Những điềukiện khách quan thúc đẩy tư duy sáng tạo ở Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 142 - 165)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ LOẠI HÌNH TƢ DUY SÁNG TẠO CHỦ YẾU

4.3. Về các yếu tốchủ quan và điềukiện khách quan thúc đẩy tƣ duy sáng

4.3.2. Những điềukiện khách quan thúc đẩy tư duy sáng tạo ở Việt Nam hiện

Xã hội Việt Nam hiện nay xét trên nhiều phương diện: kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục có nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy tư duy sáng tạo.

Kinh tế là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Tính chất của nền kinh tế ảnh hưởng lớn đến việc kích thích, khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo của con người. Ở Việt Nam, trước thời kì đổi mới, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, mang tính quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, chuyên quyền đã triệt tiêu động lực sáng tạo của người lao động, hạn chế tài năng, ngăn cản nhân tố mới xuất hiện, làm lãng phí nguồn lực phát triển đất nước. Từ sau thời kì đổi mới (1986), việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự thừa nhận đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế đã tạo động lực to lớn, thúc đẩy tính sáng tạo của người lao động, các chủ thể kinh tế, kích thích sáng kiến, cải tiến, đổi mới trong nhiều lĩnh vực. Những quy luật khách quan của kinh tế thị trường: quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh thực sự trở thành đòn bẩy kích thích sự năng động, thôi thúc khát vọng làm giàu, nghị lực vượt khó của các chủ thể kinh tế. Sự phát triển kinh tế thị trường tạo môi trường đầu tư, kinh doanh có tính bình đẳng, tự do hơn; năng lực, tài năng cá nhân được bộc lộ và khẳng định. Kinh tế thị trường cũng thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, gắn kết thị trường trong nước với thị trường thế giới, mở ra cơ hội, môi trường để các chủ thể kinh tế phát triển tài năng, dám nghĩ dám làm. Kinh tế thị trường cũng tạo tiền đề thay đổi cách tiếp cận của xã hội đối với tài năng, với đội ngũ doanh nhân, từ bỏ nhưng quan niệm cũ kĩ về việc làm giàu, tiến thân; đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực, xóa bỏ tầm nhìn thiển cận, cục bộ, địa phương; tạo tiền đề cho giao lưu văn hóa, đó là những yếu tố thuận lợi cho tư duy sáng tạo phát triển.

Đại hội XII đã tổng kết, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “vai trò, hiệu quả, sức cạnh tranh của các chủ thể kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện, bình đẳng và thông thoáng

hơn”[24; 97]. Tuy nhiên, Đại hội XII cũng chỉ ra do hệ thống quản lý thị trường còn yếu kém, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa hoàn thiện, nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa rõ. Nhiều hiện tượng kinh tế tiêu cực nảy sinh như: trốn thuế, gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả ở mọi lĩnh vực ngay cả những lĩnh vực phục vụ cho trẻ em, thuốc cho người bệnh.

Kinh tế thị trường chỉ thực sự trở thành môi trường cho sáng tạo, đổi mới khi được nhà nước quản lý đúng hướng. Bởi những nhân tố tiêu cực nảy sinh từ sự quản lý yếu kém, tiềm tàng nguy cơ gây mất ổn định, bất bình đẳng. Chúng không chỉ cản trở tư duy sáng tạo, hạn chế thành quả sáng tạo đem lại giá trị cho xã hội, cộng đồng mà còn là môi trường thuận lợi cho sự gian lận, dối trá tinh vi, sự tùy tiện, vô nguyên tắc trong kinh doanh, sản xuất. Điều đó dẫn đến nguy cơ tụt hậu về kinh tế ngày càng đến gần hơn với Việt Nam. Nhận thức được điều này, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đặc biệt đề cao vai trò của phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, đường lối phát triển kinh tế được đề ra trong Đại hội XII nhấn mạnh vào một số điểm quan trọng như “khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu”[24; 119], “khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.” [24; 120]; phát triển kinh tế thị trường đầy đủ, đồng bộ;thiết lập và hoàn thiện cơ chế thị trường lành mạnh, minh bạch,đẩy mạnh giao lưu và hợp tác kinh tế… Đó là những định hướng quan trọng để tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh văn minh, bình đẳng, không phân biệt đối xử các chủ thể kinh tế tạo điều kiện cho sự bứt phá, đổi mới, sáng tạo.

Dân chủ cũng có vai trò quan trọng đối với tư duy sáng tạo. Một xã hội có dân chủ mới có tự do, bình đẳng - động lực khai phóng nguồn lực sáng tạo vô tận của con người. Xã hội thiếu dân chủ , không có môi trường tự do sẽ làm mất đi niềm đam mê sáng tạo, động lực kích thích tài năng phát triển.

Đánh giá tình hình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI nhận định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết

dân tộc tiếp tục được phát huy”[24; 59], đặc biệt “việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sởvà Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có tiến bộ”[24; 167]. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy và mở rộng hơn tạo ra yếu tố thuận lợi cho tư duy sáng tạo. Trong lĩnh vực kinh tế, với việc không ngừng hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng hơn; quyền tự do kinh doanh của người dân được tôn trọng; quy luật kinh tế khách quan và sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được thừa nhận tạo ra động lực kích thích các chủ thể kinh tế không ngừng đổi mới, sáng tạo.

Trong lĩnh vực chính trị, quyền của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Nhân dân được thừa nhận là chủ thể của quyền lực nhà nước, mọi quyền lực đều thuộc về dân trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật tương ứng. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, tự do ứng cử, bầu cử vào các cơ quan nhà nước; được tham gia xây dựng, tổ chức chính quyền, tham gia hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho nhân dân thực hành và hưởng thụ các quyền tự do, dân chủ. Thời gian vừa qua, nhân dân đã trực tiếp bày tỏ ý kiến hoặc thông qua người đại diện tham gia chất vấn, phản biện, giám sát các chính sách của nhà nước.

Trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, các quyền tự do được thừa nhận: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản. Thông qua các ấn phẩm báo chí, sự phổ biến rộng rãi của internet, mạng xã hội, người dân có cơ hội tiếp cận thông tin, thể hiện ý kiến, quan điểm đối với các vấn đề xã hội, sức phản biện của nhân dân được nâng cao rõ rệt, sự giám sát của nhân dân đối với cơ quan công quyền hiệu quả hơn. Nhà nước cũng mở rộng dân chủ cho các hoạt động sáng tạo: luật khoa học - công nghệ, luật sở hữu trí tuệ, luật giáo dục được ban hành nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức cùng các tầng lớp nhân dân giao lưu, học hỏi, tiếp cận với tri thức tiến bộ trên thế giới, có chính sách trọng dụng, đãi ngộ nhân tài.

Sau 30 năm đổi mới, dân chủ ở Việt Nam được mở rộng hơn, bước đầu tạo điều kiện cho tư duy sáng tạo phát triển ở mọi tầng lớp nhân dân, với những sáng kiến, cải tiến trong sản xuất (mô hình kinh tế mới, chế tạo máy móc, thay đổi phương thức quản lý, kinh doanh) và những sản phẩm sáng tạo tinh thần trong nghiên cứu khoa học, văn học nghệ thuật ra đời đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Điều đó càng chứng minh: có dân chủ sẽ có tự do, bình đẳng, có tự do, bình đẳng sẽ có đổi mới, phát triển.

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI, dân chủ ở nước ta vẫn “chưa phát huy đầy đủ” [24; 61], còn nhiều khiếm khuyết: “quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức” [24; 168]. Thực tế ở Việt Nam những năm qua nhiều quyền dân chủ bị vi phạm, việc thực hiện dân chủ còn chưa thực chất cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ, cạnh tranh thiếu lành mạnh, bình đẳng, còn biểu hiện của sự chi phối, lũng đoạn của các cơ quan công quyền đối với doanh nghiệp. Ở nông thôn, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân bị chính quyền gây khó khăn, trù dập, cấm đoán để đòi hối lộ, công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch đất đai nhiều khuất tất. Do đó: “80% số vụ khiếu kiện đông người, dài ngày liên quan đến đất đai” [33; 37]. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy việc trong các cơ quan nhà nước dẫn đến người tài không thực sự được trọng dụng, tình trạng chảy máu chất xám ngày càng gia tăng. Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, tình trạng chính trị hóa khoa học, nghệ thuật còn tồn tại; sự quy kết tư tưởng khoa học, sáng tạo nghệ thuật về lập trường chính trị làm hạn chế sức sáng tạo của con người. Môi trường tranh luận, trao đổi học thuật còn chưa thực sự mở rộng theo hướng tiếp cận, hội nhập sâu vào dòng chảy phát triển chung của nhân loại.

Chính môi trường xã hội còn thiếu dân chủ đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong xã hội: mâu thuẫn giữa dân và chính quyền, giữa dân với doanh nghiệp, thậm chí các cá nhân trong nội bộ chính quyền ở cơ sở. Điều đó gây ra sự mất niềm tin của dân vào chính quyền, gây mất ổn định xã hội, dẫn đến nhiều

vụ khiếu kiện, thậm chí bạo loạn xảy ra: bạo loạn ở tây Nguyên, tham nhũng đất ở Đồ Sơn, thu hồi đất ở Tiên Lãng, giải phóng mặt bằng ở An Khánh, thu hồi đất ở Nghi Sơn - Thanh Hóa, vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị giết hại.

Đại hội XII đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức về dân chủ của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân còn hạn chế; nhiều cán bộ, công chức ở cơ sở thoái hóa, biến chất, cửa quyền, hách dịch, tham nhũng, ăn chặn. Để tạo được môi trường thực sự kích thích tư duy sáng tạo của người dân cần phát huy, thực hành dân chủ rộng rãi như Đại hội XII đã chỉ ra: “tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”[24; 169], đảm bảo nguyên tắc: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, nhân dân được tham gia vào tất cả các khâu đưa ra quyết định. Tư duy sáng tạo chỉ thực sự được tạo động lực trong xã hội dân chủ tôn trọng các quyền tự do của con người, trong đó có quyền “tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu và sáng tạo” [24; 161].

Văn hóa Việt Nam hiện nay cũng có nhiều đặc điểm kích thích, tạo tiền đề cho tư duy sáng tạo. Văn hóa Việt Nam là hệ thống các giá trị thể hiện lối sống, lối nghĩ, quan hệ ứng xử của người Việt với tự nhiên, cộng đồng và bản thân. Đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam là tính mở, khoan dung, hài hòa; đề cao các giá trị cộng đồng.

Tính chất mở, khoan dung, hài hòa là tiền đề thuận lợi cho việc tiếp thu, sáng tạo cái mới. Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc, truyền thống văn hóa Việt Nam là truyền thống “vượt gộp” tức khả năng biến đổi cái cũ, tiếp thu cái mới, kết hợp cũ và mới trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác [Xem: 92 ]. Tác giả Nguyễn Hùng Hậu cũng giải thích do đặc tính của nghề trồng lúa nước, sự tồn tại lâu dài của công xã nông thôn đã hình thành ở người Việt tính cách “nhu”, lối sống ưa chừng mực, quân bình, ổn định. Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên từ đó hình thành lối sống hòa đồng với thiên nhiên, “thuận thiên” hơn là “chế thiên” [Xem: 38]. Văn hóa từ đó mang đậm tính hài hòa, bao dung, hài hòa giữa con người với tự nhiên: “người là hoa của đất”; hài hòa giữa con người với con người “chín bỏ làm mười”.

Do văn hóa có tính chất khoan dung nên dễ tiếp thu, biến đổi những cái khác với mình, dễ dung hòa những cái đối lập, khác biệt. Các giá trị văn hóa từ nước ngoài đem vào được tiếp thu có chọn lọc, cùng tồn tại hòa bình, chuyển hóa lẫn nhau và trở thành yếu tố được bản địa hóa trong văn hóa dân tộc. Hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” là ví dụ điển hình cho tinh thần khoan dung, linh hoạt, mềm dẻo của văn hóa Việt Nam. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu (Nguyễn Hùng Hậu, Hồ Trọng Hoài), ở Việt Nam không có chiến tranh tôn giáo, khi một tôn giáo được suy tôn, đề cao thì các tôn giáo khác cũng không bị kì thị.“Bất cứ hệ tư tưởng nào phù hợp với nền văn hóa dân tộc, phù hợp với nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước, không đe dọa chủ quyền lãnh thổ đều được người Việt Nam chọn lựa và tiếp nhận”[41; 58].Sự tiếp thu trên cơ sở chọn lọc và biến đổi những cái phù hợp với mình chứ không tiếp thu máy móc, bắt chước - đó mới là cách lựa chọn của người Việt trong quá trình phát triển.Dù hơn một nghìn năm Bắc thuộc bị “cưỡng bức” về văn hóa, người Việt vẫn không bị đồng hóa, vẫn giữ được cái cốt cách, tinh thần văn hóa Việt.

Ngày nay, trong quá trình hội nhập, truyền thống văn hóa Việt Nam có tính chất mở, bao dung tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy sáng tạo, tiếp thu những giá trị văn hóa của thế giới làm giàu vốn văn hóa dân tộc. Chỉ có trong nền văn hóa có tính chất “mở”, không khép kín, bài ngoại, con người mới được khuyến khích để truy tìm cái mới, cái khác biệt, khuyến khích sự giao lưu, chuyển hóa các tư tưởng, quan niệm khác biệt nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình tiếp thu văn hóa còn tồn tại nhiều biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, sự tiếp thu dễ dãi, bắt chước, thiếu chọn lọc. Do đó, chúng ta một mặt cần “chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”, mặt khác, cần “giữ gìn, hoàn thiện bản sắc dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa”[24; 131], để tạo ra điều kiện, môi trường phát huy khả năng sáng tạo của mỗi con người.

Văn hóa Việt Nam đề cao các giá trị cộng đồng như lòng yêu nước, yêu quê hương, gia đình; lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết. Lòng yêu nước, tinh thần cố kết cộng đồng bền chặt được đánh giá như “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử

dân tộc Việt Nam. Như Hồ Chí Minh từng nói mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ tạo thành làn sóng nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước. Người Việt cũng coi trọng lòng nhân ái, đề cao tình nghĩa, đạo đức giữa người với người “Bầu ơi thương bí lấy cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tinh thần đoàn kết, sức mạnh cộng đồng tạo nên sức mạnh lớn giúp cả dân tộc vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm. Sức sống của dân tộc, sự sáng tạo của nhân dân chỉ có thể được lý giải thấu đáo từ đặc trưng văn hóa này.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa này sẽ tạo động lực, tiền đề cho sự phát triển tư duy sáng tạo của mỗi cá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 142 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)