Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Hôn nhân chung thuỷ
Hôn nhân chung thuỷ là một trong những giá trị nổi bật của hôn nhân Công giáo Việt Nam, là nền móng để xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc.
Nhƣ đã trình bày ở phần trên, nghiên cứu giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam từ góc độ triết học thực chất chính là làm rõ cơ sở hình thành và bản chất của các giá trị đó. Tính chung thuỷ của hôn nhân Công giáo Việt Nam không phải tự nhiên có đƣợc. Sự hình thành và tồn tại của giá trị này đƣợc quy định bởi triết lý sống của ngƣời Công giáo Việt Nam. Cụ thể,
giá trị chung thuỷ trong quan hệ vợ chồng của hôn nhân Công giáo Việt Nam trƣớc hết đƣợc hình thành từ những nội dung sau đây:
Thứ nhất, người Công giáo Việt Nam rất nghiêm túc khi kết hôn
Ngƣời Công giáo quan niệm, hôn nhân là việc quan trọng, liên quan đến hạnh phúc cả đời. Bởi vậy, trƣớc khi kết hôn, ngƣời nam và ngƣời nữ cần phải chuẩn bị kỹ càng về nhiều mặt. Với ngƣời Công giáo Việt Nam, giai đoạn chuẩn bị cho sự kết hôn là thời kỳ tiền hôn nhân. Việc chuẩn bị bƣớc vào đời sống hôn nhân cần đƣợc tiến hành theo một tiến trình tuần tự, gồm ba giai đoạn chính là chuẩn bị xa, chuẩn bị gần và chuẩn bị liền trƣớc bí tích. Thời gian đính hôn chính là thời gian cần thiết chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Trƣớc hết là chuẩn bị xa. Quá trình chuẩn bị xa của ngƣời Công giáo Việt Nam đƣợc bắt đầu từ rất sớm, ngay từ thuở ấu thơ trong cuộc sống của mỗi con ngƣời. Trong giai đoạn này, trẻ em đƣợc giáo dục nghiêm túc về mặt đạo đức để hình thành nhân cách sống, biết trân trọng các giá trị nhân bản, biết làm chủ bản thân cũng nhƣ biết tôn trọng và bình đẳng với ngƣời khác phái. Ngay từ lúc này, các bậc phụ huynh trong gia đình Công giáo luôn cố gắng giúp cho con em họ hiểu rằng, hôn nhân là một ơn gọi và là một sứ mệnh đích thực. Và, khi đã hiểu đƣợc điều này thì chính các em, dần dần sẽ có nhu cầu khám phá ra ơn gọi của mình, ơn gọi hôn nhân.
Ngoài ra, các gia đình Công giáo rất có ý thức trong việc giáo dục đức tin bằng cách thuyết giảng và huấn giáo (giáo lý) cho con em mình về ý nghĩa của hôn nhân có đạo, về nghĩa vụ cha mẹ và nghĩa vụ vợ chồng. Thời kỳ chuẩn bị xa này đƣợc bắt đầu từ thời thơ ấu cho đến khi nam nữ trƣởng thành rồi quen nhau, và khi đó cũng là thời kỳ chuẩn bị học giáo lý hôn phối.
Tiếp theo giai đoạn chuẩn bị xa là đến giai đoạn chuẩn bị gần. Giai đoạn này đƣợc bắt đầu từ việc học giáo lý hôn phối để thành hôn. Ðó là việc
đầy hứa hẹn. Do đó, Giáo hội luôn cố gắng thuyết giảng cho các bạn trẻ Công giáo những vấn đề về tính dục, sinh sản, bổn phận vợ chồng, trách nhiệm nuôi dạy con cái, sử dụng tiền bạc… cũng nhƣ là vấn đề sống đạo và làm việc tông đồ.
Sau giai đoạn chuẩn bị gần là đến giai đoạn chuẩn bị liền trước bí tích. Đây là giai đoạn cần thiết của các bạn trẻ Công giáo Việt Nam để có thể hiểu sâu về màu nhiệm Chúa Kitô và Hội Thánh, về ý nghĩa của ân sủng và trách nhiệm gắn với hôn nhân Kitô giáo, về ý nghĩa của các thủ tục và các lễ nghi phục vụ hôn phối. Hôn nhân Công giáo đƣợc tiến hành theo đúng những quy định của Giáo hội, bởi vì nó vừa là một khế ƣớc có tính xã hội và cộng đồng về mặt tự nhiên, vừa có tính Giáo hội và bí tích về mặt tôn giáo. Vì thế, việc chuẩn bị liền trƣớc bí tích này là cần thiết cho mọi trƣờng hợp, nhất là đối với những đôi bạn còn nhiều thiếu sót và khó khăn về mặt giáo lý và nếp sống đạo.
Sau khi đã trải qua những giai đoạn chuẩn bị cho hôn nhân, đôi nam nữ chính thức bƣớc vào thời kỳ đính hôn. Đính hôn là kết thúc giai đoạn sơ khởi của gặp gỡ, quen biết, để đƣa tình yêu lứa đôi lên một mức nghiêm túc hơn và hƣớng đến một quyết định quan trọng là thành hôn.
Khi đã kết thúc thời kỳ đính hôn, đôi nam nữ sẽ kết hôn và chính thức trở thành vợ chồng. Vì hôn nhân, gia đình mang tính xã hội nên nó cần đƣợc pháp luật chứng nhận và bảo vệ. Về mặt dân sự, ở Việt Nam có Luật hôn nhân
và gia đình đƣợc Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000, gồm 110
điều, quy định tất cả công dân Việt Nam đều phải thực hiện Luật này. Về mặt tôn giáo, Giáo hội Công giáo Việt Nam có Giáo luật của Hội Thánh, đƣợc ban hành ngày 25 tháng 1 năm 1983, gồm có 111 điều (từ điều 1055 đến điều 1165) về hôn nhân, gia đình. Những quy định trong Giáo luật này chỉ có giá trị đối với ngƣời Công giáo, và để hôn nhân thành sự, Giáo hội đƣa ra điều kiện sau đây:
Thứ nhất, hôn phối Công giáo chỉ đƣợc tổ chức khi hai ngƣời đã rửa tội và bày tỏ sự ƣng thuận kết hôn với nhau.
Thứ hai là, cả hai phải trong tình trạng tự do, không bị ngăn trở nào
theo luật dân sự hoặc luật Hội Thánh. Những ngăn trở thuộc luật dân sự dựa trên Luật hôn nhân và gia đình của Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chi phối mọi ngƣời Việt Nam. Những ngăn trở thuộc luật Hội Thánh dựa trên bản chất bí tích của hôn nhân, chỉ chi phối ngƣời Công giáo mà thôi(1).
(1)Các ngăn trở hôn phối Công giáo gồm có:
Ngăn trở do chưa đủ tuổi để kết hôn. Tại Việt Nam, nam phải từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên [100, điều 9].
Ngăn trở do bất lực. Một trong hai ngƣời trƣớc khi kết hôn đã mắc chứng bất lực, không thể chữa trị đƣợc. Bất lực khác với vô sinh. Bất lực là không thể giao hợp. Còn vô sinh là không thể có con. Việc vô sinh không phải là một ngăn trở hôn phối.
Ngăn trở do đã kết hôn: Một trong hai ngƣời còn bị ràng buộc bởi hôn phối trƣớc. Ngăn trở này chỉ chấm dứt khi:
- Ngƣời phối ngẫu chết.
- Hôn nhân thành sự nhƣng chƣa hoàn hợp, đƣợc Giáo hoàng đoạn tiêu vì lý do chính đáng.
- Hôn nhân giữa hai ngƣời chƣa rửa tội đƣợc đoạn tiêu do đặc ân Phaolô nhằm bảo vệ đức tin của bên lĩnh nhận phép Rửa tội, do chính sự kiện là bên đƣợc rửa tội lập hôn nhân mới, và bên không đƣợc rửa tội muốn phân ly.
Ngăn trở do khác biệt tôn giáo: Một bên Công giáo, còn một bên không Công giáo.
Ngăn trở do chức thánh: Những ngƣời đã chịu chức thánh không thể kết hôn thành sự. Những ngƣời có chức thánh gồm: Giám mục, linh mục và phó tế.
Ngăn trở do khấn dòng: Những ngƣời chính thức thuộc về một dòng tu bằng lời khấn công khai sẽ vĩnh viễn sống khiết tịnh (hay còn gọi là khấn trọn đời, vĩnh khấn) không thể kết hôn thành sự.
Ngăn trở do bắt cóc: Hôn nhân bất thành đối với trƣờng hợp bắt cóc ngƣời nữ để lấy cô ta.
Ngăn trở do tội mưu sát phối ngẫu
- Giết vợ hay giết chồng mình (kể cả âm mƣu hoặc đồng loã) để lấy ngƣời khác. - Giết vợ hay giết chồng của ngƣời phối ngẫu (kể cả âm mƣu hoặc đồng loã) để lấy họ.
Ngăn trở do họ máu (huyết tộc)
- Theo hàng dọc: hôn nhân bất thành giữa mọi ngƣời trong họ máu hàng dọc. - Theo hàng ngang: hôn nhân bất thành cho tới hết bốn bậc.
Ngăn trở do họ kết bạn
Hôn thuộc theo hàng dọc dù ở cấp nào cũng tiêu huỷ hôn phối. Ví dụ, giữa bố chồng với con dâu, chàng rể với mẹ vợ. Tuy nhiên, theo hàng ngang thì không bị ngăn trở. Ví dụ: anh chồng có thể lấy em dâu, vợ chết có thể lấy em vợ [xem 54, điều 1083- 1125].
Ngăn trở do công hạnh
Hay còn gọi là ngăn trở liêm sỉ, ngăn trở này phát sinh do cuộc hôn phối bất thành sau khi đã có sống chung. Ngăn trở này tiêu hủy hôn nhân giữa ngƣời nam với các ngƣời họ máu của ngƣời nữ bậc một hàng dọc, và ngƣợc lại [54, điều 1093]. Chẳng hạn: nếu anh X đã từng chung chạ với cô Y, thì không thể lấy mẹ hoặc con riêng của cô Y; và cô Y cũng không thể lấy cha hoặc con riêng của anh X.
Ngăn trở do pháp tộc
Những ngƣời có họ hàng thân thuộc pháp lý do nghĩa dƣỡng, ở hàng dọc hoặc hai bậc hàng ngang, không thể kết hôn với nhau thành sự [54, điều 1094]. Ngăn trở này làm hôn nhân bất thành giữa: con nuôi với cha mẹ
Theo Giáo hội, để hôn nhân thành sự, đôi hôn phối cần phải cử hành theo thể thức của Hội Thánh: Hôn nhân chỉ thành sự khi đƣợc kết ƣớc trƣớc mặt vị chứng hôn có thẩm quyền: hoặc cha xứ, hoặc một linh mục, hay phó tế đƣợc một trong hai vị trên ủy quyền, cùng với hai ngƣời làm chứng [54, các Điều 1114 - 1116]. Linh mục (hay phó tế) chứng giám nghi thức hôn phối, nhân danh Hội Thánh nhận lời ƣng thuận của đôi hôn phối và chúc lành cho họ. Sự hiện diện của thừa tác viên Hội Thánh và của những ngƣời làm chứng cho thấy rõ hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh.
Khi hôn nhân đã thành sự, Hội Thánh không cho phép vợ chồng ly dị nhau. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trƣờng hợp cụ thể mà Giáo hội có thể tháo gỡ hoặc không thể tháo gỡ dây hôn phối2.
Trên đây là những ngăn trở của hôn nhân Công giáo. Nếu mắc phải một trong các ngăn trở trên, dù hai ngƣời có lấy nhau, hôn phối vẫn không thành. Đó chỉ là một sự chung chạ tội lỗi mà thôi. Để kết hôn thành sự và hợp pháp, cần phải xin phép chuẩn. Tuy nhiên, không phải ngăn trở nào Hội Thánh cũng có thể miễn chuẩn đƣợc.
Đối với những ngăn trở thuộc luật tự nhiên, Hội Thánh không có quyền miễn chuẩn. Đó là những ngăn trở: Do bất lực; do đã kết hôn; do có họ máu hàng dọc; do có họ máu hai bậc hàng ngang [54, điều 1084- 1094].
Đối với những ngăn trở chỉ do luật Hội Thánh mà thôi thì Hội Thánh có quyền miễn chuẩn, và khi đƣợc miễn chuẩn thì cuộc hôn nhân thành sự.
Các ngăn trở Hội Thánh có thể miễn chuẩn khi có lý do chính đáng: Về tuổi tối thiểu; về họ máu ba bậc trở đi theo hàng ngang: bà con và anh em họ; về họ kết bạn; về tội ác (tội mƣu sát phối ngẫu); về chức thánh; về lời khấn; về công hạnh; về khác tôn giáo.
(2)Điều kiện để có thể tuyên bố hôn phối không thành hoặc tháo giải (tháo gỡ) hôn phối Công giáo: Về nguyên tắc, Giáo hội không bao giờ tháo gỡ hay phá bỏ hôn phối mà hai ngƣời nam nữ đã cử hành thành sự với đầy đủ những điều kiện mà Giáo hội quy định và vợ chồng đã ăn ở với nhau, chỉ trừ cái chết.
Việc tháo giải giao ƣớc hôn nhân trong Giáo hội Công giáo Việt Nam không giống nhƣ việc ly dị ở toà án xã hội.
Ly dị tức là toà án công bố huỷ bỏ khế ƣớc hôn nhân hợp pháp mà hai ngƣời đã thực hiện, khiến hai ngƣời không bị ràng buộc về mặt pháp lý để có thể tự do tái hôn. Còn tháo giải hôn phối của Công giáo chỉ là tuyên bố rằng hôn phối của hai ngƣời không đủ điều kiện, do đó không hữu hiệu và nhƣ vậy xem nhƣ thực sự hai ngƣời chưa cử hành hôn phối, chưa hề ràng buộc nhau, mặc dù đã có những cam kết bên ngoài. Công việc này là kết quả của những điều tra kĩ lƣỡng. Nhƣ vậy, không có việc huỷ bỏ hôn phối đã thành sự mà chỉ là sự xác nhận phối không thành ngay từ đầu mà thôi. Việc tháo giải hôn phối của ngƣời Công giáo thực chất chính là sự công khai hoá hôn nhân không thành sự.
Những yếu tố khiến cho hôn nhân không thành sự là giữa một ngƣời Công giáo đã rửa tội với một ngƣời chƣa rửa tội; hoặc không tự do tự nguyện khi kết hôn; hoặc vi phạm các ngăn trở của hôn nhân Công giáo (nhƣ đã trình bày ở trên). Thủ tục để xin tháo giải hôn nhân của ngƣời Công giáo Việt Nam đƣợc quy định ở Bộ Giáo luật (54, điều 1697-1706) và đƣợc Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích xác định trong thƣ Luân lƣu De processu super matrimonio rato et non consummato ngày 20.12.1986 bao gồm:
1. Đơn xin
Quan niệm trên về thời kỳ trƣớc hôn nhân cho thấy, với ngƣời Công giáo, hôn nhân là một việc vô cùng quan trọng liên quan đến hạnh phúc của cả đời. Vì vậy theo Giáo hội, để bƣớc vào đời sống hôn nhân, trƣớc hết con ngƣời phải có sự nhận thức nghiêm túc và đúng đắn về vấn đề này. Chúng tôi cho rằng, quá trình chuẩn bị cho thời kỳ trƣớc hôn nhân của ngƣời Công giáo là một việc làm rất tốt. Họ ý thức đƣợc tầm quan trọng, ý nghĩa và vai trò của hôn nhân đối với sự hình thành gia đình với tƣ cách là nền tảng xã hội. Đối với họ, hôn nhân thực sự là một việc trọng đại trong đời sống của mỗi con ngƣời, vì thế không đƣợc xem nhẹ, qua quý t cho xong. Thiết nghĩ, đây là một nét đẹp văn hoá của ngƣời Công giáo Việt Nam.
Theo kế hoạch của Thiên Chúa, hôn nhân tìm thấy sự viên mãn của nó trong gia đình, mà nó là nguồn gốc và nền tảng. Khi ngƣời nam và ngƣời nữ thành hôn, họ trở thành vợ chồng, tức là thời kỳ sau khi kết hôn. Kể từ đây, quan hệ giữa họ sẽ chuyển sang một chất mới, quan hệ hôn nhân - gia đình. Tình yêu là một ân sủng mà vợ chồng trao tặng và dâng hiến cho nhau. Tình yêu đó có đặc tính là kết hợp nên một, trao hiến trọn vẹn, thuỷ chung và mở ngỏ cho sự sống.
2. Thẩm quyền
- Chỉ một mình Toà Thánh mới có quyền phán quyết về sự kiện không hoàn hợp của hôn nhân và về lý do có chính đáng không để ban ơn chuẩn [xem 54, điều 1698]. Ơn chuẩn chỉ do một mình Giáo hoàng ban mà thôi.
- Thẩm quyền nhận đơn xin chuẩn là Giám mục giáo phận nơi ngƣời viết đơn cƣ trú hoặc tạm trú. Sau đó Giám mục ra lệnh cứu xét lời thỉnh cầu [54, điều 1699], nếu Giám mục bác bỏ đơn thì có thể nộp lên Toà Thánh.
- Trong các vụ kiện này phải có sự tham gia của nhân viên bảo vệ [xem 54, điều 1701].
- Giám mục sau khi hoàn tất việc cứu xét vụ kiện phải gửi lên Toà Thánh tất cả các án từ cùng với ý kiến của mình và nhận xét của nhân viên bảo vệ [xem 54, điều 1705].
- Toà Thánh sẽ gửi cho Giám mục phúc nghị ban ơn chuẩn và ngài sẽ thông báo cho các đƣơng sự và các nơi liên hệ [54, điều 1706].
Hội Thánh quy định: Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích có trách nhiệm cứu xét sự kiện không hoàn hợp và lý do có chính đáng hay không để ban ơn chuẩn. Thánh Bộ thu thập các chứng từ cùng với ý kiến của Giám mục, nhận xét của nhân viên bảo vệ, rồi xem xét kỹ lƣỡng và đệ trình lên Giáo hoàng xin ơn chuẩn.
Sau khi kết thúc hồ sơ, nhân viên bảo vệ trình bày ý kiến của mình, Giám mục hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền chuẩn y và xác nhận là không có sự hoàn hợp, lý do nêu ra là xác thực và không gây gƣơng xấu, hồ sơ đầy đủ đƣợc gửi lên Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích. Vị chủ tịch Thánh Bộ sẽ họp bàn xem xét sự việc và nếu có chứng cớ xác thực rõ ràng ngài sẽ trình lên Giáo hoàng, nếu Giáo hoàng ban ơn chuẩn, thì hôn phối đƣợc
Ngƣời Công giáo quan niệm, trong quan hệ hôn nhân, tình yêu trƣớc hết hƣớng đến việc kết hợp nên một. Nhƣng để tạo đƣợc sự hoà hợp trọn vẹn và bền vững thì hai vợ chồng cần hiểu rõ những khác biệt của ngƣời phối ngẫu,