cha mẹ đối với con cái là không thể thay thế và bất khả nhƣợng nên không thể bị ràng buộc một cách hoàn toàn hoặc bị lợi dụng bởi bất cứ cơ chế nào. Những đặc tính này chỉ đặt trên nền tảng phụ tử và mẫu tử, cha mẹ chính là cội nguồn, linh hồn, nguyên tắc cho mọi hoạt động giáo dục,

và đây cũng chính là sợi dây ràng buộc chặt chẽ tạo nên giá trị liên hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Công đồng Vaticanô II cho rằng: “Gia đình, một cách nào đó chính là trƣờng dạy phát triển nhân tính. Nhƣng để gia đình có thể sống trọn vẹn và chu toàn sứ mệnh của mình, vợ chồng phải luôn luôn thông tin cho nhau thân tình trìu mến, cha mẹ phải cùng nhau bàn định công việc, đồng thời phải cộng tác chặt chẽ với nhau trong việc giáo dục con cái” [55, tr. 299]. Điều đó có nghĩa, chính cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên đối với con cái về nhân tính và những giá trị căn bản của cuộc sống, để chúng có đƣợc sự nhận thức đúng đắn theo một lối sống giản dị với phƣơng châm giá trị của con ngƣời là do cái mình làm ra, hơn là do cái mình có. Muốn vậy, giữa cha mẹ phải chia sẻ tình cảm, bàn định công việc và hợp tác với nhau trong việc giáo dục con cái. Đây là một nhận thức tiến bộ, bởi vì nếu không có sự liên kết chặt chẽ giữa bố và mẹ trong việc dạy dỗ con cái thì khó có thể đạt đƣợc mục tiêu giáo dục nhƣ mong muốn.

Trong gia đình Công giáo Việt Nam, con cái thƣờng đƣợc giáo dục một cách toàn diện, không chỉ về đức công bình mà còn về nghĩa của tình yêu thƣơng bác ái đích thực; về giới tính; các giá trị luân lý đạo đức, văn hoá, tôn giáo; và đặc biệt là sự giáo dục lòng hiếu thảo đối với mẹ cha... Một trong Mƣời điều răn của Thiên Chúa là “thảo kính với mẹ cha”, đây chính là một trong những nội dung quan trọng nhất của giáo dục gia đình Công giáo đƣợc các Kitô hữu đặc biệt chú ý. Ngƣời Công giáo cho rằng, nếu một ngƣời sống trong gia đình không tôn trọng và kính yêu ông bà, bố mẹ thì khi ra ngoài xã hội cũng khó nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật. Vì thế Giáo hội luôn coi trọng giáo dục gia đình, coi đây là nền tảng của giáo dục nhà trƣờng và giáo dục xã hội. “Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ, đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngƣơi đƣợc hạnh phúc và

hƣởng thọ trên mặt đất này” [Ep 6, 1-3]. Sách Châm ngôn cũng khuyên các Kitô hữu về cách dạy con cái ứng xử với cha mẹ mình: “Hãy lắng nghe cha con, đấng sinh thành ra con, đừng khinh rẻ mẹ con khi già yếu” [Cn 23-22]; “Kẻ bạc đãi cha và xua đuổi mẹ, là đứa con đốn mạt, nhuốc nhơ” [Cn 19-26]. Chính những điều răn dạy này của Thiên Chúa đã trở thành triết lý sống giàu tính nhân văn của ngƣời Công giáo Việt Nam, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đƣợc xuất phát từ sự biết ơn về bậc đã cộng tác với Thiên Chúa để truyền sinh sự sống cho mình, nuôi dƣỡng và giáo dục mình thành ngƣời. Gia đình đƣợc coi là trƣờng học căn bản đầu tiên về xã hội tính, dĩ nhiên đó là trƣờng học đầu tiên nhƣng không phải là duy nhất. Những quan niệm này của Công giáo rất gần với quan niệm của các nhà giáo dục hiện đại khi khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục gia đình và cũng thống nhất với quan niệm của ông cha ta khi nói về việc giáo dục nhân cách cho con trẻ: dạy con từ thuở còn thơ hay gần mực thì đen, gần đèn thì sáng...

Trong một công trình nghiên cứu về giáo dục gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam, khi đƣợc hỏi quan niệm nhƣ thế nào về đạo hiếu, một giáo dân cho rằng:

“Bố mẹ là người thay quyền Chúa để dạy bảo mình, thế mà mình không hiếu thảo với bố mẹ là mình có tội với Chúa, với bố mẹ. Có ông bà mới có bố mẹ, có bố mẹ mới có mình, thế mà bây giờ mình không tôn trọng bố mẹ tức là

mình không tôn trọng ông bà” (PVS, nữ 68 tuổi, lớp 1) [trích theo 43, tr. 213].

Điều đó cho thấy ngƣời Công giáo Việt Nam rất coi trọng đạo hiếu trong gia đình. Con cái sẽ đáp lại công ơn cha mẹ với lòng biết ơn, tâm tình hiếu thảo và tin cậy, sẽ theo đạo làm con mà phụng dƣỡng cha mẹ trong nghịch cảnh cũng nhƣ khi cha mẹ tuổi già.

Nhƣ vậy, chính sự dạy dỗ và quan tâm chăm sóc của bố mẹ đối với con cái và sự hiếu thảo, phụng dƣỡng của con cái đối với cha mẹ, ông bà đã tạo

nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình. Hàng ngày cả nhà cùng nhau đọc Kinh, cầu nguyện, dành thời gian bên nhau, quan tâm chăm sóc nhau là một nét đẹp văn hoá trong gia đình Công giáo Việt Nam. Giá trị này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, khi mà tất cả mọi ngƣời luôn bận rộn với công việc làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo và mất kiểm soát.

Trong một nghiên cứu về nếp sống đạo của ngƣời Công giáo tại giáo xứ Nỗ Lực, tác giả Nguyễn Đức Hạnh đã có những khảo sát về vấn đề này: "Kết quả điều tra định lƣợng cho thấy, ngƣời giáo dân Nỗ Lực dâng lời kinh vào những thời điểm sáng sớm, trƣớc khi đi ngủ, trƣớc và sau bữa ăn chiếm tỉ lệ cao nhất, cụ thể: ngay khi thức dậy chiếm 73,2%, trƣớc khi đi ngủ là 73,5%. Việc cầu nguyện và làm dấu thánh trƣớc tất cả bữa ăn chiếm 96,9%" [43, tr108].

Ngoài ra, lối sống của ngƣời Công giáo Việt Nam là sống và sinh hoạt theo cộng đoàn. Chính lối sống này là cơ sở tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình Công giáo và trong họ đạo, đây là một giá trị và cũng là một trong những đặc trƣng cơ bản của gia đình Công giáo Việt Nam, là nét đẹp của văn hoá Công giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 118 - 121)