Tình hình nghiên cứu về các yếu tốchủ quan và điềukiện khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 32 - 37)

quan tác động đến tƣ duy sáng tạo

1.3.1. Tình hình nghiên cứu về những yếu tố chủ quan tác động đến tư duy sáng tạo sáng tạo

Về cơ sở sinh học của tư duy sáng tạo, tác giả Phạm Thành Nghị

(2013)trong Tâm lý học sáng tạo [95] trên cơ sở khái quát các nghiên cứu cho

rằng: sáng tạo có liên quan đến hoạt động của các nơron thần kinh, đến hoạt động của hai bán cầu đại não. Tuy nhiên lý thuyết sinh học thần kinh cũng chỉ giải thích một phần của quá trình sáng tạo chứ không thể cung cấp cơ sở vững chắc giúp các nhà nghiên cứu phát hiện vai trò của tế bào thần kinh trong quá trình sáng tạo. Do đó, cơ sở sinh học của sáng tạo là vấn đề phức tạp: “không có quan hệ đơn tuyến giữa hoạt động bán cầu não với sáng tạo, tuy nhiên có chứng cứ về sự ưu trội của bán cầu não phải trong mắt xích trung tâm của quá trình sáng tạo” [95; 172]. Tác giả cũng phân tích kiểu nhân cách, khí chất, thái độ, động cơ tác động đến sáng tạo. Khái quát nghiên cứu của các học giả, tác giả giới thiệu những đặc điểm nổi trội của nhân cách sáng tạo như: thiên hướng về một lĩnh vực, cởi mở với tình huống không xác định, tưởng tượng tự do, tự do chức năng, tính mềm dẻo, ưa mạo hiểm, cởi mở với sự thiếu trật tự, trì hoãn hưởng thụ, trì hoãn khỏi vai trò giới, tính kiên trì và lòng dũng cảm. Động cơ sáng tạo có động cơ trong (động cơ nội sinh) và động cơ ngoài (động cơ ngoại sinh) có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình sáng tạo. Tuy nhiên “mối quan hệ giữa động cơ và sáng tạo không thể là mối quan hệ đơn tuyến mà chúng nằm trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố như nhân cách, tài năng, văn hóa, nhận thức và các yếu tố khác nữa” [95; 276].

Trong tác phẩm “Cơ cấu trí khôn” [32]tác giả Howard Gardner (2014) đã

luận chứng cho những năng lực phong phú của con người, đồng thời khái quát một số nghiên cứu trong khoa sinh học về cơ sở sinh học của trí khôn (quan điểm về di truyền, quan điểm về tổ chức của bộ não, quan điểm về các yếu tố

của hệ thần kinh). Tác giả đi đến kết luận: “trên cơ sở của những phát hiện sinh học thần kinh, theo cả đường lối phân tử hoặc toàn khối, chúng ta đang thu được một chỉ dẫn đầy sức thuyết phục các “kiểu loại tự nhiên” của trí khôn con người” [32; 120]. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định rằng việc giải thích tài năng từ cơ sở sinh học không phải là công việc dễ dàng và không thể tách yếu tố văn hóa ra khỏi quá trình phát triển những tiềm năng trí tuệ.

Về yếu tố tinh thần - tâm lý tác động đến tư duy sáng tạo có nhiều nghiên cứu phong phú. Tác giả Robert Harriss trong “Giới thiệu về tư duy sáng tạo” đã chỉ ra những khía cạnh tâm lý hoặc kích thích hoặc ngăn cản khả năng sáng tạo của chủ thể.

Tác giả Phan Dũng (2010) trong cuốn “Thế giới bên trong con người sáng

tạo” [16], dưới góc độ tâm lý học đã chỉ ra “tính ì tâm lý” như vật cản đối với tư

duy sáng tạo của cá nhân. “Tính ì tâm lý” được hiểu “là hoạt động tâm lý của người đó giữ lại các hiện tượng (quá trình, trạng thái, tính chất, khuynh hướng thay đổi) tâm lý cụ thể đã, đang trải qua chống lại việc chuyển sang các hiện tượng tâm lý cụ thể khác” [16;196]. Nguồn gốc của nó xuất phát từ trí nhớ. Tư duy sáng tạo đòi hỏi cái mới, sự thay đổi trong khi “tính ì tâm lý” lại cố gắng lưu giữ những gì đã biết, nằm trong trí nhớ, không chịu thay đổi, tiếp nhận cái mới. Bất cứ ai cũng có “tính ì tâm lý” và không thể khắc phục hoàn toàn được, mỗi người cần chủ động làm giảm tác động tiêu cực của nó đối với tư duy sáng tạo.

Với quan niệm sáng tạo là hoạt động của cá nhân, tác giả Đức uy (1999) trong “Tâm lý học sáng tạo” [132] cho rằng: bản ngã là động lực của sáng tạo, tự do nội tâm là điều kiện của sáng tạo (cởi mở đón nhận kinh nghiệm, khả năng đùa giỡn với các yếu tố và quan điểm, khả năng lượng giá từ bên trong). Con người sáng tạo cần có sự an toàn, tự do tâm lý, sự thẩm định giá trị từ bên trong chính mình, cá nhân “được chấp nhận như một giá trị vô điều kiện” [132; 18] và “vắng mặt lượng giá từ bên ngoài” [132; 18].Vì thế, sáng tạo luôn mang dấu ấn cá nhân “tư tưởng theo cách nhìn mới đều có dấu ấn cá tính. Với nghĩa trên, con người tức là tư tưởng, tư tưởng tức là biểu hiện con người chưa hoàn tất, vô hạn, vô tư” [132; 35]. Có thể thấy, tác giả đã nhấn mạnh đến động lực bên trong của sáng tạo cá nhân.

Tác phẩm “Cơ sở khoa học của sự sáng tạo” [74] của tác giả Nguyễn Văn Lê (1998) đã đề cập đến các vấn đề như năng lực sáng tạo, động cơ sáng tạo, đặc biệt tác phẩm phân tích cơ sở sinh lý thần kinh của hoạt động sáng tạo, chỉ ra vai trò của não bộ trong hoạt động tư duy sáng tạo của con người.

Tiểu luận “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” [62] của tác giả Inrasara (2006):

chỉ ra vai trò của người nghệ sĩ trong quá trình đi tìm cái mới trong thơ - cần

phải có sự tự do nội tâm, tách khỏi tâm lý đám đông để sáng tạo.Tác giả giải thích hiện tượng ít cái mới trong thơ Việt Nam hiện đại, nhà thơ chưa tạo được phong cách rõ nét là do “kẻ sáng tạo chưa đầy đủ cô đơn. Cô đơn đầu tiên và cuối cùng. Sự cô đơn cần thiết để tạo nên tác phẩm chiều sâu” [62; 20].

1.3.2. Tình hình nghiên cứu về những điều kiện khách quan tác động đến tư duy sáng tạo sáng tạo

Vấn đề tư duy không thể tách rời các vấn đề của đời sống xã hội. Do đó, để làm rõ các yếu tố khách quan tác động đến tư duy sáng tạo, đặc biệt các yếu tố đóng vai trò thúc đẩy, là động lực của tư duy sáng tạo, luận án có tham khảo các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, văn hóa -xã hội.

Trong những nghiên cứu của mình, C.Mác luôn nhấn mạnh vấn đề phân biệt tự nhiên với văn hóa, con vật và con người. Con người khác con vật trước hết không chỉ ở tư duy, ý thức mà ở quá trình lao động nhằm tạo ra cho mình các phương tiện sống, sản xuất ra chính đời sống của mình, qua đó kiến tạo nên thế giới văn hóa. “Sự khác biệt cơ bản giữa con người và các loài vật bắt đầu từ hành vi sản xuất vật chất” [82; 29]. Cũng chính từ đó, việc lý giải con người cùng tư duy của họ không thể tách rời xã hội mà con người sống và phát triển trong đó; sự hình thành tư duy, nhân cách, cá tính của cá nhân không thể tách khỏi đời sống cộng đồng, đời sống văn hóa. Nếu L.Phoiơbắc xem xét con người trừu tượng, con người cá nhân tách khỏi cơ sở hiện thực của nó thì C.Mác lại xuất phát từ con người cụ thể - lịch sử để tìm hiểu bản chất và vai trò của họ. Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử. Tư duy - năng lực đặc biệt của con người là sản phẩm của văn hóa và đồng sáng tạo ra văn hóa. Đó là

những luận điểm quý giá làm cơ sở cho luận án phân tích tác động của điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội đến tư duy sáng tạo.

Cuốn “Phương pháp 3” [90] của tác giả Edgar Morin (2006) tập trung làm

rõ mối quan hệ giữa văn hóa và tri thức: văn hóa vừa như lực cản đồng thời lại như môi trường nuôi dưỡng tư duy, chỉ ra những đặc điểm của môi trường văn hóa mà ở đó tư duy được giải phóng. Theo ông: “Văn hóa sản sinh ra những phương cách tri thức cho con người thuộc nền văn hóa ấy, rồi những con người ấy bằng phương cách tri thức của họ lại tái - sản xuất ra thứ văn hóa đã sản sinh ra các phương cách tri thức ấy” [90; 55]. Tác giả không chỉ xem xét những “tất định” đè nặng lên tri thức từ bên trong và bên ngoài mà còn xem xét cả những điều kiện thúc đẩy sức vận động hay giải phóng tri thức. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến điều kiện xã hội vĩ mô của tri thức như thương mại kinh tế và dân chủ chính trị, tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định rằng: “Hoạt động trí tuệ không nhất thiết đình trệ hay tàn lụi khi hoạt động kinh tế đình trệ hay tàn lụi” [90; 83]. Cuốn sách đã cung cấp những luận điểm quan trọng giúp người viết làm sáng rõ tác động của văn hóa tới quá trình tư duy sáng tạo.

Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỉ XX” [52] là tập hợp những bài viết của tác giả Đỗ Huy (2002) đăng trên các tạp chí, trong đó một số bài viết thể hiện quan niệm của tác giả về sự chuyển đổi những giá trị của văn hóa Việt nam trước thách thức của toàn cầu hóa, giải quyết mâu thuẫn giữa việc giữ gìn bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc và việc tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ, xây dựng con người Việt nam mới “nhân cách trí tuệ, thông minh, sáng tạo, tự do và đổi mới mạnh mẽ” [52; 48].

Cuốn sách “Về giá trị và giá trị Châu Á” [110] của tác giả Hồ Sĩ Quý

(2005) trên cơ sở phân tích các vấn đề giá trị, tác giả đã truyền tải tinh thần về vai trò của văn hóa, đặc biệt đời sống xã hội hiện đại ở đó văn hóa ngày càng giữ “vị trí trung tâm” của nó trong đời sống xã hội, ngày càng bộ lộ các “giá trị tiềm ẩn” của nó. Giá trị truyền thống có thể đem lại lời giải đáp cho nhiều vấn đề ở hiện tại. Và lôgic của sự phát triển văn hóa không phải là “đối đầu” mà là “đối thoại”, bao dung, tiếp biến trên cơ sở Chân - Thiện - Mỹ.

Về vai trò của giao lưu văn hóa đối với việc thay đổi và hình thành các giá trị mới, luận án có tham khảo công trình của tác giả Dương Phú Hiệp (2012): “Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người Việt

Nam” [39]. Trên cơ sở phân tích khái niệm văn hóa, tác giả khẳng định giao thoa

văn hóa là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người, ở đó “sự giao thoa văn hóa tạo ra những dòng chảy mới về tư tưởng, văn hóa, tạo nên những giá trị mới của các nền văn hóa” [39;194]. Giao thoa văn hóa cần nền văn hóa có tính mở, biết chọn lọc và chuyển hóa.

Bài viết “Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: Một số vấn đề triết học” [36] của tác giả Nguyễn Vũ Hảo (2006) bàn đến những khía cạnh triết học của giao tiếp liên văn hóa thông qua việc nhìn nhận những đóng góp và hạn chế của L.Wittgenstein đối với sự ra đời của triết học liên văn hóa bao gồm các vấn đề: lý giải nguyên nhân của việc người ta thường rất khó khăn khi thấu hiểu một nền văn hóa “xa lạ” với mình”; bản chất của giao tiếp liên văn hóa, nguyên nhân và giải pháp của hiện tượng xung đột văn hóa.

Tác giả Yao Jehou (2006) lại lý giải cho tính tất yếu của giao tiếp liên văn hóa do sự đa dạng là đặc trưng bản chất của các nền văn minh và “giao lưu liên văn hóa đã trở thành một động lực thúc đẩy sự tiến triển của các nền văn minh thế giới qua mọi thời đại” [146; 31]. Từ đó, tác giả đề xuất những nguyên tắc đạo đức cơ bản của giao lưu liên văn hóa tích cực. Các bài viết đã cung cấp những luận điểm quan trọng giúp luận án lý giải vai trò của văn hóa đối với tư duy sáng tạo.

Về vai trò của dân chủ đối với sáng tạo, đổi mới, luận án tham khảo các bài

viết “Dân chủ hóa đời sống xã hội - động lực phát triển kinh tế” [126] của tác

giả Vương Thị Bích Thủy (2004) ; “Xác lập cơ chế dân chủ trong công tác lý

luận” [116] của tác giả Trần Thâm (2007); “Phát huy dân chủ trong xây dựng

đội ngũ trí thức ở Việt Nam” [75] của tác giả Nguyễn Thắng Lợi (2009); “Một số bấn đề về dân chủ” [9] của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn (2014). Những bài viết đã cung cấp những góc độ phân tích về bản chất của dân chủ, biểu hiện của dân chủ và vai trò của dân chủ đối với sự phát triển của xã hội. Trong đó, mối

quan hệ giữa dân chủ với sáng tạo đã được đề cập đến: dân chủ “phải trở thành môi trường tốt nhất để cho mọi cá nhân có thể phát huy được hết khả năng sáng tạo vốn có của họ” [9; 11]; cần “thể chế hóa quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tạo trong công tác lý luận”[116; 65].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)