Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Gia đình Công giáo ở Việt Nam
2.3.1. Quan niệm của Công giáo Việt Nam về gia đình
“Gia đình là một nhóm ngƣời có liên hệ với nhau do hôn nhân hay do máu mủ, cụ thể gồm có một ngƣời cha, một ngƣời mẹ và con cái. Một số gia đình mở rộng gồm ông bà, cha mẹ, cháu. Gia đình là một xã hội tự nhiên, có quyền sinh tồn và đƣợc nâng đỡ, những quyền này đã đƣợc Giáo luật quy định. Gia đình Công giáo là những ngƣời có cùng đức tin và là tín đồ của đạo Công giáo” [43, tr. 16].
Theo Giáo hội Công giáo Việt Nam, gia đình là xã hội tự nhiên đầu tiên. Kinh Thánh thƣờng xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng và vị trí trung tâm của gia đình so với con ngƣời và xã hội: “con ngƣời ở một mình
không tốt” [St 2, 18]. Đọc các văn bản tƣờng thuật việc tạo dựng con ngƣời trong sách Sáng thế, chúng ta mới hiểu làm thế nào - theo kế hoạch của Thiên Chúa - Ađam và Eva trở thành hình thức hiệp thông đầu tiên giữa con ngƣời với nhau. Hai ngƣời thành “một xƣơng một thịt” [St 2, 24] và cùng tham gia vào việc sinh sản khiến họ thành ngƣời cộng sự với đấng tạo hoá. Nhƣ vậy, trong kế hoạch của Thiên Chúa, gia đình đƣợc coi là nơi đầu tiên diễn ra quá trình nhân hoá cá nhân và xã hội, là chiếc nôi của sự sống và tình yêu.
Vì thế Hội Thánh khẳng định, “Gia đình có một tầm quan trọng cốt yếu liên quan đến con ngƣời. Chính trong chiếc nôi cuộc sống và tình yêu này mà con ngƣời đƣợc sinh ra và lớn lên” [53, tr. 164]. Khi một đứa trẻ bắt đầu thụ thai, xã hội sẽ đƣợc tiếp nhận món quà là một con ngƣời mới, con ngƣời này đƣợc mời gọi để hiệp thông với những con ngƣời khác và trao ban bản thân mình cho những con ngƣời khác. Chính trong gia đình mà việc hiến thân cho nhau giữa ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà đƣợc liên kết trong hôn nhân tạo nên một môi trƣờng sống, trong đó con cái đƣợc sinh ra, nuôi dƣỡng và giáo dục.
Giáo hội nhấn mạnh, gia đình chính là nơi nối kết các thành viên với nhau, trong đó mỗi ngƣời đƣợc nhìn nhận và học biết trách nhiệm của mình trong toàn bộ cuộc đời. Giáo hoàng Gioan-Phaolô II cho rằng, “cơ cấu đầu tiên và căn bản làm nên “môi sinh nhân loại” chính là gia đình, trong đó con ngƣời tiếp nhận những ý tƣởng đầu tiên mang tính giáo dục về sự thật và sự tốt lành, cũng nhƣ học đƣợc thế nào là yêu và đƣợc yêu, và từ đó biết đƣợc làm ngƣời thực ra là gì” [53, tr. 165].
Điều đó có nghĩa, ngƣời Công giáo Việt Nam quan niệm rằng, Hội Thánh đƣợc gọi là gia đình con cái Thiên Chúa, bởi vì trong đó mọi ngƣời đều là con một Cha trên trời và là anh chị em với nhau trong Chúa Kitô.
Trong gia đình này, Chúa Thánh thần là tình yêu, hiện diện nhƣ sức sống liên kết mọi ngƣời với Chúa Kitô trong cùng một niềm tin, một niềm hy vọng và một tình yêu, làm cho họ đƣợc hiệp nhất với nhau và hiệp nhất với Thiên Chúa. Nếu Hội Thánh đƣợc gọi là gia đình con cái Thiên Chúa, thì ngƣợc lại gia đình Kitô hữu cũng đƣợc gọi là Hội Thánh tại gia hay Hội Thánh thu nhỏ.
Quan niệm này của Công giáo Việt Nam cho thấy, gia đình không chỉ là tế bào của xã hội mà còn là Hội Thánh tại gia, là nơi vừa truyền sinh, vừa
truyền giáo và truyền đạo. Mục đích của hôn nhân là sinh sản con cái. Khi kết
hôn, bí tích hôn phối đã giúp ngƣời Kitô hữu xây dựng gia đình mình thành một mái ấm hạnh phúc, nơi Thiên Chúa và tình yêu ngự trị. Để xây dựng Hội Thánh thu nhỏ này, gia đình Kitô hữu đƣợc mời gọi sống nếp sống của Hội Thánh, tức là nếp sống đạo hoặc sống đạo.