Vài nét về sự hình thành Công giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 45)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.2. Vài nét về sự hình thành Công giáo ở Việt Nam

“Theo các nhà sử học Công giáo Việt Nam, năm 1533 đƣợc xem là năm khởi đầu cho Công giáo tại Việt Nam với sự truyền đạo của thừa sai Innêkhu (hay Inhaxiô). Ấy là theo cuốn Dã lục - một sách dã sử lƣu truyền trong dân gian mà cuốn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi lại

[31, tr. 13]. Các giáo sĩ truyền giáo Châu Âu tiếp tục đến Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XVI trở đi nhƣng gặp nhiều khó khăn. Sau khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng (tháng 9 năm 1858) xâm lƣợc Việt Nam, Công giáo có điều kiện lan toả. Đến đầu thế kỷ XX, Công giáo Việt Nam đã có hơn một triệu tín đồ. Uy thế của Giáo hội đƣợc tăng lên, các giáo sĩ trở thành những ngƣời có thế lực lớn trong xã hội; các xứ đạo, các cơ sở tu hành Công giáo có nhiều ruộng đất, đồn điền... “Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, số đông

các giáo sĩ và giáo dân đã tham gia hoạt động yêu nƣớc. Tuy vậy, cũng không ít ngƣời, nhất là những chức sắc trong Giáo hội - đã quay sang chống lại cách mạng” [31, tr. 13].

Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, nếu tính từ năm 1615 với sự có mặt của giáo sĩ Buzomi ở Việt Nam đến nay, Công giáo đã hiện diện ở Việt Nam vừa tròn 400 năm. Quá trình truyền giáo, phát triển Công giáo ở Việt Nam đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Hiện cộng đồng Công giáo ở Việt Nam có khoảng trên 6,4 triệu tín đồ, phân bố trên 26 giáo phận của toàn thể lãnh thổ Việt Nam, đấy là chƣa kể cộng đồng ngƣời Việt Công giáo đang làm ăn, sinh sống ở nƣớc ngoài, con số lên đến cả triệu ngƣời.

Sau ngày miền Nam giải phóng đất nƣớc thống nhất, đặc biệt kể từ khi đất nƣớc bƣớc vào công cuộc đổi mới, Công giáo ở Việt Nam có điều kiện củng cố, phát triển toàn diện. Năm 2005, Giáo hội Công giáo có thêm một giáo phận mới, giáo phận Bà Rịa. Và cũng từ thời điểm này, “Công giáo ở Việt Nam cũng khắc phục đƣợc tình trạng trống toà - nghĩa là không còn một giáo phận nào thiếu giám mục” [31, tr 285].

Với 6 đại chủng viện (trong đó có những chủng viện có 2 cơ sở), Giáo hội Công giáo hàng năm đã đào tạo hàng trăm chủng sinh đƣa vào đại chủng viện. Vì thế, một số xứ đạo có thể có tới vài ba linh mục.

Từ khi pháp lệnh tín ngƣỡng ra đời (2004), Giáo hội Công giáo Việt Nam có điều kiện khôi phục, tách - nhập, thành lập mới hàng trăm giáo xứ, giáo họ. Các nhà thờ, giáo xứ, giáo họ hầu hết đƣợc xây dựng mới hoặc sửa chữa khang trang, đẹp đẽ. Chƣa bao giờ Giáo hội Công giáo Việt Nam có số lƣợng cơ sở thờ tự lớn nhƣ hiện nay. Tín đồ do vậy phấn khởi đến nơi có cơ sở thờ tự để thực hiện Thánh lễ.

Cũng nhƣ các tôn giáo ngoại nhập khác, hành trình truyền giáo, phát triển đạo Công giáo vào Việt Nam gắn rất chặt với lịch sử dân tộc. Công giáo, do tính đặc thù của mình, một thời gian dài quá trình truyền giáo bị lợi dụng

vào âm mƣu chính trị xâm lƣợc và thống trị dân tộc Việt Nam. Điều này khiến cho triều đình nhà Nguyễn (từ vua Minh Mạng đến vua Tự Đức) thi hành chính sách cấm đạo [31, tr. 283].

Khi Hội đồng Giám mục Việt Nam đƣợc thành lập (tháng 4 năm 1980), đây chính là tổ chức có tƣ cách pháp nhân đƣợc hình thành theo tinh thần của Công đồng Vaticanô II (năm 1962-1965 với tinh thần canh tân, nhập thế) và đƣợc Giáo luật 1983 chính thức thừa nhận. Từ đây, Công giáo ở Việt Nam có một tổ chức thống nhất và có đại diện cho toàn thể dân Thiên Chúa ở Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam mới thực sự có nhiều chuyển biến rõ rệt. “Hơn 4 thế kỷ có mặt tại Việt Nam, Công giáo trở thành một tôn giáo lớn ở Việt Nam. Lịch sử Công giáo Việt Nam là một dòng chảy với nhiều khúc quanh nhƣng rồi cuối cùng nó vẫn ra biển lớn. Đó là “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” [31, tr. 290].

Như vậy, Công giáo Việt Nam là đạo Công giáo ở Việt Nam, chịu tác

động bởi lịch sử, phong tục tập quán, văn hoá và con ngƣời Việt Nam. Công giáo ở Việt Nam tồn tại với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội, vì thế nó sẽ có những chuyển động cùng với sự chuyển động của lịch sử xã hội và con ngƣời Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)