Tôn trọng sự sống và yêu thƣơng con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 121 - 129)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.3. Tôn trọng sự sống và yêu thƣơng con ngƣời

Tôn trọng sự sống và yêu thƣơng con ngƣời là một trong những nguyên tắc và đặc trƣng căn bản của đạo Công giáo và cũng là mục tiêu cao nhất của văn minh nhân loại. Đạo Công giáo Việt Nam có những quan niệm đúng đắn về vấn đề tôn trọng sự sống và yêu thƣơng con ngƣời. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để hình thành nhân sinh quan giàu tính nhân văn của ngƣời Công giáo Việt Nam.

Trong đạo Công giáo, tôn trọng sự sống và yêu thƣơng con ngƣời là một giá trị đạo đức có nội hàm rất rộng, đƣợc biểu hiện ở nhiều nội dung khác nhau. Bắt đầu từ việc sinh sản, nuôi dạy cho đến việc ứng xử với những ngƣời

xung quanh và đồng loại của mình. Sau đây là những nội dung cơ bản của giá trị tôn trọng sự sống và yêu thƣơng con ngƣời của đạo Công giáo Việt Nam.

Một là, vợ chồng nghiêm túc về vấn đề tạo sinh

Trong xã hội hiện nay, tạo sinh là một trong những vấn đề nóng bỏng, có nhiều tranh cãi mở. Tạo sinh là công việc sinh sản ra con ngƣời (truyền sinh). Giáo hội cho rằng, sinh sản biểu lộ chủ thể tính xã hội của gia đình và khởi động sức mạnh của tình yêu và liên đới giữa các thế hệ mà trên đó xã hội đƣợc thiết lập, cổ vũ và xây dựng nền văn hoá sự sống. Con ngƣời là một sản phẩm đặc biệt, quá trình sản xuất ra con ngƣời cũng hoàn toàn không giống với tất cả các sản phẩm thông thƣờng khác. Vì vậy, các bậc cha mẹ ngƣời Công giáo, trong tƣ cách là những thừa tác viên của sự sống, không bao giờ đƣợc quên nhiệm vụ phải chú ý tới chiều hƣớng thiêng liêng của việc sinh sản: “Vai trò làm cha làm mẹ là một trách nhiệm, về bản chất, nó không đơn thuần là trách nhiệm thể lý mà là trách nhiệm thiêng liêng” [53, tr. 181].

Với con ngƣời, vấn đề sinh sản là một hành vi vừa thiêng liêng, vừa riêng tƣ và cũng rất tế nhị của đời sống vợ chồng. Ngƣời Công giáo Việt Nam đặc biệt chú trọng tới đời sống thiêng liêng của việc sinh sản. Kinh Thánh nhấn mạnh: “con ngƣời ở một mình không tốt” [St 2, 18], vì vậy khi đến tuổi trƣởng thành con ngƣời cần phải kết hôn. Hôn nhân của ngƣời Công giáo khác với ngƣời ngoài Công giáo ở chỗ nó đƣợc coi là một bí tích, mang tính thánh thiêng. Vì thế, hôn nhân Công giáo là sự tự do kết hợp giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ trƣớc mặt Thiên Chúa và đƣợc Thiên Chúa chúc phúc. Việc nhấn mạnh các lễ nghi tôn giáo tại nhà thờ (phần đạo) của hôn nhân khiến cho hôn lễ của họ trở nên đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa thánh thiêng. Mục đích của hôn nhân là vợ chồng trọn đời yêu thƣơng nhau và sinh sản con cái. Con cái chỉ đƣợc sinh ra khi bố mẹ chúng đã thực hiện bí tích hôn phối trƣớc mặt Thiên Chúa và làm lễ ở nhà thờ.

Nhƣ vậy, với ngƣời Công giáo, điều kiện cần cho sự xuất hiện một con ngƣời mới là hai ngƣời nam, nữ tự nguyện yêu thƣơng nhau và thực hiện bí tích hôn nhân trƣớc mặt Thiên Chúa. Điều đó cũng có nghĩa theo họ, tính dục không phải là một hành vi sinh lý thuần tuý, mà tính dục ấy chỉ đƣợc thực hiện một cách đích thực khi nó là một thành phần làm nên tình yêu, trong đó ngƣời nam và ngƣời nữ hiến thân trọn vẹn cho nhau đến khi chết. Nơi duy nhất có thể làm cho sự trao hiến ấy có thể thực hiện đƣợc một cách trọn vẹn chính là hôn nhân và gia đình. Hay nói cách khác, hôn nhân là sự chọn lựa có ý thức và tự do nhờ đó mà ngƣời nam và ngƣời nữ chấp nhận sống chung và chia sẻ tình yêu nhƣ chính Thiên Chúa đã muốn.

Thông qua bí tích hôn nhân, vợ chồng liên kết với nhau một cách chặt chẽ không thể tháo gỡ. Bởi vì, “sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài ngƣời không đƣợc phân ly” [Mt 19, 6]. Mục đích của hôn nhân Công giáo là vợ chồng yêu thƣơng nhau trọn đời và sinh sản con cái. Chính vì thế mục tiêu căn bản nhất của gia đình là phục vụ sự sống, là thực hiện bằng việc thông truyền hình ảnh Thiên Chúa từ ngƣời này sang ngƣời khác trong hành động truyền sinh. Con cái ra đời là kết quả và là dấu chỉ của tình yêu vợ chồng, là minh chứng sống động cho sự trao hiến trọn vẹn cho nhau giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ. Chỉ trong tình yêu của vợ chồng, thông qua hôn nhân và gia đình, sự sống mới đƣợc hình thành.

Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, nhiều đứa trẻ ra đời không dựa trên kết quả của tình yêu hôn nhân, gia đình. Đó là những trƣờng hợp sinh con ngoài ý muốn do bị cƣỡng hiếp, do quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân hay bị vỡ kế hoạch. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, con ngƣời đã tự cho mình cái quyền quyết định sự sống của một phôi thai khi nó đã hình thành. Hiện tƣợng nạo hút thai đang diễn ra phổ biến khắp mọi nơi. Dƣờng nhƣ con ngƣời không mấy do dự khi lỡ bỏ giọt máu đang lớn dần trong bụng. Nhìn nhận

vấn đề này, có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là trái chiều. Nhƣng, xét ở góc độ đạo đức nhân văn và giá trị con ngƣời thì đây quả là một sự báo động về tình trạng sa sút đạo đức. Ngoài ra, khi y học phát triển, con ngƣời đã phát minh ra phƣơng pháp tạo sinh kỳ lạ nhƣ sinh sản vô tính, nhân bản phôi ngƣời và sản xuất tế bào gốc từ phôi ngƣời. Thực trạng này đang là nỗi lo cho tƣơng lai nhân loại vì làm mất đi ý nghĩa thiêng thiêng của quá trình sinh sản.

Trƣớc những biến đổi hiện nay, Giáo hội Việt Nam luôn khẳng định và bảo vệ giáo huấn bất biến của mình. Theo đó, chỉ trong hôn nhân và gia đình mới đảm bảo cho truyền sinh một sự sống mới. Sự sống mới này chính là hồng ân của Thiên Chúa ban cho, và đồng thời cũng là kết quả của tình yêu vợ chồng và lòng trung thành giữa họ. Khi ngƣời Công giáo thực hiện bí tích hôn nhân thì cũng có nghĩa họ đƣợc cộng tác với Thiên Chúa trong việc thông truyền sự sống. Ý thức đƣợc điều này, họ sẽ chủ động trong việc sinh con và nuôi dạy chúng một cách có trách nhiệm, hạn chế tối đa hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Tuy nhiên, vấn đề sinh sản theo quan niệm của Giáo hội Công giáo là một vấn đề luôn có nhiều tranh cãi. Theo Kinh Thánh, hôn nhân không phải là một quan hệ thuần tuý của con ngƣời, mà trƣớc hết nó nằm trong chƣơng trình của Thiên Chúa, khi Ngài dựng nên con ngƣời có nam có nữ, và mời gọi: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” [St 1, 28]. Nhƣ vậy, mục đích của hôn nhân là sinh sôi nảy nở cho nhiều, đầy mặt đất và mỗi hành vi ân ái vợ chồng phải khai mở cho sự sống. Và, nếu các Kitô hữu cứ tự nhiên hành động theo những gì Thiên Chúa phán thì dân số thế giới không phải tăng theo cấp số cộng mà là cấp số nhân. Hệ quả của sự bùng nổ dân số là hàng loạt những vấn đề xã hội nan giải, thậm chí là luẩn quẩn, bế tắc.

Để đƣa ra những giáo huấn về tình dục trong hôn nhân và việc sử dụng những phƣơng pháp mới về kế hoạch hóa gia đình. Những giáo huấn này dĩ

nhiên dành cho ngƣời Công giáo. Trong đó, Giáo hội nhấn mạnh về việc tôn trọng sự sống và sẵn sàng mở lối cho sự sống mới. Giáo hội dạy rằng, Thiên Chúa mới là cha mẹ đích thực còn chúng ta thì không có quyền quyết định về sự sống con ngƣời. Và, để tôn trọng sự sống cũng nhƣ là đảm bảo tính toàn vẹn của sự sống, Giáo hội kịch liệt lên án các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, trong đó có việc tránh thai và phá thai. Công đồng Vaticanô II cho rằng : “Thiên Chuá là Chúa sự sống, đã ban cho con ngƣời nhiệm vụ cao cả là bảo toàn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận ấy theo cách thức xứng hợp với con ngƣời. Do đó ngay từ lúc thụ thai, sự sống phải đƣợc bảo toàn hết sức cẩn thận; phá thai và sát hại thai nhi là tội ác ghê tởm” [55, tr. 297-298]. Từ đó theo Giáo hội, mỗi một hành động giao hợp phải khai mở cho sự truyền sinh. Việc dùng các phƣơng pháp nhân tạo để ngừa thai bị Giáo hội kịch liệt lên án vì nhƣ thế đƣợc coi là can thiệp vào công trình của đấng tác tạo hôn nhân và vi phạm đến giá trị con ngƣời. Nhƣng mặt khác, để đảm bảo trách nhiệm làm cha làm mẹ, Giáo hội Công giáo khẳng định: “Vợ chồng phải xem xét tới những điều kiện thể lý, kinh tế, tâm lý, và xã hội khi thực hiện việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm, nhƣ khi phải quyết định một cách quảng đại nhƣng có cân nhắc kỹ lƣỡng nên có một gia đình đông con hay không, và khi phải quyết định tránh sinh thêm con trong một thời gian hay thậm chí vĩnh viễn, vì những lí do nghiêm trọng và vẫn tôn trọng luật luân lý” [53, tr. 178].

Hai là, bố mẹ giáo dục con cái yêu thương con người và sống có tình có nghĩa; không giết người và không xâm phạm thân thể người khác

Yêu thƣơng con ngƣời là một trong những giá trị căn bản của đạo Công giáo. Giá trị này có cơ sở từ Kinh Thánh, từ giáo lý, giáo luật và các văn kiện, tuyên ngôn, hiến chế… Nó đƣợc hình thành trong ý thức, quan niệm và lối sống của ngƣời Công giáo Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Trong Kinh Thánh, giá trị của Công giáo đƣợc tập trung chủ yếu ở

người. Từ hai nội dung gốc rễ này mà các luân lý đạo đức giàu tính nhân văn của đạo Công giáo đƣợc hình thành, trong đó thƣơng yêu con ngƣời, không giết ngƣời và không xâm phạm thân thể ngƣời khác là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng của tôn trọng sự sống.

Tuy không phải là một học thuyết về đạo đức nhƣng những triết lý của Kinh Thánh luôn răn dạy con ngƣời phải sống thiện. Một trong Mƣời điều răn trong Kinh Thánh là “không đƣợc giết ngƣời” [Đnl 5, 17]. Đây là quan niệm căn bản nhất để hình thành nên nhân sinh quan tích cực của ngƣời Công giáo mà nền tảng của nó là tôn trọng sự sống. Chúa nói với các tông đồ rằng: “Anh em đã nghe luật dạy ngƣời xƣa rằng: chớ giết ngƣời. Ai giết ngƣời thì đáng bị đƣa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo anh em biết, ai giận anh em mình thì bị đƣa ra toà” [Mt 5, 21-22]. Lời răn dạy của Giêsu thật đơn giản, dễ hiểu và dễ đi vào lòng ngƣời. Đó cũng là phƣơng châm sống đƣợc các bậc cha mẹ thƣờng xuyên nhắc nhở con cái của mình phải sống, hành động theo những điều răn của Chúa và Giáo hội.

Với mỗi con ngƣời, sự sống là cái quý giá nhất cần phải trân trọng và đƣợc bảo vệ. Đồng thời với việc tôn trọng sự sống của bản thân là phải biết tôn trọng sự sống của ngƣời khác. Vì vậy, đã nhiều lần Chúa răn dạy con chiên của mình rằng “ngƣơi không đƣợc giết ngƣời” [Xh 20,13], “không đƣợc làm chứng dối hại ngƣời” [Đnl 5, 20] và “ai yêu ngƣời thì đã chu toàn lề luật” [Rm 13, 8].

Trong một nghiên cứu về gia đình của Lê Đức Hạnh, khi đƣợc hỏi về đức tin và nếp sống đạo của ngƣời Công giáo, một giáo dân của giáo xứ Nỗ Lực, Phú Thọ đã cho rằng:

“Những việc gì mà Chúa không cho phép mình làm thì mình không được phép làm, vì như vậy là có tội, phải đi lễ, phải ăn năn xưng tội để rửa sạch tội. Mình chỉ nên làm những việc mà Thiên Chúa cho phép, như vậy thì

mình sẽ được Chúa yêu thương và được về với Chúa” (PVS, nữ 48 tuổi, làm ruộng, lớp 5) [trích theo 43, tr. 67].

Nhƣ vậy, yêu thƣơng con ngƣời thông qua việc sống có tình có nghĩa, không giết ngƣời và không xâm phạm thân thể ngƣời khác là một giá trị đạo đức mà dù sống ở bất cứ hoàn cảnh nào, xã hội nào con ngƣời cũng cần phải hƣớng đến. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để Giáo hội kịch liệt phản đối việc nạo phá thai, lối sống vô cảm, hành động cố ý giết ngƣời hay phát động chiến tranh. Quan điểm này có thể coi là bộ luật về đạo đức của ngƣời Công giáo có giá trị trƣờng tồn đƣợc các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm trong giáo dục con cháu tại gia đình.

Ba là, bố mẹ giáo dục con cái có lối sống tích cực, không bi quan chán nản, biết trân trọng bản thân và trân trọng người khác

Đạo Công giáo quan niệm, việc Thiên Chúa tạo dựng ngƣời nam và ngƣời nữ theo hình ảnh của Ngài và mời họ cộng tác vào công việc truyền sinh sự sống là một hồng ân Thiên Chúa dành cho con ngƣời. Sự xuất hiện con ngƣời trên cõi đời này chính là kết quả của tình yêu tự nguyện giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ qua bí tích hôn nhân và đƣợc Thiên Chúa chúc phúc. Không gì quý bằng sự sống con ngƣời vì thế con ngƣời cần phải trân trọng sự sống của bản thân mình bằng một lối sống tích cực, nhân đạo, không bi quan, chán nản hay tuyệt vọng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà nhịp sống công nghiệp cuốn hút hầu nhƣ tất cả mọi ngƣời vào guồng quay công việc. Ai cũng bận rộn với kế hoạch do mình vạch ra và có rất ít thời gian để chăm sóc bản thân cũng nhƣ những ngƣời thân trong gia đình. Con ngƣời giống nhƣ một cái máy với những chƣơng trình đã đƣợc cài đặt sẵn. Sự quá tải và sức ép về công việc khiến cho con ngƣời luôn mệt mỏi và cảm thấy cô đơn. Khi gặp khó khăn hay thất bại trong cuộc sống thì chán nản, tuyệt vọng, thậm chí là tìm đến cái chết. Nhiều ngƣời không còn coi sự sống là một lời chúc phúc, một hồng ân

của Thiên Chúa mà coi đó nhƣ một sự nguy hiểm cần né tránh hoặc tìm cách kết thúc. Bệnh trầm cảm và lối sống bi quan, tuyệt vọng có xu hƣớng tăng nhanh trong xã hội hiện đại. Và điều đáng lo ngại những ngƣời mắc bệnh này thƣờng là giới trẻ trong xã hội hiện nay.

Trƣớc những lo ngại đó, Giáo hội luôn nhấn mạnh tôn trọng sự sống con ngƣời phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy các bậc phụ huynh cần phải giáo dục con cái mình để làm sao cho các con hiểu đƣợc ý nghĩa của sự sống và những giá trị căn bản của nó. Đây chính là một thách đố lớn lao đang đặt ra cho việc canh tân xã hội trong giai đoạn hiện nay. Chỉ khi nào cảm nhận đƣợc ý nghĩa của các giá trị ấy một cách đích thực, con ngƣời mới có một lối sống tích cực và giàu tính nhân văn, biết trân trọng bản thân và yêu thƣơng ngƣời khác.

Tóm lại, tuy không phải là một học thuyết về đạo đức nhƣng những

triết lý của Kinh Thánh và những giáo lý, giáo luật của đạo Công giáo luôn hƣớng con ngƣời tới cái thiện. Một trong những giá trị đƣợc đặt lên hàng đầu của nhân sinh quan Công giáo là tôn trọng sự sống con ngƣời, yêu thƣơng con ngƣời và coi gia đình là thánh điện của sự sống.

Thực trạng xã hội hiện nay bên cạnh xu hƣớng tôn trọng sự sống con ngƣời cũng tồn tại một xu hƣớng đối lập với nó nhƣ nạo hút thai, bạo lực xã hội, chiến tranh, khủng bố, buôn bán nội tạng ngƣời, bệnh vô cảm và nạn tự tử... Trƣớc thực trạng ấy, Giáo hội luôn bênh vực con ngƣời để chống lại những kẻ đe doạ sự sống và làm tổn hại sự sống, đồng thời lên án việc y học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 121 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)