Hôn nhân mang tính thánh thiêng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 93 - 102)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Hôn nhân mang tính thánh thiêng

Thánh thiêng là một trong những giá trị mang tính tín ngƣỡng văn hoá của ngƣời Công giáo Việt Nam đƣợc biểu hiện rõ nhất trong đời sống hôn nhân, gia đình. Nó cũng là một trong những đặc trƣng nổi bật của hôn nhân, gia đình Công giáo, dùng để phân biệt giữa ngƣời Công giáo với ngƣời ngoài Công giáo Việt Nam. Khác với các giá trị vật chất, “Ngƣời ta không thể cắt nghĩa thấu đáo các “giá trị thiêng” bằng các nhãn quan thực chứng, duy vật hay thực nghiệm... Giá trị thiêng mang tính tiềm ẩn và hƣớng tín đồ tới các giá trị vĩnh hằng nhƣ niết bàn, thiên đàng... Dù vậy, “giá trị thiêng dƣờng nhƣ chỉ là “các giá trị nội tại” của tôn giáo, đƣợc xác định là giá trị của chính tôn giáo. Thƣớc đo ở đây là sự đồng cảm của các tín đồ trên cơ sở đức tin và nghi lễ” [143, tr. 52]. Giá trị thiêng của hôn nhân Công giáo chủ yếu đƣợc thể hiện thông qua ý thức, niềm tin tôn giáo và các nghi lễ tôn giáo của họ. Cơ sở hình thành nên giá trị thánh thiêng của hôn nhân Công giáo Việt Nam là những triết lý sống sau đây:

- Thứ nhất, với người Công giáo Việt Nam, Thiên Chúa là nguồn gốc

của hôn nhân.

Với ngƣời Công giáo Việt Nam, nguồn gốc của hôn nhân chính là Thiên Chúa. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng, quan niệm của con ngƣời về vấn đề xã hội bị quy định bởi quan niệm về thế giới (mối quan hệ giữa vấn đề vũ trụ quan và nhân sinh quan). Theo họ, Thiên Chúa đã tạo ra con ngƣời theo hình ảnh của mình cho nên hôn nhân của con ngƣời cũng có nguồn gốc từ Thiên Chúa. Xét về mặt lập trƣờng thế giới quan,

quan niệm của Công giáo về con ngƣời và nguồn gốc của hôn nhân là duy tâm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu một tôn giáo, chúng ta không nên đặt ra vấn đề duy tâm hay duy vật và nâng lên thành quan điểm. Nếu tách lập trƣờng thế giới quan đó ra và phân tích về ý nghĩa tiếp theo của nó thì sẽ tìm đƣợc những giá trị tích cực nhất định. Vì cho rằng Thiên Chúa là đấng tối cao tạo ra con ngƣời và hôn nhân là do Thiên Chúa sắp đặt, nên trong quan hệ vợ chồng, ngƣời Công giáo Việt Nam thƣờng có cuộc sống hài hòa. Khi có bất trắc vợ chồng cùng nhau tìm ra giải pháp tích cực để duy trì cuộc hôn nhân do chính họ lựa chọn và đƣợc Thiên Chúa chúc phúc, chứ không phải là sự chạy trốn hay tìm cách kết thúc. Vì thế, hôn nhân của ngƣời Công giáo Việt Nam thƣờng ổn định, thủy chung, ít ly dị. Họ yêu quý cuộc sống này và biết trân trọng hạnh phúc lứa đôi. Điều này hoàn toàn khác với những hiện tƣợng cực đoan trong xã hội hiện đại nhƣ bệnh trầm cảm, chán đời, sống không mục đích, thậm chí là tìm cách tự tử khi tuyệt vọng. Lý do: một là, họ quan niệm Thiên Chúa là đấng tối cao luôn ở cùng ta, theo sát ta và che chở cho ta. Vì thế, nếu trái ý của Ngài, con ngƣời sẽ bị đày xuống hỏa ngục. Tức là họ có một lối sống tích cực và duy trì hạnh phúc vợ chồng vì kính yêu Thiên Chúa và lo sợ bị Thiên Chúa trừng phạt. Hai là, vì hôn nhân có nguồn gốc từ Thiên Chúa cho nên việc kết giao giữa ngƣời nam và ngƣời nữ không phải là một hành vi trần thế thuần tuý do ý muốn của con ngƣời, mà là do Thiên Chúa kết nối. Hôn nhân là một bí tích, một ân sủng đặc biệt của Chúa ban riêng cho dân Chúa nên trong cuộc sống hàng ngày, tuy có nhiều khó khăn thử thách nhƣng các Kitô hữu luôn hƣớng tới sự kiện toàn tình yêu vợ chồng, trách nhiệm vợ chồng và củng cố sự hợp nhất bất khả phân ly. Nhờ ân sủng này họ giúp nhau nên thánh trong đời sống hôn nhân, trong việc đón nhận và giáo dục con cái. Vì thế, ngƣời Công giáo quan niệm rằng, lý do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng phải chung thuỷ chính là sự trung tín của Thiên Chúa với giao ƣớc, và sự trung tín của Chúa Ki tô với Hội Thánh.

- Thứ hai, với người Công giáo Việt Nam, hôn nhân là một bí tích

Giáo hội Công giáo Việt Nam cho rằng, hôn nhân là một bí tích vì vậy nó có tính thánh thiêng. Việc thực hành bí tích hôn nhân một cách chính thức trƣớc mặt cộng đoàn giáo dân do một linh mục cử hành khiến nó trở thành một giao ƣớc vĩnh cửu giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ. Ngƣời Công giáo Việt Nam tin rằng khi đƣợc lĩnh nhận bí tích hôn nhân một cách chính thức, đôi nam nữ sẽ đƣợc chúc phúc yêu thƣơng, chung thủy với nhau suốt cả cuộc đời, trong một giao ƣớc do chính Chúa Giêsu đã lập.

Họ tin rằng, nguồn ân sủng mà họ nhận đƣợc từ Chúa Giêsu là nguồn mạch ân sủng đặc biệt. “Nhƣ xƣa kia, Thiên Chúa đến gặp Dân Ngài bằng một giao ƣớc yêu thƣơng và trung thành, ngày nay Đấng cứu thế, bạn trăm năm của Hội Thánh cũng đến với đôi vợ chồng qua Bí tích hôn phối. Ngƣời còn ở lại với họ để hai vợ chồng cùng mãi mãi trung thành yêu thƣơng nhau bằng sự tự hiến cho nhau nhƣ Ngƣời đã yêu thƣơng Hội Thánh. Tình yêu vợ chồng đích thực đƣợc kết nhập trong tình yêu Thiên Chúa, đƣợc hƣớng dẫn và thêm phong phú nhờ quyền năng cứu chuộc của Chúa Kitô và hoạt động cứu rỗi của Giáo hội, để hai vợ chồng đƣợc dẫn dắt một cách hữu hiệu đến cùng Thiên Chúa, cũng nhƣ đƣợc nâng đỡ và kiện cƣờng trong nhiệm vụ cao cả làm cha mẹ. Bởi đó, vợ chồng Kitô hữu đƣợc củng cố và nhƣ đƣợc thánh hiến bằng một bí tích riêng để đƣợc lãnh nhận các bổn phận và phẩm giá của bậc sống họ; nhờ sức mạnh của bí tích này, họ đƣợc thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô mà chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình của họ, nhờ đó tất cả đời sống của họ đƣợc thấm nhuần đức tin, cậy, mến, và càng ngày họ càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau; và bởi đấy, cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa” [55, tr. 290-291].

Với một số ngƣời ngoài Công giáo, trong những năm gần đây, dƣới góc độ pháp lý - xã hội, hôn nhân đƣợc coi nhƣ một bản hợp đồng hợp pháp, đƣợc

pháp luật công nhận ràng buộc hai con ngƣời khác giới với nhau cùng với trách nhiệm về của cải vật chất và con cái. Hôn nhân là sự kết hợp tự nguyện giữa một ngƣời đàn ông và một ngƣời đàn bà. Tất cả những hoạt động gia đình của họ sẽ đƣợc pháp luật và xã hội giám sát và giải quyết bằng luật pháp. Hôn nhân đƣợc pháp luật công nhận và chỉ bị hủy bỏ khi hai ngƣời ly dị. Còn với những ngƣời theo đạo Công giáo, hôn nhân không chỉ là sự tự nguyện kết hợp giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ đƣợc pháp luật công nhận, mà còn phải có sự chứng kiến và công nhận của Thiên Chúa qua sự chứng giám là thừa tác viên chính thức của Giáo hội. Đó là lý do để bí tích hôn phối trải nghiệm thiêng liêng nhất đối với mỗi cặp vợ chồng muốn gắn kết với nhau ở nhà thờ.

Trong văn hóa Công giáo Việt Nam, bí tích hôn phối đứng ở vị trí cực kì quan trọng trong tƣ tƣởng mỗi ngƣời. Chúa Giêsu là ngƣời đã nâng giao ƣớc hôn phối lên hàng bí tích giúp vợ chồng nên thánh. Vì vậy, muốn đạt đƣợc những nguyện vọng viên mãn trong đời sống gia đình, hợp lòng Thiên Chúa, ngƣời nam và ngƣời nữ cần phải thực lòng yêu thƣơng nhau, hi sinh cho nhau, cho gia đình và cho Giáo hội.

Giáo Luật điều 1056 quy định: “Những đặc tính chính yếu của hôn nhân là sự đơn nhất và bất khả phân ly, những đặc tính này có một sự bền vững đặc biệt trong hôn nhân Kitô giáo, vì có tính cách bí tích” [54, điều 1056]. Hôn phối duy nhất là chỉ có một vợ một chồng hay nhất phu nhất phụ, và hôn phối bất khả phân ly là không đƣợc ly dị. Do đó một vợ, một chồng là quy luật của hôn nhân Công giáo.

Nhƣ vậy, về phạm vi xã hội, hôn phối là một khế ƣớc giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ tự do kết ƣớc và có giá trị trọn đời. Về phạm vi giáo lý Công giáo, hôn phối là một bí tích do Chúa Giêsu đã lập để thánh hiến tình yêu vợ chồng và giúp đôi bạn hƣởng trọn vẹn hạnh phúc và đảm nhận mọi

trách nhiệm của hôn nhân. Đôi nam nữ chỉ là vợ chồng thực sự trƣớc mặt Giáo hội khi hôn phối của họ đƣợc cử hành đúng theo luật của Hội Thánh. Ngƣời Công giáo Việt Nam đặt sự chung thuỷ và tôn trọng lẫn nhau lên hàng đầu, đây chính là tiền đề cho gia đình bền vững và hạnh phúc. Mỗi ngƣời nên tự nhận ra sai lầm của mình và sẵn sàng tha thứ cho ngƣời phối ngẫu để chung sống hoà thuận với nhau trọn đời.

Với quan niệm hôn nhân là một bí tích mang tính thánh thiêng đã làm cho hôn nhân của ngƣời Công giáo có một ý nghĩa tôn giáo đặc biệt. Khi hai ngƣời Công giáo muốn thành hôn với nhau, thánh Phaolo nói cho họ biết rằng: “anh em đâu còn thuộc về mình nữa” [I Cr 6,19]. Là phần tử của Chúa Kitô, ngƣời này và ngƣời kia “trong Chúa” nhƣ sự kết hợp của Giáo hội, và “màu nhiệm này thật là cao cả” [Eph 5, 32]. Khi kết hôn, tình yêu thƣơng giữa vợ và chồng sẽ đƣợc nuôi dƣỡng và duy trì bằng một sức mạnh đặc biệt nhờ tìm thấy trong tình yêu của Chúa Giêsu. Với ngƣời Công giáo, hôn nhân là một bí tích và cũng là một hành trình nên thánh.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đời sống của con ngƣời bao gồm đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và ảnh hƣởng lẫn nhau, trong đó vật chất giữ vai trò quyết định, còn ý thức sẽ tác động trở lại đối với vật chất theo hai chiều hƣớng hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Ý nghĩa phƣơng pháp luận rút ra từ quan điểm này là, mọi hoạt động của con ngƣời cần phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng các quy luật khách quan vốn có của cuộc sống, đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan. Tức là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và vai trò của nhân tố con ngƣời trong việc vật chất hoá tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều chúng tôi muốn bàn đến ở đây chính là điểm này. Bởi vì, trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực

tiễn của con ngƣời. Hơn nữa, nhƣ chúng ta đã biết, cái làm cho con ngƣời khác xa so với con vật chính là ở chỗ mọi hoạt động của con ngƣời đều do ý thức chỉ đạo, còn hoạt động của con vật chỉ mang tính bản năng. Điều đó cũng có nghĩa, kết quả hoạt động của con ngƣời nhƣ thế nào lại trực tiếp phụ thuộc vào ý thức chỉ đạo của con ngƣời ấy. Nếu ý thức chỉ đạo đúng, đây sẽ là điều kiện cần cho tính tích cực của hành động, còn nếu ý thức chỉ đạo sai, tất nhiên kết quả của hành động không thể đúng.

Với ngƣời Công giáo, hôn nhân là một bí tích có nguồn gốc từ Thiên Chúa. Tức là trong quan niệm của họ, hôn nhân vừa là kết quả của tình yêu do họ tự do lựa chọn, đồng thời cũng là sự sắp đặt khôn ngoan của Thiên Chúa, vì vậy, Thiên Chúa không chỉ ban cho họ ơn tự nhiên mà cả ơn siêu nhiên để họ chu toàn bổn phận vợ chồng trong đời sống hôn nhân, gia đình. Chỉ có thể hiểu và sống hôn nhân nhƣ là bí tích trong bối cảnh của màu nhiệm Chúa Kitô mới có thể thấy hết sự kiện toàn trong đời sống hôn nhân - gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam. Nếu hôn nhân bị thế tục hoá hay chỉ đƣợc nhìn nhận nhƣ là một thực tại tự nhiên thì tính bí tích của nó sẽ bị lu mờ. Hôn nhân bí tích thuộc về bình diện của ân sủng và đức tin. Vì thế, với ngƣời Công giáo Việt Nam, cuộc hôn nhân đó rất thiêng liêng, cao cả vì đã đƣợc Thiên Chúa chúc phúc, thánh hoá và theo dõi. Bởi vậy, họ không đƣợc tuỳ tiện bỏ nhau vì những lý do của thế giới trần tục. Quan niệm này trở thành triết l ý sống đối với ngƣời Công giáo Việt Nam. Nó ăn sâu trong suy nghĩ và lối sống của các giáo dân. Vì thế, trong đời sống hôn nhân, nếu hai vợ chồng có trục trặc, bất hoà thì họ sẽ chủ động hoà giải để sống vui vẻ bên nhau. Đây là nguyên nhân khiến cho ngƣời Công giáo Việt Nam có lối sống chan hoà, bao dung, khi gặp trắc trở thì tìm cách giải quyết chứ không phải tìm cách kết thúc. Quan niệm này cũng đồng nhất với quan niệm của ngƣời Việt Nam truyền thống, khi mà đời sống vợ chồng đƣợc thể hiện ở cả hai mặt tình và nghĩa. Họ sống với nhau

không chỉ có tình mà còn có nghĩa, và vì cái tình cái nghĩa cùng tồn tại, luôn song hành với nhau nên quan hệ hôn nhân vợ chồng thời cha ông chúng ta thƣờng mang tính ổn định, bền vững, ít ly dị hơn so với giai đoạn hiện nay.

Tóm lại, với ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân là một bí tích. Đây

là điểm khác biệt giữa hôn nhân của ngƣời Công giáo với hôn nhân của ngƣời không theo đạo Công giáo, vì khi nâng hôn nhân lên hàng bí tích thì cũng có nghĩa đôi vợ chồng đó sẽ đƣợc Thiên Chúa ban cho những ơn cần thiết trong đời sống hôn nhân, gia đình. Ngƣời Công giáo tin rằng, phần thƣởng ân sủng này sẽ làm tăng thêm ơn thánh hoá để sức sống siêu nhiên nơi họ dồi dào hơn. Ngoài ra, Thiên Chúa còn ban thêm nhiều ân sủng để họ đƣợc trợ giúp khi thi hành bổn phận hàng ngày. Và nhờ có những ân sủng ấy, đôi hôn phối đƣợc nâng đỡ trong quá trình thánh hoá bản thân, trong trách nhiệm làm vợ, chồng, cha, mẹ. Công đồng Vaticanô II cho rằng: “Vợ chồng Kitô hữu đƣợc củng cố và nhƣ thể đƣợc thánh hiến bằng một bí tích riêng biệt để đảm nhận các bổn phận và sống đúng phẩm giá bậc sống của họ, nhờ sức mạnh của bí tích này, trong khi chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình, đồng thời sống theo tinh thần của Chúa Kitô để tất cả đời sống đƣợc thấm nhuần đức tin, cậy, mến, họ càng ngày càng nên trọn lành nơi bản thân và thánh hoá lẫn nhau, và nhƣ thế, họ cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa” [55, tr. 291].

- Thứ ba, người Công giáo Việt Nam đặc biệt coi trọng lễ nghi hôn

phối. Đối với họ, hôn nhân là một giao ƣớc thánh, là một bí tích thánh thiêng

nhƣng có tính trần tục, vì thế hôn nhân Công giáo gồm có cả phần đạo và phần đời, trong đó phần đạo là quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, sau khi làm xong thủ tục đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phƣơng, đôi nam nữ cần hoàn tất những thủ tục và nghi lễ tôn giáo sau đây:

Một là các thủ tục theo giáo luật

gặp cha xứ (thƣờng là cha xứ bên nữ). Cha xứ sẽ trao đổi và giúp hai ngƣời làm tờ khai hôn phối, để biết họ có đúng là Kitô hữu không (đã Rửa tội, Rước

lễThêm sức chƣa), có hiểu rõ ý nghĩa của hôn nhân Công giáo, có biết rõ

nhiệm vụ của vợ chồng, cha mẹ Kitô hữu hay không [54, các điều 1063; 1067]. Ngài sẽ giúp đôi nam nữ học hoặc ôn lại giáo lý hôn nhân cũng nhƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 93 - 102)