Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Hôn nhân Công giáo ở Việt Nam
2.2.3. Đặc điểm của hôn nhân Công giáo Việt Nam
* Hôn nhân Công giáo là một bí tích
Với ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân là một bí tích. Bí tích, tức dấu tích bí nhiệm, là những dấu hiệu hữu hình (mỗi bí tích thƣờng có một dấu hiệu bên ngoài gồm chất thể, cử chỉ và lời đọc) đƣợc Chúa Kitô dùng để ban ân sủng cho loài ngƣời. Qua những dấu hiệu hữu hình của bí tích đó, ơn của Thiên Chúa đƣợc con ngƣời cảm nhận rõ ràng hơn, bằng chính giác quan của mình. Hay nói cách khác, nhờ những dấu hiệu bên ngoài, bí tích bày tỏ cho ngƣời Công giáo ơn của Chúa.
Hội Thánh cho rằng, Chúa Kitô đã để lại cho Hội Thánh 7 bí tích. Các bí tích đó tuy có khác nhau nhƣng cùng chung mục đích là thánh hoá
ra đƣợc lĩnh nhận bí tích Rửa tội, lớn lên có Thêm sức, Thánh thể, chữa lành có Hoà giải, Xức dầu và lĩnh nhận sứ mệnh xây dựng cộng đoàn là
Truyền chức, Hôn phối. Ngƣời Công giáo cho rằng, thông qua việc lĩnh
nhận các bí tích, đời sống Kitô hữu đƣợc nuôi dƣỡng và mỗi ngày một lớn lên. Hôn nhân là một trong số 7 bí tích của Giáo hội. Khi cử hành bí tích hôn nhân, các đôi vợ chồng Kitô giáo đƣợc nhận những ơn riêng cho bậc sống của mình trong dân Chúa. Ân sủng đặc biệt của bí tích hôn phối là kiện toàn tình yêu vợ chồng và củng cố sự hợp nhất bất khả phân ly của họ. Nhờ ân sủng này họ giúp nhau nên thánh trong đời sống hôn nhân, trong việc đón nhận và giáo dục con cái.
* Hôn nhân Công giáo mang tính đơn nhất (đơn hôn), nghĩa là nhất
phu nhất phụ (một vợ một chồng). Ngƣời Công giáo cho rằng, “Khi đã kết hôn, ngƣời nam không thể là chồng của ngƣời nữ nào ngoài vợ mình, và ngƣời nữ cũng không thể là vợ của ngƣời nam nào ngoài chồng mình” [124, tr. 10]. Đây vừa là nét đặc thù của hôn nhân Công giáo Việt Nam, đồng thời cũng là sự khẳng định nguồn gốc của hôn nhân chính là Thiên Chúa. Vì thế, Công đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Đấng Tạo hoá đã thiết lập và ban những quy luật riêng cho cộng đồng của sự sống và tình yêu đầy thân mật giữa đôi vợ chồng. Đời sống chung đó đƣợc gây dựng do giao ƣớc hôn nhân, nghĩa là do sự ƣng thuận không thể rút lại của từng cá nhân. Nhƣ thế, bởi một hành vi nhân linh, trong đó hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau, nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chế vững chắc có giá trị ngay cả đối với xã hội. Vì lợi ích của đôi vợ chồng, của con cái và xã hội, mối dây liên kết linh thiêng này không thể đặt dƣới sự phân xử tuỳ tiện của con ngƣời. Thật vậy, chính Thiên Chúa là đấng tác tạo hôn nhân, vốn đƣợc thiết lập với nhiều giá trị và mục đích khác nhau” [55, tr. 289-290].
Quan điểm trên của Công đồng Vaticanô II cho thấy, theo quan niệm của ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân không phải do ngẫu nhiên hay do sự biến hoá của các sức mạnh vô tri trong thiên nhiên tạo thành. Hôn nhân là do sự sắp đặt khôn ngoan của đấng tạo hoá để thực hiện ý định yêu thƣơng của Ngài giữa nhân loại. Tự bản chất, tình yêu vợ chồng đòi hỏi sự đơn nhất và bất khả phân ly. “Bởi thế, ngƣời đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xƣơng một thịt” [St 2, 24]. Nhƣ vậy, đặc tính đơn hôn loại trừ mọi hình thức đa thê. Đặc tính này cũng hoàn toàn thống nhất
với Luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam (có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2001 cho đến nay). Trong Luật này, tại điều 4 bảo vệ chế
độ hôn nhân và gia đình đã quy định: “Cấm ngƣời đang có vợ, có chồng mà
kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác hoặc ngƣời chƣa có vợ, chƣa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời đang có chồng, có vợ” [100, tr. 39]. Điều luật này đòi hỏi mọi cuộc hôn nhân của công dân Việt Nam phải là hôn nhân đơn nhất, không chung chạ. Quan điểm này của Công giáo cũng hoàn toàn phù hợp với đạo đức Mácxít về hôn nhân tiến bộ và đối lập với chế độ đa thê trong thời kỳ phong kiến.
* Hôn nhân Công giáo mang tính vĩnh hôn (bất khả phân ly), nghĩa là
không thể ly dị. Ngƣời Công giáo quan niệm, “Khi ngƣời nam và ngƣời nữ đã kết hôn thành sự và hợp pháp, họ phải chung thuỷ với nhau trọn đời, không ai có thể tháo cởi dây hôn nhân đó” [124, 10], vì đó là luật do Thiên Chúa thiết định. Đặc tính vĩnh viễn này loại trừ sự ly dị.
Khi đƣợc hỏi về ly dị, Chúa Giêsu đã nhắc lại ý định của Thiên Chúa từ “thuở ban đầu” và Ngài khẳng định: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài ngƣời không đƣợc phép phân ly” [Mt 19, 6]. Nhƣ vậy, Chúa Giêsu chủ trƣơng mọi hôn nhân của con cháu tổ phụ Ađam đều bất khả phân ly, điều này có cơ sở thần học của nó.
Nhƣ đã phân tích ở trên, với ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân là một bí tích mang tính thánh thiêng. Theo họ, Thiên Chúa chính là tác giả của cuộc hôn nhân đƣợc xây dựng trên bản tính của tình yêu vợ chồng. “Một tình yêu đƣợc xem nhƣ một sự trao tặng toàn vẹn và độc quyền mà ngƣời này dành cho ngƣời kia, khiến hai bên dứt khoát dấn thân cho nhau, và điều này đƣợc biểu lộ qua việc hai bên bày tỏ sự ƣng thuận với nhau một cách công khai và không thể rút lại” [53, tr. 167].
Khi bàn về vấn đề bất khả phân ly, Chúa Giêsu đã hai lần dùng cụm từ “thuở ban đầu”. Ngƣời nói: “Các ông không đọc thấy điều này sao: Thuở ban đầu, “Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời có nam có nữ” [St 1, 27] và Ngƣời đã phán: “Vì thế, ngƣời ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xƣơng một thịt” [St 2, 24]. Khi có ngƣời hỏi Chúa: “Thế sao ông Môsê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?” [Mt 19, 7]. Ngƣời bảo họ: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu” [Mt 19, 8].
Ở đây, “thuở ban đầu” phải đƣợc hiểu theo tinh thần của sách Sáng thế. Khi trích dẫn những lời đó, Chúa Giêsu đã khẳng định thêm một lần nữa, khiến cho ý nghĩa trở nên rõ ràng và chuẩn mực hơn. Ngoài ra, Giêsu còn nói thêm: “Nhƣ vậy, họ không còn là hai, nhƣng chỉ là một xƣơng một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài ngƣời không đƣợc phân ly” [Mt 19, 6]. Lời khẳng định này thật là dứt khoát. Theo ý nghĩa những lời này của Chúa Kitô, thì sách Sáng thế đã xác lập nguyên lý đơn nhất và bất khả phân ly của hôn nhân nhƣ là chính nội dung của lời Thiên Chúa đƣợc tỏ bày trong mặc khải xa xƣa nhất: vợ và chồng, khi kết hôn “cả hai thành một xƣơng một thịt” [St 2, 24].
Nhƣ vậy, theo Hội Thánh, chính Thiên Chúa đã thiết lập luật vĩnh cửu của hôn nhân ngay từ “thuở ban đầu”, và luật vĩnh cửu này đã đƣợc Chúa
Giêsu khẳng định thêm một lần nữa. Cụm từ “từ thuở ban đầu” đầy ý nghĩa đã đƣợc lặp lại hai lần, điều đó muốn khẳng định con ngƣời đã đƣợc tạo thành trong mầu nhiệm sáng tạo - Ngƣời đã sáng tạo “có nam có nữ” và cả hai “sẽ thành một xƣơng một thịt”. Đó là điều bất khả phân ly.
Ngƣời Công giáo cho rằng, đặc tính đơn hôn và bất khả phân ly đƣợc thiết lập từ chuẩn mực của hôn nhân Công giáo, đó là sự kết hợp màu nhiệm giữa Chúa Kitô và Hội Thánh. Trƣớc đây, Thiên Chúa đã ký kết với Israel một giao ƣớc tại núi Sinai. Theo giao ƣớc này, Thiên Chúa nhận Israel làm dân riêng, còn Israel nhận Thiên Chúa là Chúa và thờ phụng Ngài [Xh 19, 1- 25] - đó là giao ƣớc cũ. Vào “thời sau hết”, Chúa Kitô lập Hội Thánh, Ngƣời ký kết với Hội Thánh một giao ƣớc trong máu Ngƣời [Mt 26, 26-29] - đó là giao ƣớc mới. Theo giao ƣớc này, Chúa Giêsu trọn đời yêu thƣơng và hiến thân cho Hội Thánh, còn Hội Thánh cũng mãi mãi thƣơng yêu và hiến thân cho Chúa Giêsu. Tình yêu vĩnh cửu đó đƣợc Chúa thể hiện thông qua những lời giảng dạy và các hành động của Chúa cứu thế. Khi biểu lộ tình yêu cao cả, Ngƣời nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em nhƣ vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thƣơng của Thầy” [Ga 15, 9]. Chính tình yêu kết hợp này là điều kiện để sống còn (“cành nào lìa cây sẽ khô héo liền”) và để sinh sản (“cành nào kết hợp cùng cây sẽ sinh nhiều hoa trái”).
Khi biểu lộ tình yêu hiến thân, Giêsu cho rằng: “Vì đây là máu Thầy, máu giao ƣớc đổ ra cho muôn ngƣời đƣợc tha tội” [Mt 26, 28]. Vì thế, với ngƣời Công giáo Việt Nam, hành động Chúa hi sinh tính mạng của mình cho Hội Thánh đƣợc sống là đỉnh cao của tình yêu: “Không có tình thƣơng nào cao cả hơn tình thƣơng của ngƣời đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” [Ga 15, 13].
Còn khi biểu lộ sự trung thành với Hội Thánh, Chúa Giêsu khẳng định: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” [Mt 28, 20]. Nhƣ vậy, Hội
Thánh nếu không có Chúa Kitô thì không thể tồn tại vì thiếu sự sống thần linh và sẽ chỉ còn là một tổ chức trần gian mà thôi. Còn Chúa Giêsu, nếu không có Hội Thánh cũng không thể tiếp tục sinh sản con cái cho đến tận thế đƣợc. Đây chính là sự cần thiết song phương, do đó, Chúa Giêsu không thể rời bỏ Hội Thánh và Hội Thánh cũng không thể tách rời Chúa Giêsu. Sự gắn bó giữa Chúa Giêsu và Hội Thánh chính là chuẩn mực của hôn nhân Công giáo Việt Nam, và cũng vì thế mà hôn nhân Công giáo mang đặc tính đơn hôn và bất khả phân ly.
Ngƣời Công giáo Việt Nam quan niệm, khi bí tích hôn nhân đƣợc thiết lập, vợ chồng cần phải noi gƣơng Chúa Giêsu và Hội Thánh: biết yêu thƣơng, kết hợp với nhau cho đến chết, sẵn sàng tha thứ những khuyết điểm của nhau và phải biết sống vì con cái. Có nhƣ thế họ mới đạt đƣợc mục đích hôn nhân là trọn đời yêu thƣơng nhau, sinh sản và giáo dục con cái. Chính niềm tin tôn giáo này đã điều chỉnh và kiểm soát hành vi của ngƣời Công giáo Việt Nam trong đời sống hôn nhân. Nói về vấn đề này, một giáo dân đã cho rằng:
“Đã theo Công giáo thì theo giáo thuyết của Đức Giêsu. Lúc đầu Chúa Giêsu dựng nên một nam một nữ, mà những gì Đức Giêsu đã liên kết thì loài người không được phân ly. Vì thế cho nên người Công giáo thực hiện lời của Đức Giêsu dạy người Công giáo như thế. Nhưng mà cái căn bản nhất ràng buộc người Công giáo là để hai người biết không thể bỏ nhau được, để có trách nhiệm với con cái. Và đã biết cái luật không thể bỏ nhau được thì cũng phải
nhịn nhục nhau để mà sống trọn đời với nhau” (PVS, nam 68 tuổi, chức việc)
[trích theo 43, tr. 62].
Tóm lại, theo quan niệm của ngƣời Công giáo Việt Nam, hôn nhân là
một ơn gọi cao quý và thánh thiêng. Khi kết hôn thành sự và lãnh nhận bí tích hôn nhân thì sợi dây hôn phối không thể nào tháo gỡ. Đây là điểm đặc thù của hôn nhân Công giáo. Qua bí tích hôn nhân, vợ chồng đƣợc thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô, nhờ đó họ đƣợc tăng cƣờng sức mạnh và tiếp nhận sự thánh hoá trong các nhiệm vụ và phẩm giá của mình. Họ cho rằng tình yêu, hôn
nhân là bản năng đƣợc Thiên Chúa gieo vào bản tính con ngƣời và cũng chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng liên kết bền chặt vợ chồng với nhau để thông truyền sự sống. Vì thế vợ chồng trọn đời yêu thƣơng nhau, sinh sản nuôi dạy con cái và không đƣợc bỏ nhau.
Những quan niệm trên của Công giáo về hôn nhân có điểm giống và khác nhau so với quan niệm của đạo Tin Lành và Chính Thống Giáo. Với Công giáo thì hôn nhân là sự kết hợp màu nhiệm giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ nhƣ hình ảnh của Chúa Kitô và hội Thánh, vì vậy vợ chồng không đƣợc pháp li dị trừ trƣờng hợp hôn phối không thành và đƣợc sự chấp thuận của bề trên cho phép đƣợc tiêu hôn. Còn Tin lành và Chính Thống Giáo thì cũng cho rằng hôn nhân là sự kết hợp màu nhiệm giữa một nam và một nữ có nguồn gốc từ Thiên Chúa, vì vậy vợ chồng không đƣợc phép bỏ nhau trừ trƣờng hợp vợ hoặc chồng bắt gặp ngƣời kia ngoại tình.
Hội Thánh Công giáo cho rằng có 7 bí tích. Hôn nhân là một trong số 7 bí tích đó mang tính thánh thiêng, còn Tin Lành thì không gọi là bí tích mà gọi là phép hoặc nghi thức và cho rằng chỉ có 2 phép là phép rửa tội (bóc tem) và phép tiệp thánh.