Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
5.1. Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình
5.1.2. Những thách đố trong việc phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình
đình Công giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay, hôn nhân, gia đình cũng nhƣ các cơ cấu khác đang bị ảnh hƣởng sâu sắc từ những biến đổi của xã hội và văn hoá. Trong hoàn cảnh đó, nhiều gia đình đã sống trung thành với các giá trị nền tảng của gia đình truyền thống; nhiều gia đình khác lúng túng hoặc lạc hƣớng trƣớc những lựa chọn của họ, hoặc rơi vào chỗ hoài nghi về ý nghĩa sâu xa giá trị của đời sống hôn nhân, gia đình truyền thống; hoặc cũng có những gia đình bị cản trở không thực hiện đƣợc mong muốn và nguyện vọng của họ, do những hoàn cảnh bất công.
Vì biết rằng hôn nhân và gia đình là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của mỗi con ngƣời, Giáo hội Việt Nam luôn quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của giáo dân về giá trị của hôn nhân, gia đình, và khuyên nhủ họ cố gắng sống trung thành với những giá trị đó, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Ngoài ra, Giáo hội cũng rất tích cực trong việc rao giảng phúc âm, nghĩa là tin mừng cho tất cả mọi ngƣời một cách không phân biệt, đặc biệt là với các bạn trẻ đang chuẩn bị bƣớc vào đời sống hôn nhân và gia đình. Giáo hội luôn dành sự quan tâm bằng cách giúp họ khám phá ra ý nghĩa cao cả của ơn gọi tình yêu và phục vụ sự sống trong gia đình. Giáo hội cho rằng, chỉ khi nào biết tiếp nhận tin mừng ngƣời ta mới có thể chắc chắn thực hiện đƣợc trọn vẹn tất cả những gì mà con ngƣời đang hy vọng một cách chính đáng nơi hôn nhân và gia đình.
Ngƣời Công giáo quan niệm, vì đƣợc Thiên Chúa thiết định ngay từ thuở ban đầu nên tự bản chất, hôn nhân và gia đình nhất thiết phải đƣợc hoàn tất trong Chúa Kitô và cần có ân sủng của Ngài để đƣợc thánh hoá trong cuộc sống hàng ngày, nghĩa là nhận biết trọn vẹn và thực hiện đầy đủ ý định của Thiên Chúa trong đời sống hôn nhân và gia đình.
Chƣơng 3 và chƣơng 4 chúng tôi đã chỉ ra và phân tích một số giá trị cơ bản của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam. Những giá trị này chính là đặc trƣng của hôn nhân, gia đình Công giáo, tạo nên nét đẹp văn hoá của Công giáo trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, trƣớc những chuyển biến vô cùng mạnh mẽ của đời sống xã hội hiện nay (nhƣ đã phân tích ở trên, bản thân các giá trị văn hoá, tinh thần không phải là một hằng số bất biến mà nó cũng thay đổi và chịu tác động từ thực tiễn), các giá trị đó cũng có những biến đổi nhất định. Sự tác động của thực tiễn đời sống xã hội đến cả hai phía là Giáo hội và giáo dân khiến cho cả Giáo hội và giáo dân đều có những chuyển biến nhất định, nhƣng có lẽ những chuyển biến đó diễn ra một cách rõ rệt hơn từ phía giáo dân.
5.1.2.1. Những chuyển biến về hôn nhân, gia đình của người Công giáo Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, cộng đồng Công giáo bị phá vỡ do vấn đề di dân ra thành thị
và các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đây là thực trạng diễn ra rất phổ biến trong xã hội hiện đại khi thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Sự tìm kiếm công ăn việc làm và cơ hội phát triển kinh tế, hoặc do tính chất công việc đặc thù (chẳng hạn nhƣ quân nhân, thuỷ thủ, tù nhân, những ngƣời tị nạn…) đã khiến một số giáo dân phải từ bỏ quê hƣơng đến lập nghiệp tại nơi xa xôi, đất khách. Đây là một thách đố cho Giáo hội hiện nay trong việc mục vụ gia đình, chăm sóc đời sống đức tin và thực hành giáo lý của các Kitô hữu trong xã hội hiện đại. Nó là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho nếp sống đạo của ngƣời Công giáo trở nên mờ nhạt.
Nhƣ đã nói ở trên, nếp sống đạo Công giáo đƣợc thể hiện ở bản thân mỗi tín đồ, trong gia đình hay ngoài cộng đoàn, là những nét văn hóa đặc sắc của ngƣời Công giáo Việt Nam, góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trƣớc những tác động về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của thời
đại, nếp sống đạo của ngƣời Công giáo Việt Nam hiện nay nói riêng và ngƣời Công giáo trên thế giới nói chung đang có những biểu hiện mờ đạo và nhạt đạo. Đây là một thực tế mà hầu hết Giáo hội ở các nƣớc đều gặp phải trong đó có Giáo hội Công giáo Việt Nam. Cụ thể:
- Do những thủ tục rƣờm rà, mất thời gian không phù hợp với con ngƣời và lối sống hiện đại nên một số em bé sinh ra trong gia đình Công giáo không đƣợc các bậc phụ huynh làm phép Rửa tội. Điều này cũng có nghĩa, các bậc phụ huynh không muốn con mình trở thành một Kitô hữu giống nhƣ mình. Thực trạng này theo chúng tôi có 2 nguyên nhân: Một là các bậc phụ huynh thấy đƣợc những bất cập từ chính bản thân, đã gia nhập đạo rồi thì phải cố theo cho đến cuối đời, và họ không muốn con cái mình phải rơi vào hoàn cảnh đó. Hai là, có nhiều em bé sinh ra trong gia đình Công giáo, đƣợc bố mẹ làm phép Rửa cho gia nhập cộng đoàn dân Chúa nhƣng khi lớn lên có đủ nhận thức để quyết định thì em bé đó lại bỏ đạo. Điều này khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh bối rối, vì thế họ cho rằng, việc có gia nhập cộng đoàn dân Chúa hay không là quyền tự do tín ngƣỡng của con em họ, đợi khi nào con em họ lớn lên sẽ tự quyết định, cha mẹ không can thiệp.
- Do những quy định chặt chẽ của Giáo hội khiến cho con ngƣời hiện đại khó có thể thực hiện nghiêm chỉnh và chấp hành đầy đủ những quy định của một tín đồ Công giáo. Vì thế, tuy họ vẫn là ngƣời Công giáo nhƣng lại không triệt để sống theo các tín lý, giới răn và những quy định của Giáo hội. Đó là hiện tƣợng nguội lạnh, nhạt đạo.
- Do lấy chồng (lấy vợ) ngƣời Công giáo nên phải học giáo lý và theo đạo để chiều lòng ngƣời bạn đời. Một số ngƣời coi việc làm này nhƣ một thủ tục bắt buộc mà họ phải chấp nhận cho đƣợc việc chứ thực ra họ cũng chẳng hứng thú gì. Vì thế, trong quá trình chung sống với ngƣời Công giáo, họ không những không nghiêm túc thực hiện đầy đủ những quy định của Giáo
hội mà còn vận động ngƣời bạn đời của mình sống nhạt đạo và đi đến bỏ đạo. Thực tế này theo chúng tôi có các nguyên nhân: Một là, trƣớc khi làm đám cƣới, nếu ngƣời Công giáo (A) kết hôn với ngƣời ngoài Công giáo (B) thì theo quy định của Giáo hội ngƣời ngoài Công giáo (B) phải học giáo lý. Điều này đƣợc họ (B) chấp nhận nhƣng không tự nguyện, không thoải mái.
Hai là, bản thân ngƣời Công giáo (A) đã không thuyết phục hoàn toàn niềm
tin của ngƣời bạn đời (B) để cùng gia nhập cộng đoàn dân Chúa, xây dựng một gia đình Công giáo.
Tóm lại, nếp sống đạo của ngƣời Công giáo Việt Nam đƣợc thể hiện ở
bản thân mỗi tín đồ, trong gia đình hay ngoài cộng đoàn, là những nét văn hóa đặc sắc của ngƣời Công giáo Việt Nam, góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trƣớc những tác động về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của thời đại, nếp sống đạo của ngƣời Công giáo Việt Nam hiện nay nói riêng và ngƣời Công giáo trên thế giới nói chung đang có những biểu hiện mờ đạo và nhạt đạo. Đây là một thực tế mà hầu hết Giáo hội các nƣớc đều gặp phải trong đó có Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Thứ hai, vấn đề kết hôn với ngƣời khác tôn giáo. Xã hội phát triển cùng
với nó là tự do hôn nhân đƣợc coi trọng. Con ngƣời trong xã hội hiện đại có thể vƣợt qua mọi trở ngại để đi theo tiếng gọi của tình yêu, trong đó có cả ngƣời Công giáo. Hiện nay số lƣợng ngƣời Công giáo Việt Nam kết hôn với ngƣời ngoài Công giáo, hoặc các hệ phái khác, các tôn giáo khác ngày một tăng lên, dẫn đến gia đình đa văn hoá - tôn giáo. Thực tiễn này chính là một trong những thách thức hiện nay cho Giáo hội trong việc duy trì tôn giáo toàn tòng.
Hôn nhân khác tôn giáo là hôn nhân giữa một bên là ngƣời Công giáo và một bên không phải ngƣời Công giáo.
Nếu bên không Công giáo nhƣng đã đƣợc rửa tội trong Hội Thánh của các hệ phái khác (Tin Lành hay Chính Thống) thì hôn nhân này đƣợc gọi là
Nếu bên không Công giáo chƣa đƣợc rửa tội thì hôn nhân này đƣợc gọi
là hôn nhân dị giáo hay hôn nhân khác đạo. Ví dụ hôn nhân giữa một ngƣời
Công giáo với một ngƣời Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo…. kể cả trƣờng hợp với một ngƣời không theo tôn giáo nào.
Trƣớc xu hƣớng ngƣời Công giáo kết hôn với ngƣời khác tôn giáo ngày một gia tăng, cả Giáo hội và các bậc phụ huynh đều tỏ thái độ dè dặt đối với các bạn trẻ. Bởi vì Hội Thánh hiểu rằng bên cạnh tình yêu, niềm tin tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống hôn nhân, gia đình, bởi vì tôn giáo không chỉ ảnh hƣởng đến lối suy nghĩ, cách cƣ xử mà còn ảnh hƣởng đến sự chọn lựa những vấn đề của cuộc sống, nhất là trong việc giáo dục con cái và duy trì tình yêu hôn nhân. Vì khác biệt về niềm tin, tín ngƣỡng nên những cuộc hôn nhân khác tôn giáo thƣờng gặp nhiều trở ngại, khó đạt đƣợc hạnh phúc. Nếu cùng chung một niềm tin tôn giáo, họ sẽ có đƣợc một nền tảng vững chắc biết vƣợt qua những khó khăn thử thách, biết dùng những khác biệt để bổ túc cho nhau và làm cho cuộc sống gia đình thêm phong phú. Lúc ấy, “ngƣời bạn đời cũng là ngƣời bạn đạo, cả hai cùng mang một chí hƣớng, đó là xây dựng tổ ấm gia đình hạnh phúc trong yêu thƣơng và hiệp nhất” [54, tr. 40].
Nhƣ vậy, sự khác biệt về tôn giáo không chỉ tạo khoảng cách giữa hai ngƣời mà còn tạo khoảng cách với Giáo hội, với mọi ngƣời trong giáo xứ. Những cuộc hôn nhân khác đạo bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn thách thức nhƣ là bất đồng quan điểm khiến cho ngƣời Công giáo có thể trở nên nguội lạnh và đi đến bỏ đạo.
Thứ ba, vấn đề ly dị. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, vấn đề ly dị của hôn nhân Công giáo hiện nay đang ngày một gia tăng. Tỷ lệ ly hôn của ngƣời Việt nói chung và ngƣời Công giáo Việt Nam nói riêng tăng lên chính là bằng chứng rõ nhất cho thấy Giáo hội hiện nay đang đứng trƣớc những thách đố
không dễ gì vƣợt qua đƣợc. Đây là vấn đề nóng không chỉ của xã hội hiện nay mà còn của bản thân Giáo hội Công giáo, của mỗi gia đình Công giáo và mỗi giáo dân Việt Nam.
Phỏng vấn một giáo dân ở Nỗ Lực, trong một công trình nghiên cứu về sự tác động của xã hội thế tục đến các gia đình Công giáo, Lê Đức Hạnh đã ghi nhận:
“Gia đình thì cũng có nhiều cái phức tạp, ví dụ như anh chồng thì
nghiện ngập, thế rồi cũng có một vài đôi ly dị nhau vì rượu chè, cũng có
người thì đi gái gú, thì cũng xung đột nhau” (PVS, nữ, chức việc) [trích theo
43, tr. 171].
Nhƣ đã phân tích ở trên, hôn nhân Công giáo có đặc tính là đơn nhất và bất khả phân ly. Khi hai vợ chồng đã thực hiện bí tích hôn nhân trong nhà thờ và đƣợc Chúa chứng giám thì quan hệ đó không thể nào tháo gỡ.
Tuy nhiên, sau Công đồng Tridentinô giáo huấn về bất khả phân ly bị chống đối mạnh mẽ. Làn sóng biểu tình của các giáo dân nói chung cho rằng, tất cả các dân tộc đều có luật ly dị, vì vậy luật bất khả phân ly của hôn nhân Công giáo là “man rợ và độc ác”, không thể chấp nhận đƣợc.
Ngày nay có nhiều ngƣời Công giáo Việt Nam đã ly dị và tái hôn theo luật đời. Hội Thánh, vì trung thành với lời dạy của Chúa Giêsu (“ai rẫy vợ mà cƣới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác thì cũng phạm tội ngoại tình” [Mc 10, 11-12]) nên không thể công nhận việc tái hôn nhƣ vậy là thành sự. Vì vậy, với những ngƣời ly dị và tái hôn theo luật đời, họ bị coi là vi phạm luật của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, các Giáo hoàng gần đây đã cảm nhận sâu sắc nỗi khốn khổ, buồn đau của các cặp vợ chồng ở trong tình cảnh này. Từ những tháng đầu tiên trên ngôi vị Giáo hoàng, Bênêđictô XVI đã yêu cầu Giáo hội của mình nghiên cứu sâu xa hơn nữa điểm khó khăn này. Tiếp theo Giáo hoàng
Phanxicô cũng đề cập đến đề tài này và kêu gọi các Giám mục đề xuất những sáng kiến khả dĩ giúp Hội Thánh chăm sóc các giáo dân của mình một cách tốt hơn.
Thế nhƣng cho đến nay, vẫn chƣa có một giải pháp mục vụ nào có thể thay đổi Tin mừng hoặc giáo huấn của Hội Thánh về hôn nhân bất khả phân ly. Và trên thực tế, chúng ta cũng không thể ngây thơ mà đòi hỏi rằng, hôn nhân của tất cả các cặp vợ chồng nói chung và vợ chồng ngƣời Công giáo Việt Nam nói riêng đều hoàn hảo, không gặp thất bại gì. Đây là điều không tƣởng.
Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng Công giáo Việt Nam đang sống trong tình trạng bất hợp luật của Chúa. Họ đang có nhu cầu mục vụ cụ thể cần đƣợc Hội Thánh giúp đỡ. Vậy làm thế nào để Hội Thánh vừa có thể giúp đỡ họ trong khi vẫn tôn trọng giáo huấn của Chúa Giêsu về hôn nhân thánh thiện, đây quả là một bài toán khó.
Thứ tư, vấn đề thụ tinh nhân tạo.
Thụ tinh nhân tạo đƣợc xem là một trong những thành tựu rực rỡ của y học hiện đại. Nó chính là vị cứu cánh cho các cặp vợ chồng khao khát đƣợc làm cha mẹ trong khi họ không có khả năng thụ thai và sinh con một cách tự nhiên. Tuy nhiên, cả về mặt sinh học và đạo đức, thụ tinh nhân tạo lại đƣợc coi là con dao hai lƣỡi. Một mặt, nó tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng hiếm muộn đƣợc hạnh phúc hơn, nhƣng mặt khác, nó cũng đang gây nên nhiều vấn nạn sâu xa xúc phạm đến nhân phẩm và cơ chế của hôn nhân, gia đình truyền thống nhƣ nguy cơ về bệnh tật do nạn mua bán tinh dịch, nguy cơ về hôn nhân cận huyết thống…
Trƣớc thực tiễn này, Giáo hội đã lên án việc thụ tinh nhân tạo và khẳng định “đã và sẽ không bao giờ xem tạo sinh nhân tạo là hợp pháp về mặt luân lý” [58, tr. 89].
Do tầm quan trọng của gia đình đối với sự sống của con ngƣời, Giáo hội đã nhiều lần kêu gọi các xã hội dân sự phải tôn trọng, thừa nhận và bảo vệ quyền sống bất khả xâm phạm của mọi ngƣời cũng nhƣ bảo vệ sự bền vững của cơ chế hôn nhân và gia đình là những giá trị cơ bản giúp con ngƣời phát triển toàn diện và là những yếu tố cấu thành của xã hội dân sự và của luật pháp. Giáo hội cho rằng, việc áp dụng những khả năng kỹ thuật công nghệ mới vào lĩnh vực y học đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính quyền và các nhà làm luật. Từ đó Giáo hội lên tiếng kêu gọi cần phải đƣa ra những quy định căn bản sau đây về mặt luật pháp:
- “Phải triệt để nghiêm cấm việc trực tiếp loại bỏ những kẻ vô tội và mọi can thiệp trên phôi thai ngƣời nhƣ vật thí nghiệm.
- Phải triệt để nghiêm cấm các ngân hàng phôi thai ngƣời, việc truyền tinh những ngƣời đã chết và việc mang thai mƣớn nhằm bảo vệ cơ chế hôn