Tình hình nghiên cứu về tư duy sáng tạotrong các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 30 - 32)

1.2. Tình hình nghiên cứu về các loại hình của tƣ duy sáng tạo

1.2.3. Tình hình nghiên cứu về tư duy sáng tạotrong các lĩnh vực khác

Trong cuốn “Tâm lý học sáng tạo” [95]tác giả Phạm Thành Nghị (2013)

cho rằng sáng tạo là “năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người”, đó là “sáng tạo của mọi người trong quá trình đấu tranh sinh tồn” [95; 136] để thích nghi một cách mềm dẻo, linh hoạt với cuộc sống. Sáng tạo trong cuộc sống thường ngày thể hiện ở tính mới và có giá trị của sản phẩm sáng tạo, cả tính mới, tính độc đáo trong kinh nghiệm của con người: “Sáng tạo thường ngày của chúng ta không cụ

thể về hoạt động nào mà về cách tiếp cận cuộc sống, giúp chúng ta mở rộng kinh nghiệm và lựa chọn và chính việc đó đã tác động sâu sắc đến việc chúng ta là ai và chúng ta muốn trở thành người như thế nào” [95;134]. Ngoài ra tác giả còn trình bày 12 đặc điểm của cuộc sống sáng tạo giúp nuôi dưỡng sáng tạo thường ngày: cởi mở, hợp tác, năng động, hội nhập, phát triển, dũng cảm.

Bài viết “Tư duy sáng tạo, bản chất nhân văn trong kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” [59] củatác giả Nguyễn Văn Huyên (2006) phân tích tư duy sáng tạo của Đảng về việc lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thông qua phân tích những đặc trưng của mô hình này về chế độ sở hữu, tổ chức quản lý và chế độ phân phối và đặc biệt, tính chất nhân văn của mô hình này với mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội.

Cuốn “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới” [98], “Tư duy kinh tế

Việt Nam giai đoạn 1975 - 1989” [99] của tác giả Đặng Phong (2016) không chỉ cung cấp bức tranh chân thực, phong phú về kinh tế Việt Nam trước và sau đổi mới mà còn cho thấy tư duy sáng tạo của Đảng và các tầng lớp nhân dân trong quá trình đi tìm con đường, cách thức mới để phát triển kinh tế Việt Nam.

Bài viết “Bài học về sự sáng tạo của cách mạng tháng tám trong công cuộc

đổi mới hiện nay” [101] của tác giả Nguyễn Trọng Phúc (2007) tập trung làm rõ sự sáng tạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 8 thành công trên các phương diện cơ bản: sự sáng tạo trong đường lối chiến lược và sách lược, sự sáng tạo trong chủ trương tập hợp lực lượng, sự sáng tạo về hình thức và phương pháp đấu tranh, sự sáng tạo trong chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ... Đó là những kinh nghiệm quý báu để Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước trong thời kì đổi mới, xây dựng đất nước “quá độ” lên chủ nghĩa xã hội.

Cuốn “Thế giới phát minh” [23] của tác giả V.A. Giscard D‟estaing (1993)

đã cung cấp những tư liệu về các sáng chế, cải tiến trong các lĩnh vực đa dạng của đời sống như y học, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh, giao thông vận tải, đồ chơi, tin học, nông nghiệp, sinh thái, năng lượng, công nghiệp, quân sự, văn bản,

nghe nhìn, liên lạc viễn thông. Tác phẩm cung cấp nguồn chất liệu phong phú cho luận án khi phân tích tư duy sáng tạo trong cuộc sống đời thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)