Gia đình bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 107 - 118)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1. Gia đình bền vững

Giá trị bền vững của gia đình là một trong những đặc trƣng căn bản của đạo Công giáo Việt Nam. Giá trị này đƣợc biểu hiện ở rất nhiều nội dung khác nhau nhƣ vợ chồng ít ly dị, biết hoà giải, biết kìm chế và thông cảm

lẫn nhau... Sở dĩ có đƣợc giá trị bền vững của gia đình Công giáo Việt Nam bởi vì nó đƣợc hình thành trên những nền tảng sau đây:

* Gia đình xây dựng trên cơ sở tình yêu chung thuỷ

Ngay từ đầu, Thiên Chúa đã ấn định mục đích của hôn nhân Công giáo là vợ chồng trọn đời yêu thƣơng nhau. Dù là hôn nhân Công giáo hay hôn nhân của ngƣời ngoài Công giáo thì mục đích cũng là vợ chồng trọn đời yêu thƣơng nhau. Tuy nhiên, để duy trì điều đó và để vợ chồng sống với nhau có trách nhiệm suốt đời thì không phải dễ dàng. Con ngƣời là nhân vô thập toàn. Khi bƣớc vào đời sống hôn nhân không phải đôi vợ chồng nào cũng cảm thấy tất cả mọi thứ đều nhƣ mình mong muốn. Ngƣời Công giáo Việt Nam với ý thức kính Chúa họ duy trì sự gắn bó vợ chồng và coi đây nhƣ một ân sủng mà Thiên Chúa ban tặng. Vì thế vợ chồng phải yêu thƣơng, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Khi có mâu thuẫn trong gia đình thì vợ chồng chủ động hoà giải, tránh tạo xung đột. Và đó là lý do vì sao hôn nhân Công giáo Việt Nam ổn định và ít ly dị hơn so với hôn nhân của ngƣời ngoài Công giáo.

Từ mục đích trên của hôn nhân và gia đình Công giáo, Công đồng Vaticanô II đã đƣa ra những lý do cơ bản nhằm phản đối việc ly dị. Đó là hạnh phúc của lứa đôi; của con cái và của xã hội. Lý do thứ tƣ có tính chất thần học đƣợc rút ra từ vai trò của bí tích trong hôn nhân Công giáo [55].

Một là, ly dị bị phản đối vì hạnh phúc của đôi vợ chồng. Khi kết hôn,

ngƣời nam và ngƣời nữ đƣợc gọi là vợ chồng. Lúc này, họ thực sự gắn bó với nhau về mọi mặt. Cuộc sống vợ chồng đem lại cho đôi nam nữ nhiều quyền lợi nhƣng cũng không ít những trách nhiệm nặng nề. Sự ràng buộc song phƣơng khiến họ sống có trách nhiệm hơn với ngƣời đối ngẫu của mình. Tự bản chất, hôn nhân là sự hợp nhất tình yêu giữa hai ngƣời khác giới. Vì thế, việc ly dị sẽ đánh mất đi ý nghĩa và mục đích của sự tự hiến cho nhau và lòng trung tín trong tình yêu. Nếu chuyện đó xảy ra, ngƣời chồng và ngƣời vợ

không thể tận hiến cho nhau một cách trọn vẹn. Xét về phƣơng diện tâm lý, tự bản chất tình yêu của con ngƣời đã qui hƣớng về ngƣời bạn đời trăm năm. Chính việc khẳng định hôn nhân bất khả phân ly đã tạo nên một thế lực rất mạnh, nhằm bảo vệ lợi ích tình yêu vợ chồng và lòng trung thành giữa họ. Điều đó trở thành một động lực mạnh mẽ nhằm giúp cho vợ chồng chấp nhận những khuyết điểm của nhau, bảo tồn sự hợp nhất và cùng phát triển hạnh phúc lứa đôi. Theo ngƣời Công giáo Việt Nam, lý do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng phải chung thuỷ chính là sự trung tín của Thiên Chúa với giao ƣớc, và sự trung tín của Chúa Kitô với Hội Thánh: “Ngƣời làm chồng hãy yêu thƣơng vợ nhƣ chính Đức Kitô yêu Hội thánh và hiến mình vì Hội Thánh… Cũng thế, chồng phải yêu thƣơng vợ nhƣ yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình” [Ep 5, 25 -28]

Hai là, ly dị bị phản đối vì gây tác hại cho con trẻ. Khi mối dây liên hệ

ràng buộc trong đời sống hôn nhân bị lỏng lẻo, thì con cái bị tƣớc đoạt đi tình cảm của bố, mẹ hoặc cả hai. Điều này ảnh hƣởng đến cuộc sống, đến việc học hành và gây nên sự bất ổn trong tâm hồn của chúng. Giáo hội khẳng định, sự mất mát này đối với trẻ em không gì có thể bồi đắp đƣợc. Các nhà tâm lý học cũng đã khẳng định, chỉ có trong môi trƣờng tình cảm thƣơng yêu, âu yếm, gần gũi của cha mẹ thì đứa trẻ mới hình thành những cảm xúc lành mạnh, và đó cũng là cơ sở quan trọng để tạo nên trí thông minh của trẻ.

Thông thƣờng trẻ em là đối tƣợng sẽ gặp phải nhiều vấn nạn và khó khăn khi chúng phải trải qua cuộc ly dị của cha mẹ. Thực tế cho thấy, số nhiều trẻ em vơ bơ, cơ nhỡ, hoặc mắc các tệ nạn xã hội đều xuất thân trong những gia đình quan hệ giữa cha và mẹ không mấy êm thấm, hoặc là cha mẹ không quan tâm đến con cái. Chính sự cãi vã, không chung thuỷ hoặc sự tan vỡ của cha mẹ là nguyên nhân chính gây nên những tổn thƣơng không gì cứu vãn cho các em. Khi cha mẹ bỏ nhau sẽ gây nên hậu quả vô bờ cho con cái và

xã hội. Vì thế Giáo hội luôn luôn nhắc nhở rằng, các bậc làm cha làm mẹ cần lấy lợi ích của con cái để đấu tranh cho sự bền vững của mái ấm gia đình.

Ba là, ly dị gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Trong bất cứ thời đại nào,

gia đình cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Trƣớc hết, gia đình là đơn vị hoạt động kinh tế tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho xã hội. Sự phát triển của gia đình là thƣớc đo đánh giá trình độ phát triển của quốc gia, dân tộc. Đảng ta nhấn mạnh rằng, dân giàu nƣớc mới mạnh. Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất phản ánh thực trạng xã hội cũng nhƣ trình độ, tƣ tƣởng, văn hoá của dân tộc trong một giai đoạn nhất định. Chính mối tƣơng quan biện chứng về lợi ích này của xã hội đòi hỏi gia đình phải bền vững. Khổng Tử cho rằng, gia đình hoà thuận đất nƣớc sẽ thái bình, thịnh trị.

Vì cho rằng hậu quả xã hội của sự tan vỡ gia đình là vô bờ bến. Do đó, khi gia đình Công giáo trục trặc, có nguy cơ tan rã thì Giáo hội phải có trách nhiệm cung cấp những dịch vụ tƣ vấn để nhằm giúp đỡ việc hoà giải và tái lập những hôn nhân có nguy cơ đổ vỡ. Thiết nghĩ, đây là việc làm hết sức tiến bộ. Bởi vì trên thực tế không có đôi vợ chồng nào trong quá trình chung sống lại không có trục trặc bất hoà. Và đôi khi trong những lúc nóng nẩy ấy con ngƣời thƣờng có những quyết định cảm tính, bồng bột. Nếu đƣợc phân tích kỹ lƣỡng về hậu quả của việc ly hôn chắc chắn con ngƣời sẽ điềm tĩnh để có đƣợc sự lựa chọn sáng suốt, khôn ngoan.

Bốn là, ly dị không được phép vì lý luận thần học về bí tích hôn nhân. Lý

luận này chỉ đƣợc áp dụng cho ngƣời Công giáo. Với họ, một khi hôn nhân đã thành sự và trở thành bí tích thì không thể chia lìa. Chuẩn mực của quan hệ vợ chồng là sự hợp nhất giữa Chúa Kitô với Hội Thánh. Vì hôn nhân tƣợng trƣng cho một mối liên hệ hết sức mật thiết giữa ngƣời nam và ngƣời nữ và đƣợc kết nối trong việc sinh sản và giáo dục con cái, cho nên hôn nhân mang tính

đơn nhất và bất khả phân ly. Hơn nữa, ngay từ buổi đầu thành hôn, vợ chồng cần phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ và phát triển hạnh phúc lứa đôi. Vì thế Giáo hội cho rằng, bất khả phân ly là quy luật của hôn nhân Công giáo.

Qua đây cho thấy, Giáo hội đã có những phân tích hết sức sâu sắc về hậu quả to lớn của việc ly dị. Những thông tin này đều đƣợc cung cấp tới ngƣời Công giáo từ rất sớm, khi họ chƣa lập gia đình. Với việc ngƣời Công giáo phải trải qua thời kỳ tiền hôn nhân (phải học giáo lý trƣớc khi kết hôn ít nhất là 6 tháng) cho thấy Giáo hội đã trang bị cho giáo dân của mình một hành trang tƣơng đối vững chắc trƣớc khi họ bƣớc vào đời sống hôn nhân, gia đình. Ngoài ra, Giáo hội cũng đặc biệt quan tâm tới việc giáo huấn cộng đồng Kitô hữu về tác hại và hậu quả khó lƣờng của việc ly dị. Mục đích của những việc làm này cho thấy Giáo hội rất chú trọng tới việc rao giảng Tin mừng và chăm sóc mục vụ gia đình đến cộng đồng dân Chúa.

Như vậy, theo ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân là một ơn gọi cao

quý và thánh thiêng, có nguồn gốc từ Thiên Chúa. Khi kết hôn thành sự và lĩnh nhận bí tích hôn nhân thì sợi dây hôn phối không thể nào tháo gỡ. “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài ngƣời không đƣợc phân ly” [Mc 10, 9]. Đây là điểm đặc thù của hôn nhân Công giáo. Họ tin rằng, qua bí tích hôn nhân, vợ chồng đƣợc thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô, nhờ đó họ đƣợc tăng cƣờng sức mạnh và tiếp nhận sự thánh hiến trong các nhiệm vụ và phẩm giá trong cuộc sống hàng ngày. Tình yêu, hôn nhân là bản năng đƣợc Thiên Chúa gieo vào bản tính con ngƣời và cũng chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng liên kết bền chặt vợ chồng với nhau để thông truyền sự sống. Vì thế vợ chồng trọn đời yêu thƣơng nhau, sinh sản và nuôi dạy con cái là mục đích của hôn nhân Công giáo Việt Nam và cũng là mong ƣớc của con ngƣời.

* Gia đình là Hội Thánh tại gia. Điều này hoàn toàn khác với quan

niệm coi gia đình là nơi ở, là quán trọ tá túc. Ngƣời Công giáo Việt Nam cho rằng, chính bí tích hôn phối đã giúp họ xây dựng gia đình mình thành một mái

ấm hạnh phúc, nơi Thiên Chúa và tình yêu ngự trị. Để xây dựng Hội Thánh thu nhỏ này, gia đình Kitô hữu sống nếp sống của Hội Thánh, tức là nếp sống đạo. Đối với ngƣời Công giáo Việt Nam, nếp sống chính là sự giao thoa giữa đức tin tôn giáo và văn hóa dân tộc.

Công giáo truyền bá và phát triển ở Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XVII. Đến nay cộng đồng giáo dân ở Việt Nam có khoảng trên 6,4 triệu tín đồ [118, tr. 13]. Trong lịch sử và hiện tại, cộng đồng giáo dân ở Việt Nam đã hình thành nên một nếp sống. Nếp sống của ngƣời Công giáo Việt Nam một mặt đƣợc quy định bởi tín lý, giáo lý Công giáo, mặt khác còn là sự tiếp thu nếp sống truyền thống cũng nhƣ hiện đại của dân tộc. Nếp sống tức là thói quen về sinh hoạt. Cách sống, lối sống là những khái niệm dùng để chỉ những hoạt động của một cá nhân hay một cộng đồng nào đó. Nhƣng để chỉ những hoạt động mang tính ổn định, thành thói quen đều đặn thì khi đó lại dùng khái niệm nếp sống. Vì thế, nếp sống thƣờng mang tính ổn định, ít thay đổi.

Khi quan niệm gia đình là Hội Thánh tại gia ngƣời Công giáo có tâm lý tự tin, yên tâm sinh sống trong chính ngôi nhà của mình. Cả vợ và chồng đều rất tích cực trong việc vun vén hạnh phúc gia đình, chăm sóc con cái và phát triển kinh tế. Nếp sống đạo đã tạo nên một lối sống mang đặc trƣng riêng của ngƣời Công giáo Việt Nam: chân thành, điềm đạm, nhân ái và bao dung... Vì sinh hoạt theo nếp sống cộng đoàn nên cách cƣ xử giữa các thành viên trong gia đình Công giáo rất dân chủ, chan hoà và đầm ấm. Mọi ngƣời thƣờng quan tâm đến nhau, biết yêu thƣơng, chia sẻ và cùng nhau sớm tối cầu nguyện kinh bổn... Nếp sống này một mặt tạo nên sự ổn định, bền vững nhƣng mặt khác nó cũng có phần biệt lập nhất định, ít có sự hội nhập, giao thoa.

* Quan hệ vợ chồng đơn nhất và bất khả phân ly

Hôn nhân Công giáo có hai đặc tính là đơn nhấtbất khả phân ly. Hai đặc tính này đƣợc thiết lập từ chuẩn mực của hôn nhân Công giáo, đó là sự kết hợp màu nhiệm giữa Chúa Kitô và Hội Thánh: biết yêu thƣơng, kết hợp

với nhau cho đến chết, sẵn sàng tha thứ những khuyết điểm của nhau và phải biết sống vì con cái.

Hôn nhân đơn nhất có nghĩa là hôn nhân đƣợc xây dựng trên quan hệ một vợ một chồng. Hôn nhân đơn nhất hoàn toàn khác với hôn nhân đa thê (một chồng kết hợp với nhiều ngƣời vợ). Còn bất khả phân ly nghĩa là vợ chồng phải yêu thƣơng nhau trọn đời, và không đƣợc bỏ nhau. Giáo hội cho rằng quan hệ hôn nhân một vợ một chồng và vợ chồng phải chung thuỷ với nhau là quy luật đối với ngƣời Công giáo.

Trong một công trình nghiên cứu về hôn nhân Công giáo của giáo họ Nỗ Lực tỉnh Vĩnh Phúc, nhà nghiên cứu Lê Đức Hạnh đã phỏng vấn một nữ tu dòng Mến Thánh giá:

Lê Đức Hạnh: “Người Công giáo hiểu đơn nhất và bất khả phân ly là sao ?

Là không được bỏ nhau, là phải trung thành đến chết” [43, tr. 71].

Sự trung thành, trung tín này đƣợc ngƣời Công giáo hiểu là: “Trong đời sống hàng ngày, vợ chồng chúng tôi thường bình đẳng, không bao giờ chúng tôi nghĩ sẽ đi bước nữa, vì Chúa dạy chúng tôi như vậy rồi. Nếu tôi hay chồng tôi có quan hệ với người khác ngoài chồng mình thì sẽ mắc tội. Người Công

giáo chúng tôi khi lấy nhau thì phải chung thuỷ mãi mãi cho đến chết” (PVS,

nữ, 75 tuổi, chức việc) [trích theo 43, tr. 71].

Quan niệm này cũng là suy nghĩ của hầu hết các giáo dân Việt Nam. Tính đơn nhất và bất khả phân ly của hôn nhân Công giáo Việt Nam trƣớc hết có cơ sở từ Kinh Thánh.

Tìm kiếm lời giải cho câu hỏi “ngƣời Công giáo có đƣợc phép ly dị hay không?” trong Cựu ước không phải dễ dàng. Tuy nhiên, Lời Chúa trong Cựu ước cũng ít nhiều hé mở đối với các nhà nghiên cứu.

Trong Mười điều răn có giới răn “ngƣơi không đƣợc ngoại tình” [Xh 20, 14].

Quan điểm dứt khoát về tính đơn nhất và bất khả phân ly của hôn nhân Công giáo cũng đƣợc thể hiện trong buổi tranh luận giữa Chúa Giêsu và những ngƣời Pharisêu. Tại đây, Giêsu đã dứt khoát tách mình khỏi quan điểm

của Cựu ước về việc ly dị mà Môsê đã cho phép vì “lòng chai dạ đá” của con

ngƣời và Ngƣời chỉ cho thấy ý định nguyên thuỷ của Thiên Chúa: “Thuở ban đầu, Thiên Chúa đã làm nên con ngƣời có nam có nữ; vì thế, ngƣời đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình ..., họ không còn là hai, nhƣng chỉ là một xƣơng một thịt. Vậy, điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài ngƣời không đƣợc phép phân ly” [Mc 10, 6-9; Mt 19, 4-9; Lc 16, 18]. Chính những lời này của Chúa Giêsu là cơ sở để Hội Thánh Công giáo đặt giáo thuyết và thực hành của mình về hôn nhân bất khả phân ly.

Nhƣng ở chỗ khác thì ly dị lại đƣợc trình bày nhƣ là một trƣờng hợp đƣợc phép.

Theo Sách Đệ nhị luật, Môsê tuyên bố ngƣời chồng có thể trao cho vợ mình tờ ly thƣ và đuổi ra khỏi nhà, nếu nhƣ ngƣời này không còn làm đẹp lòng chồng nữa. Sau đó cả vợ lẫn chồng đều có thể xây dựng một hôn nhân mới [Đnl 24, 1-4].

Thánh Phaolô cho rằng, lệnh cấm ly dị nhƣ là ý muốn của Chúa Kitô: “Với những ngƣời đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không đƣợc bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hoà với chồng; và chồng cũng không đƣợc rẫy vợ” [1Cr 7, 10-11]. Đồng thời, trong quyền hạn riêng của mình, Ngài cho phép ngƣời ngoại đạo nếu muốn bỏ ngƣời vợ hay chồng có đạo thì cứ bỏ. “Nếu ngƣời ngoại đạo muốn bỏ ngƣời kia thì cứ bỏ; trong trƣờng hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc” [1Cr 7, 15].

Dựa trên những đoạn Thánh Kinh đó, Hội Thánh cho rằng, chỉ hôn nhân giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ đã chịu phép rửa mới là một bí

tích đúng nghĩa, và nhƣ thế chỉ trong trƣờng hợp này, tính bất khả phân ly vô điều kiện của hôn nhân Công giáo mới đƣợc áp dụng. Nhƣ vậy có thể hiểu là,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 107 - 118)