Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Hôn nhân tự do, tự nguyện giữa hai ngƣời khác giới
Tự do là một giá trị của nhân loại, phù hợp với xu thế hôn nhân tiến bộ của thế giới đƣơng đại. Trong lịch sử và thậm chí cả hiện tại, không phải lúc nào con ngƣời cũng đƣợc tự do, tự nguyện lựa chọn ngƣời bạn đời của mình khi kết hôn.
Với đạo Công giáo, “hôn nhân đƣợc ký kết giữa ngƣời nam và ngƣời nữ, cả hai đã đƣợc rửa tội và tự do để kết hôn, và họ tự nguyện bày tỏ sự ƣng thuận của mình. “Tự do” nghĩa là: không bị ép buộc; không bị ngăn trở theo luật tự nhiên hay Giáo luật” [56, số 1625].
Hội Thánh coi việc bày tỏ sự ƣng thuận kết hôn của hai ngƣời “là yếu tố cần thiết “làm nên hôn nhân”. Thiếu sự ƣng thuận này thì hôn nhân không thành” [56, số1626].
“Sự ƣng thuận kết hôn là hành vi nhân linh - nghĩa là hành vi của con ngƣời có ý thức và tự do - trong đó hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón
nhận nhau: “Anh nhận em làm vợ”; “Em nhận anh làm chồng”. Chính sự ƣng thuận đã liên kết đôi nam nữ với nhau và đƣợc thể hiện trọn vẹn khi hai ngƣời “trở nên một xƣơng một thịt” [56, số 1627]. Bởi vậy, “sự ƣng thuận này phải là một hành vi ý chí của mỗi bên kết hôn, không bị cƣỡng bức vì bạo lực hay quá sợ hãi do một nguyên cớ bên ngoài. Không một quyền hành nào của loài ngƣời có thể thay thế sự ƣng thuận này. Nếu thiếu sự tự do này, cuộc hôn nhân sẽ không thành” [56, số 1628].
Sẽ không thể có đƣợc sự tự do ƣng thuận thực sự giữa hai ngƣời, nếu một trong hai ngƣời:
- Không có đủ trí khôn.
- Thiếu trầm trọng trí phán đoán về những quyền lợi và nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân.
- Bị tâm thần không thể đảm nhận những nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân. - Vô tri: Không biết hôn nhân là gì.
- Lầm lẫn về ngƣời, hoặc về phẩm cách của ngƣời phối ngẫu.
- Lƣờng gạt: Khi chủ ý lừa dối về sự có hay không một phẩm cách của mình, nhằm đạt đƣợc sự ƣng thuận của bên kia. Phẩm cách này quan trọng đến nỗi sau này khi khám phá ra thì đời sống hôn nhân có thể bị tác hại trầm trọng.
- Giả vờ ƣng thuận, nhƣng thực sự không muốn.
- Ƣng thuận với điều kiện về tƣơng lai. Đặt điều kiện về tƣơng lai thì hôn nhân bất thành.
- Ƣng thuận vì bạo lực hoặc vì sợ hãi [xem 54, điều 1095- 1103].
Khi sự ƣng thuận giữa hai ngƣời đã đƣợc chấp nhận, hôn nhân phải đƣợc cử hành theo thể thức của Hội Thánh.
Nhƣ vậy, với ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân là sự tự do kết hợp giữa một ngƣời nam với một ngƣời nữ có nhu cầu gắn bó và chung sống với nhau cả đời. Sự lựa chọn này đƣợc xây dựng trên cơ sở tự nguyện yêu thƣơng
của hai ngƣời mà không chịu sự ép buộc từ bất cứ thế lực nào. Đây là một sự tiến bộ của Công giáo Việt Nam về hôn nhân. Bởi vì trên thực tế hiện nay, mặc dù xã hội phong kiến đã đi qua lâu rồi nhƣng những tàn dƣ của nó trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn còn sót lại. Một trong những tàn dƣ đó chính là quan niệm cho rằng cha mẹ có quyền ép gả hoặc sắp đặt hôn nhân cho con cái: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Hoặc quan niệm của ngƣời Mông cho rằng ngƣời nam có quyền bắt vợ về chung sống với mình mà không cần tính đến nhu cầu tình cảm của ngƣời nữ; hay cách lựa chọn sinh con ngoài giá thú và nuôi con đơn thân của rất nhiều các bà mẹ hiện nay...
Hiện tƣợng hôn nhân đồng tính cũng là một bài toán khó giải cho các nhà quản lí xã hội hiện nay, khi họ phải đối mặt với thực tế có rất nhiều các cặp đôi đồng tính tổ chức kết hôn hoặc chung sống với nhau nhƣ vợ chồng. Quốc hội những kì họp gần đây về chỉnh sửa Luật hôn nhân và gia đình cũng đƣa ra nhiều bàn thảo trong đó có vấn đề hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, luật pháp Việt Nam vẫn chƣa chấp nhận cho đăng kí kết hôn giữa hai ngƣời cùng giới.
Vấn đề hôn nhân trong xã hội hiện nay đang có nhiều diễn biến phức tạp với đa dạng các quan điểm khác nhau, thậm chí là trái chiều. Trong bối cảnh đó phải thừa nhận giá trị của hôn nhân Công giáo khi khẳng định hôn nhân là sự tự do, tự nguyện kết hợp giữa hai ngƣời khác giới có nhu cầu gắn bó và chung sống với nhau cả đời là tích cực, đƣợc đại đa số chấp nhận. Giáo hội khẳng định, mọi ngƣời nam nữ khi đến tuổi kết hôn đều có quyền tự do chọn cho mình một bậc sống, nghĩa là đƣợc chọn kết hôn và thiết lập một gia đình, hoặc sống độc thân. Hôn nhân chỉ có thể đƣợc kí kết khi cả hai vợ chồng bày tỏ một cách hợp lệ sự tự do và hoàn toàn ƣng thuận. Khi kết hôn vợ chồng cần chung thuỷ trọn đời. Vì thế khi tổ chức hôn lễ trong nhà thờ, trƣớc sự chứng dám của Thiên Chúa, bao giờ linh mục cũng hỏi cô dâu, chú
rể có tự nguyện kết hôn với nhau không. Câu hỏi bắt buộc này nhƣ một sự xác nhận cho quyền tự do lựa chọn bạn đời của ngƣời Công giáo khi họ kết hôn. Lí do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng phải chung thuỷ chính là sự trung tín của Thiên Chúa với giao ƣớc, và sự trung tín của Chúa Kitô với Hội Thánh. Hôn nhân là một giao ƣớc kí kết giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ, với ý thức tự do và trách nhiệm, để sống yêu thƣơng và giúp đỡ nhau trong tình nghĩa vợ chồng; để sinh sản và giáo dục con cái trong trách nhiệm làm cha làm mẹ. Nhƣ vậy với quan niệm này về hôn nhân, Giáo hội Công giáo đã không chấp nhận và cổ vũ cho hôn nhân đồng tính, hôn nhân sắp đặt, hay cách chọn sinh con đơn thân, tục cƣớp vợ và chế độ đa thê... Xét về nhiều khía cạnh, đây vẫn là quan niệm tiến bộ và phù hợp với sự cân bằng của con ngƣời: hôn nhân phải là sự kết hợp giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ. Sự kết hợp giữa hai ngƣời đồng tính là phá vỡ tính tự nhiên của quy luật này. Cũng nhƣ sự ép buộc trong hôn nhân là vi phạm quyền tự do yêu thƣơng, thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong đời sống con ngƣời... Vì thế Giáo hội luôn khẳng định: “Chỉ khi có sự kết hợp giữa hai ngƣời khác nhau về giới tính, mỗi cá nhân mới có thể đạt tới tình trạng hoàn hảo nhờ vừa có sự hợp nhất giữa hai ngƣời vừa có sự bổ túc về tâm sinh lý giữa hai ngƣời ấy” [53, tr. 175].
Nhƣ vậy, quan điểm của Giáo hội rất rõ ràng về vấn đề hôn nhân đồng tính. Quan điểm này đƣợc khẳng định ngay từ trong Kinh Thánh với những đoạn văn lên án về hành động đồng tính: “Khi ngƣời đàn ông nào nằm với một ngƣời đàn ông nhƣ nằm với một ngƣời đàn bà thì cả hai đã làm điều ghê tởm...” [Lv 20, 13]. Dựa trên Kinh Thánh, Giáo hội xem đồng tính nhƣ một sự suy đồi, vì thế Hội Thánh khẳng định các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là vô trật tự. Chúng nghịch với luật tự nhiên, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc cho nhau thực sự về tình cảm và tính dục, và đó là điều không thể chấp nhận đƣợc.
Tuy nhiên mặt khác, Giáo hội cũng khẳng định: “Phải tôn trọng những ngƣời đồng tính luyến ái một cách đầy đủ trong chính nhân phẩm của họ, và phải kích lệ họ tuân theo kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách quan tâm đặc biệt tới việc thực hành khiết tịnh. Thi hành bổn phận tôn trọng ấy không có nghĩa là bênh vực sự hợp pháp hoá một hành vi không phù hợp với luật luân lý, càng không có nghĩa là bênh vực việc nhìn nhận quyền kết hôn giữa những ngƣời đồng giới và coi việc ấy ngang hàng với gia đình” [53, tr. 176].
Quan điểm trên của Giáo hội chứng tỏ, một mặt Giáo hội lên án hôn nhân đồng tính, coi đó là là sự suy đồi, vô trật tự, nhƣng mặt khác Giáo hội luôn kêu gọi các tín hữu của mình phải tôn trọng những ngƣời đồng tính. Điều này có thể hiểu là, Giáo hội không cổ vũ những ngƣời đồng tính do lối sống và bệnh hoạn tâm lý, nhƣng vẫn tôn trọng những ngƣời đồng tính bẩm sinh, do sự nhầm lẫn và méo mó của Thiên Chúa khi tạo ra con ngƣời. Với những ngƣời đồng tính trong trƣờng hợp này, Giáo hội cho rằng “phải khích lệ họ tuân theo kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách quan tâm đặc biệt tới việc thực hành khiết tịnh” [53, tr. 176]. Chúng tôi cho rằng điều này phù hợp với quan điểm của y học hiện đại khi cho rằng, về cơ bản có hai nguyên nhân dẫn đến hôn nhân đồng tính là do bản chất tự nhiên và do mắc bệnh xã hội. Đây là một vấn đề nóng, đang có nhiều tranh cãi, chƣa thống nhất.