Hôn nhân vì sự phát triển con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 102 - 107)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Hôn nhân vì sự phát triển con ngƣời

Một trong những mục đích quan trọng nhất của hôn nhân Công giáo Việt Nam là hướng đến việc sinh sản và nuôi dạy con cái. Thực chất của việc sinh sản và nuôi dạy con cái chính là duy trì nòi giống và phát triển con ngƣời. Với ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân phải đƣợc xây dựng trên cơ sở tình yêu, và tình yêu ấy chỉ thực sự có ý nghĩa trọn vẹn khi đôi vợ chồng sinh ra những đứa con. Vì thế, mục đích của hôn nhân là hƣớng đến việc sinh sản và dạy dỗ con cái. Thực ra, đây là chức năng cơ bản của hôn nhân Công giáo nói riêng và hôn nhân của mọi thời đại nói chung. Tuy nhiên, xu hƣớng khá phổ biến của các nƣớc phát triển và thậm chí cũng có ở Việt Nam hiện nay là hiện tƣợng vợ chồng kết hôn nhƣng không muốn sinh con, hoặc nếu có sinh con thì cũng ít quan tâm đến việc chăm sóc và nuôi dạy con một cách toàn diện, thay vào đó là thuê ngƣời nuôi dạy, đƣa con về quê ở với ông bà hoặc đƣa vào cô nhi viện...

Với ngƣời Công giáo Việt Nam, sinh sản và nuôi dạy con cái là mục tiêu tất yếu của hôn nhân. Giáo hội khẳng định: “Theo đúng sự thật khách

quan của hôn nhân, hôn nhân đƣợc sắp xếp nhắm tới việc sinh sản và giáo dục con cái. Thật vậy, việc kết hợp trong hôn nhân đem lại cho việc chân thành tự hiến một sức sống sung mãn, và kết quả của sự kết hợp ấy là con cái, rồi đến lƣợt mình, con cái trở thành quà tặng cho cha mẹ, cho cả gia đình và cho cả xã hội. Tuy nhiên, hôn nhân không đƣợc lập ra chỉ vì lý do sinh sản. Tính bất khả phân ly và giá trị hiệp thông của hôn nhân vẫn còn nguyên vẹn, kể cả khi con cái, dù cha mẹ hết sức mong muốn, không đƣợc sinh ra để làm cho đời sống vợ chồng trở nên trọn vẹn. Trong trƣờng hợp này, vợ chồng có thể diễn tả lòng quảng đại của mình bằng cách nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi hay bằng cách thực hiện những công tác phục vụ theo nhu cầu cần thiết của ngƣời khác” [53, tr. 169].

Nhƣ vậy, với ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân là một bí tích có nguồn gốc từ Thiên Chúa. Mục đích của hôn nhân là vợ chồng yêu thƣơng nhau trọn đời. Tình yêu thánh thiện đó sẽ đƣợc kết trái khi đôi vợ chồng sinh ra (hoặc nhận nuôi) những đứa con và nuôi dạy chúng thành ngƣời. Điều này cho thấy hôn nhân Công giáo mang tính nhân bản sâu sắc, đồng thời, đây cũng là mong ƣớc của con ngƣời khi bƣớc vào đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, vấn đề sinh sản theo quan niệm của Giáo hội Công giáo lại là vấn đề luôn có nhiều tranh cãi.

Vào khoảng những năm 1960, Giáo hội Công giáo đƣa ra những giáo huấn về tình dục trong hôn nhân và việc sử dụng những phƣơng pháp mới về kế hoạch hóa gia đình. Những giáo huấn này dĩ nhiên dành cho ngƣời Công giáo. Trong đó, Giáo hội nhấn mạnh về việc tôn trọng sự sống và sẵn sàng mở lối cho sự sống mới. Giáo hội dạy rằng, Thiên Chúa mới là cha mẹ đích thực còn chúng ta thì không có quyền quyết định về sự sống con ngƣời. Và, để tôn trọng sự sống cũng nhƣ là đảm bảo tính toàn vẹn của sự sống, Giáo hội kịch liệt lên án các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, trong đó có việc tránh thai và phá thai. Theo Giáo hội Công giáo, mỗi một hành động giao hợp phải

khai mở cho sự truyền sinh. Vì thế, việc dùng các phƣơng tiện nhân tạo để ngừa thai đƣợc coi là một "mục đích xấu", can thiệp vào công trình của đấng tác tạo hôn nhân và vi phạm đến giá trị con ngƣời. Nhƣng mặt khác, để đảm bảo trách nhiệm làm cha làm mẹ, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã bàn về vấn đề kế hoạch hoá gia đình, đó là việc sinh sản có trách nhiệm và vợ chồng cần phải trì hoãn việc thụ thai khi có những lý do đặc biệt, chẳng hạn nhƣ sức khoẻ của ngƣời mẹ hay tình trạng kinh tế của gia đình… Từ đó, Giáo hội đã đƣa ra những phƣơng pháp tự nhiên nhằm kế hoạch hoá gia đình. Cụ thể là phƣơng pháp xác định giai đoạn rụng trứng của ngƣời phụ nữ. Đây là phƣơng

pháp điều hòa sinh sản một cách tự nhiên mà không trái với quy tắc luân lý

tránh đƣợc những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Sang Công đồng Vaticanô II, Công đồng đƣợc coi là bƣớc ngoặt về sự canh tân và nhập thế của Giáo hội Roma, nhƣng khi nói về hôn nhân và việc sinh sản thì vẫn tiếp tục khẳng định, bổn phận truyền sinh và giáo dục phải đƣợc coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng.

Với cách nhìn nhận này, giáo lí Công giáo muốn nhấn mạnh việc sinh bao nhiêu con là quyền của các cá nhân, xã hội không đƣợc phép can thiệp và công khai phản đối một số biện pháp kế hoạch hoá gia đình mà xã hội phổ biến.

Trên thực tế, quyền sinh sản của ngƣời dân ở nƣớc ta vẫn đặc biệt đƣợc coi trọng và đƣợc nhấn mạnh. Nhƣng, tại những nơi có đồng bào giáo dân sinh sống thì cuộc vận động của chính quyền về vấn đề sinh đẻ có kế hoạch đã vấp phải không ít những khó khăn cản trở. Giáo hội chỉ chấp nhận những biện pháp tránh thai truyền thống, trong khi các biện pháp tránh thai an toàn, thành tựu của nền y học hiện đại thì đều bị Giáo hội kịch liệt phản đối. Phải chăng, ở đây, Giáo hội đã đi ngƣợc với những tiến bộ của y học?

Thực ra phải thừa nhận rằng, bằng nhiều cách khác nhau, Giáo hội Công giáo, ở một mức độ nhất định đã can thiệp trực tiếp đến nhận thức của

giáo dân về vấn đề sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu giải thích tại sao ở những cộng đồng giáo dân càng đông thì tỉ lệ sinh càng cao.

Nhƣ vậy, khi kết hôn thành sự và lãnh nhận bí tích hôn nhân thì sợi dây hôn phối không thể nào tháo gỡ. Đây là điểm đặc thù của hôn nhân Công giáo. Qua bí tích hôn nhân, vợ chồng đƣợc thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô, nhờ đó họ đƣợc tăng cƣờng sức mạnh và tiếp nhận sự thánh hiến trong các nhiệm vụ và phẩm giá của bậc sống của họ. Ngƣời Công giáo quan niệm, tình yêu, hôn nhân là bản năng đƣợc Thiên Chúa gieo vào bản tính con ngƣời và cũng chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng liên kết bền chặt vợ chồng với nhau để thông truyền sự sống. Vì thế vợ chồng trọn đời yêu thƣơng nhau, sinh sản và nuôi dạy con cái là mục đích của hôn nhân Công giáo Việt Nam và cũng là mong ƣớc của con ngƣời.

Tiểu kết chƣơng 3

Giá trị của hôn nhân Công giáo Việt Nam đƣợc hình thành trƣớc hết từ Mƣời điều răn của Thiên Chúa và các sách trong Kinh Thánh. Đây chính là cơ sở cho những giá trị ra đời, tồn tại và phát triển, trong đó có các giá trị nhƣ hôn nhân tiến bộ, hôn nhân chung thuỷ, hôn nhân mang tính thánh thiêng, hôn nhân vì sự phát triển con ngƣời...

Giá trị của hôn nhân Công giáo Việt Nam đƣợc thể hiện chủ yếu trong lĩnh vực văn hoá - đạo đức. Về mặt văn hoá, nó đƣợc thể hiện thông qua các nghi lễ và tín ngƣỡng tôn giáo. Còn về mặt đạo đức, giá trị đó đƣợc thể hiện ở việc hôn nhân bền vững, vợ chồng chung thuỷ và ít ly dị...

Một trong những đặc trƣng căn bản tạo nên giá trị của hôn nhân Công giáo Việt Nam là ở chỗ, các giáo dân cho rằng, hôn nhân là một bí tích mang tính thánh thiêng. Chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng liên kết vợ chồng và

nâng quan hệ đó lên hàng bí tích cao cả. Vì thế, khi kết hôn, ngƣời Công giáo đặc biệt coi trọng nghi lễ về văn hoá, về ý nghĩa thánh thiêng của hôn phối.

Khi sống trong bí tích hôn nhân, ngƣời Công giáo Việt Nam sẽ ý thức rõ ràng và sâu sắc hơn về trách nhiệm vợ chồng, cha mẹ với tƣ cách họ là con cái Thiên Chúa. Một khi đã thấm nhuần điều đó, ngƣời Kitô hữu sẽ chu toàn các bổn phận trong bậc sống của họ, vợ chồng trọn đời yêu thƣơng, biết hy sinh và sẵn sàng tha thứ những khuyết điểm của nhau, cùng nhau nuôi dạy con cái.

Chính những quan niệm và lối sống trên là cơ sở cho các giá trị của hôn nhân Công giáo Việt Nam nảy sinh, tồn tại và phát triển. Việc các giáo dân thực hành nghiêm túc các giáo lí, giáo luật của Hội Thánh đã hình thành nhân sinh quan sống nhân đạo, tích cực tạo nên giá trị của Công giáo nói chung và giá trị hôn nhân Công giáo ở Việt Nam nói riêng. Tất nhiên, nhƣ đã trình bày, các giá trị văn hoá, đạo đức đó thuộc lĩnh vực ý thức, tinh thần của đời sống con ngƣời nên trong quá trình tồn tại nó cũng chịu sự chi phối của các quy luật xã hội và tồn tại xã hội.

Chƣơng 4

NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Các tôn giáo ở Việt Nam dù là tôn giáo ngoại nhập hay tôn giáo nội sinh, trong quá trình tồn tại và phát triển đều tạo ra các giá trị của chúng.

Nhƣ đã phân tích ở những phần trên, giá trị của tôn giáo là một hệ giá trị đặc biệt so với các hệ giá trị khác. Giá trị của tôn giáo có thể có điểm tƣơng đồng với các giá trị văn hoá. Vì theo một nghĩa nào đó, tôn giáo cũng thuộc phạm trù văn hoá. Điều này càng rõ hơn ở những nƣớc có hệ tƣ tƣởng tôn giáo đóng vai trò chỉ đạo chi phối định hƣớng xã hội thì tôn giáo và văn hoá càng khó bóc tách rạch ròi (đó là trƣờng hợp của các nƣớc đạo Hồi). “Ở đó các giá trị văn hoá cũng dƣờng nhƣ là bao hàm các giá trị tôn giáo, thậm chí là cả giá trị pháp lý căn cứ trên giáo luật” [143, tr. 51].

Giữa tôn giáo và văn hoá tinh thần của xã hội có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ. Nói đến tôn giáo không thể không nói đến vai trò văn hoá của nó. Công giáo là một tôn giáo lớn có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Từ khi du nhập vào Việt Nam, mặc dù trải qua những sóng gió gập ghềnh nhƣng với tinh thần dân tộc của rất nhiều thế hệ ngƣời Công giáo, tôn giáo này đã hội nhập đƣợc với văn hóa dân tộc và ngày càng khẳng định giá trị của nó. Giáo lý nghiêm ngặt của Công giáo Việt Nam đã tạo ra một lối sống mới cho ngƣời Kitô hữu Việt Nam mà nổi bật trong đó là vấn đề gia đình. Có thể kể đến những giá trị sau đây của gia đình Công giáo Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)