Khái quát về Công giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 43)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Khái quát về Công giáo

Công giáo là một chi phái chính của Kitô giáo có nguồn gốc từ đạo Do Thái, do Chúa Giêsu sáng lập. Theo Kinh Thánh của đạo Do Thái, Thiên Chúa Yavê (Yahweh) rất quyền phép, đã làm nên trời đất và muôn vật. Loài ngƣời đƣợc tạo nên giống nhƣ Thiên Chúa, nghĩa là có trí khôn, ý muốn. Nhƣng loài ngƣời đã nghe lời thần dữ, không vâng theo Thiên Chúa dạy, nên bị phạt sống lầm than khổ sở và phải chết.

Thiên Chúa thƣơng xót cứu độ loài ngƣời, Thiên Chúa chọn dân riêng là dân Do Thái. Thiên Chúa lập kế hoạch rồi sai con của ngƣời xuống trần để cứu chuộc loài ngƣời thoát khỏi tội lỗi. Con Chúa nhập thế có mẹ là Maria, một thiếu nữ ngƣời Do Thái nết na, khôn ngoan và đạo hạnh và cha nuôi là Giuse. Chúa Con là Giêsu Kitô (Đấng cứu thế). Trƣớc khi Chúa Giêsu xuống thế, chỉ có dân Do Thái đƣợc biết Thiên Chúa Yavê là Cha các Tổ Phụ của họ, là Đấng đã giải phóng họ và ban cho họ Mười điều răn làm giao ƣớc mà thôi. Ngoài dân Do Thái ra, các dân khác đều là dân ngoại, vì không biết Thiên Chúa Yavê của dân Do Thái.

Nhƣng sau khi Chúa Giêsu ra đời, Chúa đã tỏ mình ra cho các dân ngoại qua ánh sao lạ ở phƣơng Đông, mời gọi ba dân ngoại đầu tiên đến thờ lạy Chúa: “Khi Đức Giêsu ra đời ở Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phƣơng Đông đến Giê-ru-sa-lem và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Ngƣời xuất hiện bên phƣơng Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Ngƣời” [Mt 2, 1- 2]. Sự kiện này đã nói lên nét phổ quát của ơn cứu độ. Nghĩa là ơn này đƣợc dành cho mọi dân tộc, không chỉ riêng cho dân Do Thái. Vì thế, trƣớc ngày về

trời, Chúa Giêsu đã truyền cho các tông đồ rằng: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” [Mt 28, 19]. Đây là lý do vì sao đạo của Chúa Kitô đƣợc gọi là Công giáo, nghĩa là vì mục đích phổ quát của ơn cứu độ mà Chúa đã mang đến cho nhân loại qua cây thập giá của Ngƣời. Vì thế, từ “Công giáo” (xuất xứ từ tiếng Hi Lạp Catholicos) có nghĩa là chung, là phổ quát, dành cho tất cả mọi ngƣời, không phân biệt màu da, ngôn ngữ và văn hóa.

Nhƣ vậy, theo các giáo dân, Công giáo là tôn giáo do chính Chúa Giêsu khai sinh và giảng dạy để mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho tất cả mọi ngƣời thành tâm, thiện chí muốn đón nhận Thiên Chúa để đƣợc cứu rỗi và sống đạo đời đời. Giáo hội Công giáo là Giáo hội do Chúa Giêsu thiết lập để tiếp tục rao giảng và chuyển ơn cứu độ đó đến cho những ai muốn tiếp nhận. Giáo hội này đƣợc đặt dƣới quyền lãnh đạo của Giáo hoàng, ngƣời duy nhất nối tiếp sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của các Giám mục trong toàn Giáo hội.

Công giáo là tôn giáo thờ Thiên Chúa Ba Ngôi (Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần) nhƣng cùng một bản thể và uy quyền nhƣ nhau. Trong bốn chi phái chính của Kitô giáo, bên cạnh đạo Tin Lành, Chính thống giáo và Anh giáo, Công giáo là tôn giáo duy nhất có Giáo hội hoàn vũ, nghĩa là một tổ chức chung cho tất cả các Giáo hội địa phƣơng, tức Toà thánh Vatican hiện nay, đứng đầu là Giáo hoàng. Thiên Chúa của Công giáo cũng là Thiên Chúa của Do Thái giáo. Nhƣng, nếu Công giáo là đạo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi nhƣng cùng một bản thể và uy quyền nhƣ nhau thì tín hữu Do Thái không có ý niệm gì về một Thiên Chúa Ba Ngôi (vì họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ngôi Hai, đã xuống thế làm ngƣời để cứu chuộc nhân loại, cũng nhƣ không biết gì về Chúa Thánh Thần trong niềm tin của họ). Vì thế, Kinh Thánh của Do Thái giáo chỉ có phần Cựu Ước còn Kinh Thánh của Công giáo gồm cả hai phần Cựu ƯớcTân Ước.

Công giáo có một hệ thống giáo lí, giáo luật đồ sộ. Khi nói về giáo lí, giáo luật Công giáo, ngƣời ta thƣờng nói đến “Kinh bổn” nhƣ một sách vắn tắt dạy tín đồ Kitô những điều phải tin và phải làm. Sách giới thiệu về giáo lí, các quy tắc, các nghi lễ bắt buộc với mỗi tín đồ. Sách bao gồm bốn phần: Phần một, dạy về những điều phải tin. Phần hai, dạy về những phép trọng trong đạo Thánh Chúa Trời gọi là “bảy phép bí tích”. Phần ba, dạy về Mƣời điều răn của Chúa Trời và Sáu điều răn của Hội Thánh. Phần bốn, dạy về ơn Chúa Trời, sự cầu nguyện dấu thánh giá cùng những việc bổn đạo phải làm hằng ngày.

Bất cứ tôn giáo nào khi du nhập vào một quốc gia nhất định thì những đặc trƣng, giáo lý, giáo luật của tôn giáo đó cũng đều bị nền văn hoá bản địa làm cho dân tộc hoá, mang đặc trƣng của dân tộc mà nó du nhập vào. Điều này giải thích vì sao cùng theo một tôn giáo nhƣng ở những quốc gia khác nhau lại mang những màu sắc khác nhau. Tôn giáo chính là sự giao thoa và tác động qua lại giữa các nền văn hoá, tín ngƣỡng; giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội mà Công giáo Việt Nam không nằm ngoài quy luật chung ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)