Quan niệm của Công giáo Việt Nam về hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Hôn nhân Công giáo ở Việt Nam

2.2.1. Quan niệm của Công giáo Việt Nam về hôn nhân

Theo Giáo hội, trƣớc khi Chúa ra đời đã có hôn nhân trong tình trạng tự nhiên. Vào thời kỳ đó vì con ngƣời còn sơ khai nên chƣa có những quy định cho hôn nhân, con ngƣời có thể ly dị dễ dàng. Nhƣng từ khi Chúa Giêsu xuống trần, Ngài đã lập bí tích hôn nhân tại tiệc cƣới Cana khi làm phép lạ đầu tiên cho vợ chồng nghèo. Phép lạ là dấu chỉ Thiên Chúa đến, là dấu chỉ báo cho con ngƣời không đƣợc sống nhƣ xƣa nữa, và qua dấu chỉ đó Chúa gặp con ngƣời, ban ơn cho con ngƣời. Vì thế, Giáo hội quan niệm, khi kết hôn, vợ chồng không còn là hai mà nên một nhƣ nƣớc hoà thành rƣợu. Chính

Thiên Chúa đã dùng quyền năng liên kết họ với nhau bởi thế họ không đƣợc bỏ nhau vì bất cứ lý do gì. Qua hôn nhân, Thiên Chúa không chỉ ban cho đôi vợ chồng ơn tự nhiên mà còn cả ơn siêu nhiên nữa. Hôn nhân là bí tích nên Giáo hội yêu cầu phải sửa soạn chu đáo và cử hành long trọng, trang nghiêm.

Tuỳ theo những góc độ nghiên cứu mà có những định nghĩa khác nhau về hôn nhân. Khái niệm hôn nhân mà luận án nói đến ở đây là hôn nhân Công giáo Việt Nam, theo đức tin của ngƣời tín hữu Kitô: “Hôn nhân là một giao ƣớc ký kết giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ, với ý thức tự do và trách nhiệm, để sống yêu thƣơng và giúp đỡ nhau trong tình nghĩa vợ chồng; để sinh sản và giáo dục con cái trong nhiệm vụ làm cha làm mẹ” [51, tr. 13].

Định nghĩa này đã thể hiện đƣợc nội dung cốt yếu của hôn nhân là đôi nam nữ có cùng một đời sống và cùng một tình yêu. Hôn nhân do sự ƣng thuận giữa hai ngƣời nam, nữ (chứ không phải là hai ngƣời đồng giới), họ tự hiến cho nhau và đón nhận nhau, chứ không phải chỉ quyền lợi trên thân xác. Vì thế, vợ chồng sẽ thống nhất về mọi phƣơng diện: sinh lý, tâm lý, xã hội, đạo đức và niềm tin tôn giáo. Kết quả là một gia đình vững chắc ra đời, không chỉ là tự ý riêng của đôi bên, mà còn theo ý định của Thiên Chúa.

Ở đây, khi xem xét việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, nhận thấy rằng: Giáo hội đứng trên lập trƣờng thế giới quan tôn giáo để bàn về sự hình thành sự vật, hiện tƣợng và con ngƣời. Tuy nhiên, trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là trong lĩnh vực tôn giáo học, chúng ta không nên tuyệt đối hoá về lập trƣờng, quan điểm hoặc tách một quan niệm nào đó ra khỏi hệ thống, chỉnh thể của học thuyết ấy, vì nhƣ vậy sẽ khó có thể thấy đƣợc giá trị cũng nhƣ là mặt tích cực, hợp lý của nó. Có nghĩa, cần phải có phƣơng pháp biện chứng khi nghiên cứu sự vật hiện tƣợng, và càng phải khách quan hơn khi nghiên cứu về một học thuyết đồ sộ và có sức sống nhƣ Kinh Thánh. Điều quan trọng là có thể tìm đƣợc những

hành động của con ngƣời và xã hội hay không. Thiết nghĩ đó mới là mục tiêu các ngành khoa học xã hội cần hƣớng đến.

Với ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân là một việc vô cùng hệ trọng, vì vậy ngay từ khi còn nhỏ các em đã đƣợc trang bị những kiến thức về giới tính và hôn nhân. Trƣớc khi kết hôn, các bạn trẻ phải trải qua các giai đoạn chuẩn bị xa, chuẩn bị gần và chuẩn bị liền trƣớc hôn phối. Khi kết hôn quan hệ giữa ngƣời nam và ngƣời nữ sẽ chính thức chuyển sang một chất mới là quan hệ vợ chồng, dẫn tới sự hình thành của gia đình. Đây là thời kỳ cực kỳ quan trọng của mỗi con ngƣời. Nó đánh dấu sự trƣởng thành cả về mặt nhận thức, tâm sinh l ý và trách nhiệm xã hội. Vì vậy, đặc tính của tình yêu thời kỳ này là kết hợp nên một, trao hiến trọn vẹn, thuỷ chung và mở ngỏ cho sự sống. Đây là những đặc trƣng của quan hệ vợ chồng Công giáo Việt Nam và cũng là mong ƣớc tự nhiên của con ngƣời khi hƣớng tới hôn nhân tiến bộ. Về điểm này, giữa hôn nhân của ngƣời Công giáo và ngƣời ngoài Công giáo ở Việt Nam có điểm thống nhất với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)