Những lý thuyết cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 41)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Nguồn tài liệu Công giáo, khái niệm và những lý thuyết cơ bản

1.2.3. Những lý thuyết cơ bản

Trong quá trình triển khai đề tài “Giá trị của hôn nhân và gia đình

Công giáo ở Việt Nam hiện nay”, luận án dựa trên những lý thuyết cơ bản

sau đây:

- Lý thuyết về hôn nhân

Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam cho rằng: “Hôn nhân là quan

hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” [101]; về mặt xã hội, lễ cƣới thƣờng đƣợc coi là sự kiện chính thức của hôn nhân; về mặt pháp luật, đó là việc đăng ký kết hôn.

Ở hầu hết các chế độ xã hội, hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình. Nó đƣợc hình thành trên cơ sở tự nguyện hoặc ép buộc về mặt tình cảm, xã hội hoặc tín ngƣỡng tôn giáo.

Hôn nhân thƣờng là sự kết hợp giữa một ngƣời đàn ông là chồng và một ngƣời đàn bà là vợ. Nhƣng cũng có thể theo chế độ đa thê, tức là một ngƣời đàn ông kết hợp với nhiều ngƣời đàn bà; hoặc hôn nhân đồng tính giữa hai ngƣời cùng giới với nhau. Ở một số nƣớc trên thế giới, hôn nhân đồng tính đã đƣợc công nhận. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù hôn nhân đồng tính đã xuất hiện trong xã hội nhƣng cho đến thời điểm hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình vẫn chƣa thừa nhận hôn nhân giữa những ngƣời cùng giới tính.

Khái niệm hôn nhân luận án nói đến ở đây là hôn nhân Công giáo một vợ một chồng, theo đức tin của ngƣời tín hữu Kitô: “Hôn nhân là một giao ƣớc ký kết giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ, với ý thức tự do và trách nhiệm, để sống yêu thƣơng và giúp đỡ nhau trong tình nghĩa vợ chồng; để sinh sản và giáo dục con cái trong nhiệm vụ làm cha làm mẹ” [51, tr. 13].

- Lý thuyết về gia đình

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Gia đình là tập hợp ngƣời cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu” [146, tr. 381].

Có gia đình truyền thống (bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau) và gia đình hiện đại (thƣờng bao gồm hai thế hệ (vợ chồng và con cái) hoặc là ba thế hệ (vợ chồng, bố mẹ và con cái). Gia đình tôn giáo và gia đình không theo tôn giáo. Trong luận án này chúng tôi đi vào nghiên cứu gia đình tôn giáo hiện đại, cụ thể đó là gia đình Công giáo Việt Nam.

Theo Giáo hội Công giáo, gia đình là xã hội tự nhiên đầu tiên. “Gia đình là một nhóm ngƣời có liên hệ với nhau do hôn nhân hay do máu mủ, cụ thể gồm có một ngƣời cha, một ngƣời mẹ và con cái. Một số gia đình mở rộng gồm ông bà, cha mẹ, cháu. Gia đình là một xã hội tự nhiên, có quyền sinh tồn và đƣợc nâng đỡ, những quyền này đã đƣợc Giáo luật quy định. Gia đình Công giáo là những ngƣời có cùng đức tin và là tín đồ của đạo Công giáo” [43, tr. 16].

- Lý thuyết về nếp sống đạo (hoặc sống đạo)

Sống đạo là sống một cuộc sống chu toàn bổn phận của một tín đồ Công giáo trƣớc hết là đối với Thiên Chúa và sau đó là với cộng đồng dân Chúa, với tất cả mọi ngƣời.

Đối với ngƣời Công giáo Việt Nam, nếp sống đạo chính là sự giao thoa giữa đức tin tôn giáo và văn hóa dân tộc. Nếp sống đạo của ngƣời Công giáo

đƣợc thể hiện trên ba cấp độ: cá nhân, gia đình và cộng đoàn ngƣời Công giáo. Sự phân chia này chỉ mang tính tƣơng đối, bởi vì, mỗi cá nhân không thể tách rời những nếp sống cùng với gia đình hay cộng đoàn. Việc tách ra là một sự trừu tƣợng hóa trong quá trình nghiên cứu, để có thể thấy đƣợc những đặc thù trong nếp sống đạo của từng đối tƣợng nghiên cứu.

Một là, nếp sống đạo cá nhân: Điểm khởi đầu trong đời sống ngƣời

Công giáo là đƣợc lĩnh nhận bí tích Rửa tội, bí tích khai tâm đời sống của Kitô hữu. Em bé sinh ra trong gia đình Công giáo thì sau khoảng một tháng em bé đó sẽ trở thành một Kitô hữu với việc làm phép Rửa tội. Rửa tội là một trong bảy bí tích của Công giáo. Đây là một thủ tục chính thức để em bé trở thành tín đồ trong cộng đoàn dân Chúa. Theo thời gian, em bé đó sẽ đƣợc làm quen dần với những nghi thức, câu kinh, nhà thờ… mà em thấy đƣợc từ bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Đây chính là môi trƣờng tôn giáo đầu tiên em tiếp xúc. Nó đi vào ý thức cá nhân của mỗi con ngƣời một cách tự nhiên, và theo chúng tôi đó là nguyên nhân chính để những em bé sinh ra trong gia đình Công giáo cũng thƣờng là những Kitô hữu trong cộng đồng dân Chúa. Sau đó, em đƣợc học giáo lý, kinh bổn để xƣng tội, rƣớc lễ lần đầu, rồi chịu phép

Thêm sức. Cấp độ giáo lý sẽ đƣợc nâng lên theo độ tuổi của các Kitô hữu. Và

khi đến tuổi thanh niên cũng là lúc cá nhân đó đƣợc học giáo lý hôn nhân để chuẩn bị xây dựng gia đình.

Hai là, nếp sống đạo gia đình. Gia đình theo quan niệm chung đƣợc

coi là tế bào của xã hội. Nếu xã hội có những tế bào khỏe mạnh thì đó là một xã hội vững mạnh và ngƣợc lại. Trong các Hội Thánh tại gia đó, tín đồ Công giáo nuôi dƣỡng đức tin của mình từ ngày lĩnh nhận bí tích hôn nhân cho đến suốt quá trình sinh sôi các gia đình hạt nhân sau này. Khi gia đình đƣợc hình thành, vợ chồng có nhiệm vụ sinh sản và giáo dục con cái. Nếp sống đạo gia đình của ngƣời Công giáo đƣợc thể hiện thông qua:

+ Các buổi kinh cầu nguyện hàng ngày đƣợc gia đình duy trì một cách nền nếp nhằm giữ đạo cho các thành viên.

+ Trong khi cầu nguyện, các tín hữa Kitô thƣờng cảm tạ Thiên Chúa, cầu nguyện cho ông bà, bố mẹ, anh chị em và ngƣời thân trong gia đình sống mạnh khỏe, yêu thƣơng nhau.

+ Điểm nổi bật của nếp sống đạo gia đình là việc cha mẹ giáo dục con cái theo tinh thần của Giáo hội trên cả ba mặt đức dục (giáo dục về đức tin của ngƣời Công giáo), thể lực (giáo dục về thể chất) và trí dục (tức giáo dục về trí tuệ, kiến thức).

Ba là, nếp sống đạo cộng đoàn. Đối với ngƣời Công giáo, sau khi chịu

phép rửa tội, ngƣời đó đã chính thức gia nhập vào cộng đoàn dân Chúa, cộng đoàn của Giáo hội toàn cầu. Đó là những ngƣời có cùng niềm tin, vì thế mỗi tín đồ Công giáo cần có trách nhiệm hiệp thông, liên đới với các thành viên khác cả khi sống và đã chết. Nếu mất đi sự hiệp thông đó (vạ tuyệt thông) thì cũng có nghĩa bị loại khỏi cộng đoàn dân Chúa, và đây là án phạt nặng nhất của ngƣời Công giáo.

Như vậy, nếp sống đạo Công giáo đƣợc thể hiện ở bản thân mỗi tín đồ,

trong gia đình hay ngoài cộng đồng, là những nét văn hóa đặc sắc của ngƣời Công giáo Việt Nam, góp phần làm phong phú cho văn hóa dân tộc Việt Nam.

Chƣơng 2

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM 2.1. Công giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)