Gia đình là chủ thể tích cực tham gia vào đời sống xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 133 - 138)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.4. Gia đình là môi trƣờng truyền thụ các giá trị văn hoá, đạo đức và tôn

4.4.2. Gia đình là chủ thể tích cực tham gia vào đời sống xã hội

Do những thăng trầm trong mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và Giáo hội trong lịch sử, các giáo dân Việt Nam có lối sống tƣơng đối độc lập và khép kín trong cộng đồng dân Chúa mà ít có sự hội nhập với cộng đồng xã hội. Từ sau Công đồng Vaticanô II (1962-1965), với tinh thần canh tân, nhập thế, Công giáo Việt Nam rất tích cực trong quá trình hội nhập với văn hoá dân tộc. “Bắt đầu dấy lên hoạt động “Việt hoá đạo”, nghĩa là biến đạo Tây thành đạo Ta” [31, tr. 287]. Từ đây, Giáo hội Công giáo Việt Nam gia tăng các hoạt động tuyên truyền, vận động các giáo dân của mình tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sinh sống hoà đồng cùng với xã hội để xoá bỏ rào ngăn cách và tâm lí dè dặt của các giáo dân.

Giáo hội cho rằng “Gia đình đƣợc khai sinh từ sự hiệp thông thân tình trong cuộc sống và trong tình yêu, dựa trên hôn nhân giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ” [53, tr. 164]. Vì vậy, “hôn nhân không chỉ là một sự đồng ý đơn giản để sống chung với nhau, mà còn là một quan hệ có chiều hƣớng xã hội, hoàn toàn độc đáo so với mọi thứ quan hệ khác. Vì gia đình - nơi chăm sóc và giáo dục con cái - là công cụ chính yếu để giúp mỗi ngƣời trƣởng thành một cách toàn diện và đƣa mỗi ngƣời hội nhập tích cực vào đời sống xã hội” [53, tr. 175] nên “gia đình vốn có chiều hƣớng xã hội riêng biệt và độc đáo, đó là nơi chủ yếu diễn ra các mối quan hệ liên vị, là tế bào đầu tiên và sống động của xã hội” [53, tr. 164].

Giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ: gia đình là nguồn gốc, nền tảng của xã hội, là tế bào đầu tiên và sống động của xã hội, không ngừng tiếp sức cho xã hội bằng việc phục vụ sự sống. Chính từ gia đình mà các công dân đƣợc sinh ra và đƣợc nuôi dạy. Vì vậy, gia đình phải là trƣờng học đầu tiên về các nhân đức xã hội. Còn xã hội lại tạo ra những cơ chế, điều

kiện để gia đình phát triển. Đây là một quan niệm đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.

Nói về vai trò của gia đình đối với xã hội, Kinh Thánh đã nhiều lần khẳng định: Chính trong gia đình, ngƣời ta học biết thế nào là tình yêu và lòng trung thành của Thiên Chúa, và nhu cầu phải đáp lại tình yêu và lòng trung thành đó [xem Xh 12, 25-27; 13-8; 14-15. Đnl 6, 20-25; 13, 7-11...]. Gia đình chính là nơi con cái học những bài học đầu tiên và quan trọng nhất về sự khôn ngoan thiết thực, một sự khôn ngoan có liên quan đến các đức tính [xem Cn 1, 8-9; 4, 1-4; 6, 20-21. Hc 3, 1-16; 7, 27-28].

Theo Giáo hội, gia đình là một công đồng tự nhiên trong đó ngƣời ta nghiệm ra bản tính xã hội của mình. “Gia đình là một định chế thần linh làm nền tảng cho cuộc sống con ngƣời, là nguyên mẫu đầu tiên của mọi tổ chức xã hội” [53, tr. 164]. Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng, không gì thay thế đƣợc cho sự đóng góp lợi ích xã hội. Vì thế “một xã hội xây dựng trên gia đình chính là một sự bảo đảm tốt nhất cho xã hội khỏi bị cuốn hút theo chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể, vì chỉ trong gia đình, con ngƣời mới luôn luôn là trung tâm của mọi sự quan tâm, con ngƣời đƣợc coi nhƣ một mục tiêu chứ không bao giờ bị coi nhƣ một phƣơng tiện. Rõ ràng là lợi ích của cá nhân và sự vận hành tốt đẹp của xã hội đều có liên quan mật thiết với “tình trạng lành mạnh của đời sống hôn nhân và gia đình”. Không có những gia đình hiệp thông mạnh mẽ và cam kết ổn định thì các dân tộc sẽ trở nên yếu kém. Trong gia đình, các giá trị luân lý đƣợc dạy dỗ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời, cũng nhƣ di sản thiêng liêng của cộng đồng tôn giáo và di sản văn hoá của quốc gia đƣợc lƣu truyền. Trong gia đình, ngƣời ta học biết trách nhiệm xã hội và tình liên đới” [trích theo 53, tr. 166].

Qua đây có thể hiểu rằng, với tƣ cách là nền tảng của xã hội và Giáo hội, Giáo hội luôn kêu gọi gia đình cần nhận thấy trách nhiệm và làm phát

triển năng lực nội tại của mình nhƣ ngƣời đóng vai trò chính cho tƣơng lai của xã hội và của Giáo hội. Do đó, gia đình có hai bổn phận là tham dự vào việc phát triển xã hội và xây dựng Giáo hội.

Đƣợc hội nhập vào trong Giáo hội bằng các bí tích, các gia đình Công giáo Việt Nam có một vị thế của mình và một tác vụ trong cộng đoàn Giáo hội. Chính vì gia đình Công giáo sống theo lối sống cộng đoàn, và họ cho rằng họ đƣợc sống trong tình yêu và mời gọi chia sẻ sứ mệnh cứu rỗi của Giáo hội nên các gia đình Công giáo Việt Nam càng sống tốt hơn và trung thành hơn với căn tính của mình, tận hiến chính mình qua việc cầu nguyện và phục vụ con ngƣời và xã hội theo luật bác ái.

Vì cho rằng “Gia đình đóng góp vào lợi ích xã hội một cách hết sức đặc biệt thông qua việc làm cha làm mẹ” [53, tr. 178] nên Giáo hội khẳng định sự bền vững của hạt nhân gia đình chính là nguồn gốc mang tính quyết định cho sự phát triển xã hội. Vì thế chúng ta không thể cứ thờ ơ trƣớc những nguy cơ làm mất ổn định gia đình. Cần phải có những giải pháp để ngăn chặn các yếu tố phá vỡ sự bền vững của gia đình.

Nhƣ vậy, quan niệm cho rằng gia đình là chủ thể tích cực tham gia vào đời sống xã hội của Công giáo Việt Nam là một quan niệm đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta từ trƣớc đến nay. Quan niệm này cũng có sự thống nhất với tƣ tƣởng của Nho giáo khi cho rằng “tu thân tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, tức là việc tu thân trƣớc hết bắt đầu từ gia đình, với truyền thống văn hoá gia đình và sau đó là với môi trƣờng xã hội, với truyền thống văn hoá dân tộc.

Thông qua giáo dục gia đình mà các đức tính nhƣ: kính trọng, công bằng, đối thoại, tình yêu... đƣợc nhận thức, đƣợc nuôi dƣỡng và phát triển. Bằng cách ấy, gia đình làm nên cái nôi và là phƣơng tiện hữu hiệu nhất để nhân bản hoá hoàn cảnh xã hội. Chính gia đình đã cộng tác một cách độc đáo

và sâu xa vào việc xây dựng thế giới, giúp bảo tồn và truyền đạt các đức nhân và các giá trị.

Tiểu kết chƣơng 4

Tôn giáo có chức năng kiểm soát hành vi của con ngƣời. Ngƣời Công giáo Việt Nam, với niềm tin tôn giáo họ cho rằng mình đã đƣợc đón nhận hồng ân của Thiên Chúa, vì thế trong cuộc sống gia đình họ luôn biết giữ gìn và thực hiện giới răn của Chúa. Họ cho rằng, cạm bẫy và những tệ nạn xã hội là những tội lỗi xô đẩy con ngƣời rơi xuống vực sâu và trở thành kẻ phản bội điều Thiên Chúa đã răn dạy. Trong quan niệm của họ, Thiên Chúa đầy quyền uy và đầy tình yêu thƣơng nhân loại. Vì vậy, họ biết sợ để tránh xa tội lỗi, biết sám hối để xứng đáng với tình yêu thƣơng của Chúa. Nhận thức này trở thành triết lý sống của ngƣời Công giáo Việt Nam, giúp họ có đƣợc căn tính Kitô hữu một cách rộng rãi về nhiều chiều kích khác nhau, tạo nên giá trị của Công giáo Việt Nam, trong đó có giá trị về hôn nhân, gia đình.

Giá trị gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam trƣớc hết đƣợc thể hiện ở chỗ họ xây dựng gia đình là Hội Thánh tại gia với một đời sống đạo. Chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng liên kết vợ chồng và nâng quan hệ đó lên hàng bí tích cao cả. Vì thế, khi kết hôn, ngƣời Công giáo đặc biệt đề cao về ý nghĩa thánh thiêng của hôn phối. Quan hệ vợ chồng chung thuỷ, bền vững suốt đời, biết yêu thƣơng, chăm sóc nhau và cùng nhau sinh sản và nuôi dạy con cái.

Ngƣời Công giáo Việt Nam đặc biệt coi trọng giáo dục gia đình, họ coi giáo dục gia đình là nền tảng cho việc phát triển của Giáo hội và xã hội. Nếu nền tảng đó đƣợc củng cố chắc chắn, Giáo hội và xã hội sẽ có một tƣơng lai phồn thịnh và phát triển, hoặc ngƣợc lại. Vì thế, gia đình đƣợc coi là trƣờng học đầu tiên, nơi hình thành nhân cách và là nơi định hƣớng cho tƣơng lai của con ngƣời. Giáo dục gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam đƣợc xây dựng một cách rõ ràng và cụ thể, trong đó gia đình là nơi giáo dục đức tin, đức ái, là

nơi dạy con cái sống theo lƣơng tâm và sự thật, là nơi giáo dục các đức tính nhân bản cho con ngƣời, dạy cho con ngƣời biết tôn trọng và bảo vệ sự sống.

Giữa văn hoá Công giáo và văn hoá tinh thần của ngƣời Việt không phải là cái gì đó đối chọi nhau mà giữa chúng có sự gần gũi, giao thoa nhất định. Giá trị, nói nhƣ nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh là hƣớng con ngƣời tới cái chân, thiện, mĩ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất ngƣời [115]. Vì vậy, trong quá trình hội nhập và tiếp biến văn hoá hiện nay, cần thiết phải chọn lựa những giá trị nhân bản để phát huy nó trong công cuộc xây dựng đời sống văn minh của ngƣời Việt Nam hiện đại. Chính những giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo nhƣ phân tích ở trên đã góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của ngƣời Việt.

Chƣơng 5

PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG GIÁO DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay (Trang 133 - 138)