Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Gia đình Công giáo ở Việt Nam
2.3.2. Đặc điểm của gia đình Công giáo Việt Nam
* Gia đình được xây dựng trên cơ sở vợ chồng bình đẳng, yêu thương nhau và có nghĩa vụ với nhau
Giáo hội Việt Nam đƣa ra những nhiệm vụ cụ thể của ngƣời vợ và ngƣời chồng. Bộ giáo luật khẳng định: “Do hôn phối hữu hiệu, giữa vợ chồng phát sinh một mối dây ràng buộc vĩnh viễn và độc nhất tự bản chất. Ngoài ra trong hôn phối Kitô giáo, do một bí tích riêng biệt, vợ chồng đƣợc củng cố và nhƣ thể đƣợc thánh hiến nhằm tới thiên chức và những trách nhiệm của bậc sống” [54, Điều 1134].
Trƣớc hết, về nhiệm vụ của ngƣời chồng. Quan hệ vợ chồng theo quan niệm của Công giáo đƣợc xây dựng trên cơ sở dân chủ và bình đẳng. Đối với vợ mình, ngƣời chồng vừa là ngƣời bạn đời tri kỷ nhƣng cũng đồng thời là ngƣời bạn đạo keo sơn. Vị trí và vai trò của ngƣời chồng trong gia đình có một tầm quan trọng không ai có thể thay thế đƣợc. Vai trò đó đƣợc
thể hiện chủ yếu ở tƣ cách làm chồng và làm cha. Thiên Chúa đã mời gọi ngƣời chồng đứng ra bảo đảm sự phát triển thống nhất của mọi thành phần trong gia đình (Quan niệm này của Công giáo có điểm giống với quan niệm của Nho giáo về vai trò của ngƣời chồng, ngƣời cha trong gia đình khi họ đƣợc coi là trụ cột chính). Để chu toàn sứ mạng này, ngƣời chồng cần phải quảng đại nhận lấy trách nhiệm đối với vợ con, làm cho gia đình đƣợc vững mạnh trong sự hợp nhất và ổn định.
Tình vợ chồng đích thực đòi hỏi ngƣời chồng phải kính trọng đối với phẩm giá của vợ mình, nhƣ Thánh Ambrôsiô đã viết: “Con không phải là chủ của nàng nhƣng là chồng của nàng; nàng đƣợc trao cho con để làm vợ chứ không phải làm nô lệ, hãy đáp lại những chú ý nàng đã dành cho con, và hãy biết ơn tình yêu của nàng” [98, tr. 105-106]. Đây là quan niệm hết sức tiến bộ của ngƣời Công giáo Việt Nam.
Ngoài ra, khi đứa con chào đời, cùng với vợ mình, ngƣời chồng có nhiệm vụ giúp vợ chăm sóc và nuôi dạy con cái.
Còn đối với ngƣời phụ nữ, trong gia đình, ngƣời nữ cũng có trách nhiệm trong vai trò làm vợ và làm mẹ. Ngoài ra, “Về phụ nữ trƣớc hết cần phải ghi nhận rằng, phẩm giá và trách nhiệm của họ bình đẳng với phẩm giá và trách nhiệm của ngƣời nam giới” [98, tr. 101]. Điều đó có nghĩa về mặt nhân quyền, vợ và chồng hoàn toàn bình đẳng với nhau trong quan hệ hôn nhân, gia đình và quan hệ xã hội. Chính vì thế, nhiệm vụ của ngƣời vợ và ngƣời chồng là tƣơng đối công bình. Nếu ngƣời chồng có bổn phận phải yêu thƣơng, chăm sóc vợ con thì ngƣợc lại ngƣời vợ cũng phải có trách nhiệm yêu thƣơng và chăm sóc chồng mình. Bộ Giáo luật đã viết: “Cả hai vợ chồng đều có nhiệm vụ và quyền lợi bằng nhau trong tất cả những gì liên hệ đến đời sống chung của vợ chồng” [54, Điều 1135]. Quan điểm tiến bộ này của Công giáo Việt Nam hoàn toàn chống lại tệ trọng nam khinh nữ vốn rất phổ biến trong xã hội phong kiến vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện nay.
Khi tạo dựng con ngƣời có nam có nữ, Thiên Chúa đã ban cho họ những phẩm giá nhƣ nhau, trao cho họ những quyền lợi bất khả nhƣợng và những trách nhiệm dành riêng cho mỗi ngƣời. Quan niệm về bình đẳng giới của Công giáo thể hiện tƣ tƣởng tiến bộ so với Nho giáo, khi mà các nhà Nho luôn đề cao nam giới và khinh thƣờng phụ nữ. Vì thế, phụ nữ Công giáo vừa có chức năng riêng của giới tính nhƣ mang thai, sinh đẻ, nội trợ... nhƣng cũng vừa bình đẳng với nam giới trong việc nuôi dạy con cái, tham gia các công việc xã hội và phát triển kinh tế gia đình
Qua đây cho thấy, theo quan niệm của Công giáo, để có đƣợc một cuộc hôn nhân thực sự hạnh phúc thì trƣớc khi kết hôn, ngƣời nam và ngƣời nữ cần phải tìm hiểu và chuẩn bị kỹ về mọi mặt. Khi đã kết hôn, cuộc sống vợ chồng tồn tại dựa trên nguyên tắc tình yêu, sự tin tƣởng và tôn trọng lẫn nhau. Luật Chúa đã quy định nhiệm vụ vợ chồng một cách rành mạch, có tình, có lý. Vợ và chồng phải là chứng nhân của tình yêu không vị kỷ, biết hy sinh quên mình cho ngƣời phối ngẫu nhƣ Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá để dành cho Hội Thánh một tình yêu trọn vẹn.
* Gia đình là môi trường giáo dục hình thành nhân cách con người, là nơi truyền đạo và giữ đạo
Trong mối quan hệ tƣơng quan giữa các thành viên trong gia đình, các bậc phụ huynh ngƣời Công giáo Việt Nam đặc biệt chú trọng tới vấn đề giáo dục nhân cách cho con trẻ, coi đó là nền tảng hình thành nhân sinh quan sống cho con ngƣời. Nội dung giáo dục này đƣợc thể hiện ở việc xác định bổn phận và nghĩa vụ của từng thành viên trong gia đình qua các mối quan hệ sau đây:
Thứ nhất, quan hệ cha mẹ và con
- Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con
Theo ý định của Thiên Chúa, hôn nhân là nền tảng cho một cộng đoàn rộng lớn hơn, tức là gia đình. Hôn nhân và tình yêu vợ chồng đều quy hƣớng về việc truyền sinh và giáo dục con cái thành ngƣời. Vì thế, Công đồng
Vaticanô II đã khẳng định: “Tự bản tính, hôn nhân và tình yêu vợ chồng hƣớng tới việc sinh sản và giáo dục con cái. Con cái vừa là ân huệ cao quí nhất của hôn nhân, vừa góp phần rất lớn vào hạnh phúc của cha mẹ” [55, tr. 295]. Giáo hội luôn nhất mạnh, việc sinh sản và giáo dục ở đây không chỉ nói đến việc chăm lo đời sống vật chất mà cả đời sống luân lý, tinh thần và tôn giáo cho con cái. Vì thế, trách nhiệm giáo dục của cha mẹ rất lớn lao. Nhiệm vụ sinh sản và giáo dục con cái là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng.
Công giáo cho rằng, khi thực hiện nhiệm vụ cao cả này, tức là họ đã cộng tác vào công trình sáng tạo của Đấng tạo hoá và trở thành ngƣời diễn đạt tình yêu của Ngài. Bởi vậy, họ sẽ chu toàn bổn phận của mình với trách nhiệm của một con ngƣời và một ngƣời Kitô hữu.
Trong gia đình Công giáo Việt Nam, khi con cái đƣợc sinh ra, cha mẹ có quyền và bổn phận ngang nhau đối với con cái. Quyền và bổn phận giáo dục con cái là cốt lõi của việc làm cha, làm mẹ. Vai trò của cha mẹ trong gia đình không ai có thể thay thế đƣợc và cũng không nhƣờng cho ai đƣợc. Họ cho rằng, đây là công việc cao quý nhất mà Thiên Chúa đã ban tặng cho các bậc làm cha làm mẹ đƣợc tham gia vào công trình xây dựng những giá trị nhân bản vì con ngƣời. Giáo dục con cái là một việc rất quan trọng, cần phải đƣợc bắt đầu sớm, vì thế Công đồng Vaiticanô II đã căn dặn các bậc làm cha làm mẹ: “Bởi đã lãnh nhận phẩm giá và chức vụ làm cha làm mẹ, sẽ tận tâm chu toàn bổn phận giáo dục” [55, tr. 291], trong đó Giáo hội đặc biệt chú trọng tới vấn đề giáo dục con cái ngay từ khi còn nhỏ. Về điểm này, quan điểm của Công giáo Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quan niệm của ông cha ta: “Uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn đƣơng thơ”.
Mục tiêu của giáo dục Kitô giáo là giúp con cái trở thành ngƣời và trở thành con Thiên Chúa. Chúa Giêsu đƣợc coi là khuôn mẫu của con ngƣời hoàn hảo và là mục tiêu mà giáo dục Kitô vƣơn tới. Trong quá trình giáo dục con cái, nội dung giáo dục đƣợc Giáo hội Công giáo nói đến nhiều nhất là giáo dục nhân
bản và giáo dục đức tin. Bộ giáo luật đã quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm rất nặng nề và quyền lợi nguyên ủy phải hết sức chăm lo việc giáo dục con cái về thể lý, xã hội và văn hóa, về luân lý và tôn giáo” [54, Điều 1136].
Khi nói về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, Giáo hội luôn khẳng định gia đình “cần phải dành một một sự chú ý đặc biệt cho đứa con, bằng cách phát huy lòng quý chuộng sâu xa đối với phẩm giá ngôi vị của nó, cũng nhƣ phát huy sự kính trọng thật to lớn đối với những quyền lợi của nó, những quyền lợi mà ngƣời ta phải phục vụ một cách quảng đại. Đó là điều mà phải dành cho tất cả mọi đứa con, mà quan trọng nhất là đứa con nhỏ tuổi hơn, đang cần đủ mọi thứ, hoặc đối với một đứa con bị đau yếu, đau khổ hay tàn tật” [98, tr. 107]. Quan niệm này của Giáo hội có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề nuôi dạy và giáo dục con cái đang có nhiều bất cập. Hiện tƣợng các bậc phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến việc nuôi dạy con cái diễn ra hết sức phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến đạo đức xã hội có phần xuống dốc.
- Nghĩa vụ của con đối với cha mẹ, ông bà
Có thể nói, tôn giáo nào cũng đề cao đạo hiếu, bởi vì đó chính là nền tảng của các giá trị nhân văn. Riêng đạo Công giáo, trong các giới răn nói về bổn phận của con ngƣời đối với con ngƣời thì điều đầu tiên Chúa truyền là: “Ngƣơi hãy thờ cha kính mẹ, nhƣ Đức Chúa, Thiên Chúa của ngƣơi, đã truyền cho ngƣơi, để đƣợc sống lâu, và đƣợc hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa ngƣơi, ban cho ngƣơi” [Đnl 5, 16]. Điều này cho thấy, đối với Chúa Trời, trong tất cả các bổn phận của ngƣời đối với ngƣời, bổn phận quan trọng hàng đầu là bổn phận của con cái đối với cha mẹ, bậc đã sinh thành và nuôi dƣỡng con cái.
Công giáo coi trọng bổn phận của ngƣời làm con vì đây là điều căn bản, ảnh hƣởng sâu đậm trên những bổn phận khác. Giáo hội nhấn mạnh việc
giáo dục các giáo dân của mình phải biết nhớ về cội nguồn. Điều này trƣớc hết đƣợc thể hiện ở việc con cái phải hiếu thảo với mẹ cha. Cũng giống nhƣ truyền thống văn hoá dân tộc, đạo hiếu trong gia đình Công giáo giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Đạo hiếu đƣợc thể hiện ở việc con cái phải biết kính trọng, chăm sóc phụng dƣỡng ông bà, cha mẹ khi họ còn sống và khi họ qua đời thì phải lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho họ.
Các nhà giáo dục cho biết, nếu một ngƣời không kính yêu cha mẹ, không tôn trọng thẩm quyền của cha mẹ, khi trƣởng thành ngƣời đó sẽ không yêu thƣơng những ngƣời xung quanh và cũng khó khâm phục dƣới một thẩm quyền nào. Nếu một đứa bé khi còn nhỏ không tôn kính cha mẹ, lúc đi học sẽ không kính trọng thầy cô, và khi bƣớc vào đời cũng không chắc nó là một công dân tốt.
Thực ra, những quy định của Công giáo về bổn phận của con cái đối với cha mẹ có nhiều nét tƣơng đồng với những chủ trƣơng của Nhà nƣớc Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình của nƣớc ta đã nêu rõ: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trƣờng hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ” [100, điều 36, tr. 55].
Thứ hai, quan hệ giữa anh chị em trong gia đình
Công giáo luôn đề cao vai trò của giáo dục gia đình, coi giáo dục gia đình là nền tảng của giáo dục nhà trƣờng và giáo dục xã hội. Ngoài mối quan hệ giữa vợ với chồng và giữa cha mẹ với con cái thì Giáo hội cũng đặc biệt quan tâm tới quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình. Theo Giáo hội, anh em phải lấy tình thân ái để nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ với nhau và cùng nhau chăm sóc ông bà, cha mẹ. Quan niệm này của Công giáo cũng hoàn toàn thống nhất với quan niệm của ngƣời Việt truyền thống: anh em như
Nhƣ vậy, mục tiêu của giáo dục Kitô giáo là giúp con cái trở thành ngƣời và trở thành con Thiên Chúa. Chúa Giêsu đƣợc coi là khuôn mẫu của con ngƣời hoàn hảo và là mục tiêu mà giáo dục Kitô vƣơn tới. Quyền và bổn phận giáo dục của cha mẹ đƣợc coi là điểm cốt lõi nhất trong giáo dục gia đình, vì nó gắn liền với việc truyền sinh sự sống con ngƣời. Bởi thế, theo Giáo hội, quyền và bổn phận này chính là sự biểu hiện tƣơng quan tình yêu giữa cha mẹ và con cái. Đó là thứ “không thể thay thế và không thể chuyển nhƣợng, và vì vậy cũng không thể đƣợc uỷ quyền một cách hoàn toàn cho ngƣời khác, cũng không thể bị ngƣời khác cƣỡng đoạt” [98, tr. 127].
Ngoài ra, một đặc trƣng rất riêng và cũng là một trách nhiệm vô cùng quan trọng của gia đình Công giáo Việt Nam là vấn đề truyền đạo và giữ đạo. Thực chất, đây chính là vai trò tôn giáo của các gia đình Kitô hữu. Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã nhiều lần khẳng định tương lai của nhân loại sẽ đi
ngang qua gia đình. Điều này cho thấy sự khẩn thiết đòi hỏi Giáo hội phải
canh tân việc mục vụ gia đình và tái khẳng định về chức năng truyền đạo và giữ đạo của các gia đình Kitô hữu trong thế giới ngày nay.
Cũng giống nhƣ các gia đình ngoài Công giáo, gia đình Công giáo có các chức năng nhƣ xây dựng hạnh phúc, phát triển kinh tế hay tái sản xuất ra con ngƣời... Tuy nhiên, ngoài những chức năng chung ấy, gia đình Công giáo còn có chức năng tôn giáo vô cùng quan trọng, đó là truyền đạo và giữ đạo.
Giáo hội cho rằng, gia đình Công giáo chính là Hội Thánh thu nhỏ hay
Hội thánh tại gia. Vì thế, gia đình cũng có tính cách giống nhƣ Giáo hội,
nghĩa là gia đình phải phục vụ cho việc xây dựng nước Thiên Chúa trong lịch sử, nhằm loan báo tin mừng và truyền đạt các giá trị Kitô giáo tới những thành viên khác trong gia đình và những ngƣời xung quanh. Khi nói về vấn đề này, Giáo hội nhấn mạnh:
“Cũng giống nhƣ Giáo hội, gia đình có nghĩa vụ tạo môi trƣờng cho tin mừng đƣợc truyền đạt tới và từ đó tin mừng đƣợc lan toả ra. Vậy, trong một gia đình ý thức về sứ mạng này, mọi phần tử của gia đình đều phúc âm hoá và đều đƣợc tin mừng hoá. Cha mẹ chẳng những truyền thụ tin mừng cho con cái mà còn có thể nhận lại chính tin mừng ấy đã đƣợc sống sâu sắc từ phía con cái. Và một gia đình nhƣ thế sẽ có sức tin mừng hoá nhiều gia đình khác và cả môi trƣờng chung quanh” [98, tr. 151-152].
Với ngƣời Công giáo, sứ mệnh tông đồ loan báo tin mừng, truyền giáo của gia đình Kitô hữu đƣợc bắt nguồn từ bí tích Rửa tội, và vì họ đã nhận đƣợc nơi bí tích hôn phối một sức đẩy mới để truyền đạt đức tin, để thánh hoá và biến đổi hoàn cảnh môi trƣờng theo ý định của Thiên Chúa cho nên các gia đình Công giáo phải có sứ mệnh giữ đạo và phổ biến đạo. Điều này trƣớc hết đƣợc thực hiện thông qua việc bố mẹ truyền đạo cho con cái. Khi một đứa trẻ trong gia đình Công giáo đƣợc sinh ra, bố mẹ sẽ đƣa con đến nhà thờ và làm lễ Rửa tội. Từ đây, em bé sẽ đƣợc gia nhập cộng đồng Kitô hữu. Em bé lớn lên sẽ đƣợc bố mẹ hƣớng dẫn đọc kinh, cầu nguyện, đến nhà thờ và tham gia các lớp học giáo lý... Bố mẹ dạy con cái hãy chọn nƣớc Thiên Chúa trên hết mọi sự. Mọi ngƣời trong gia đình đều thi hành tác vụ đối với nhau. Vì vậy, mức độ hiểu biết về nếp sống đạo của em bé đó cũng theo tuổi tác đƣợc tăng lên. Cha mẹ giáo dục con cái để mọi thành viên trong gia đình cùng nhau