Tình hình nghiên cứu về tư duy sáng tạotrong nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 28 - 30)

1.2. Tình hình nghiên cứu về các loại hình của tƣ duy sáng tạo

1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tư duy sáng tạotrong nghệ thuật

Cuốn “Giáo trình mỹ học đại cương” [58] của hai tác giả Nguyễn Văn

Huyên và Đỗ Huy (2004) đã phân tích sâu sắc, thấu đạt những vấn đề quan trọng nhất về nghệ thuật: nguồn gốc, bản chất nghệ thuật, đặc trưng và cấu trúc của nghệ thuật, quá trình sáng tạo nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội.

Xét về bản chất, nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh hiện thực và vận động theo quy luật của hiện thực nhưng phản ánh nghệ thuật có tính độc đáo, đặc trưng riêng. Nghệ thuật sinh ra từ nhu cầu cảm thụ và sáng tạo cái đẹp của con người: “Cái đẹp là đất sống và là bản chất của nghệ thuật vì nó dưỡng sinh nòi giống, dưỡng sinh dân tộc, dưỡng sinh đời sống đã tạo ra cái đẹp đa dạng, phong phú” [58; 241].

Cuốn sách đã đi sâu làm rõ đặc trưng nghệ thuật, đặc biệt vấn đề hình tượng nghệ thuật và chân lý nghệ thuật. Nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Theo các tác giả, nghệ thuật không đối lập với khoa học, vấn đề không phải “khoa học gắn liền với chân lý còn nghệ thuật gắn liền với giá trị” [58; 275]. Vấn đề ở chỗ: “không thể tách bạch cái gọi là chân lý khoa học hay chân lý nghệ thuật” [58; 276] bởi “trong tác phẩm nghệ thuật vĩ đại bao giờ cũng chứa đựng những chân lý vô cùng sâu sắc” [58; 277]. Tác giả đưa ra khái niệm “sự thật nghệ thuật” là sự kết tinh của Chân - Thiện - Mỹ làm cho

“sức mạnh ưu trội của nghệ thuật là ở chỗ nó đem lại cho con người loại chân lý mà ở đó người ta có thể tin, có thể yêu và hi vọng” [58; 284].

Vấn đề sáng tạo nghệ thuật cũng được tác giả phân tích ở những chiều cạnh sâu sắc: sáng tạo nghệ thuật có sự tham gia của yếu tố tình cảm và lý trí; tài năng nghệ thuật là một chỉnh thể thống nhất giữa các mặt sinh lý và tâm lý, lý trí và tình cảm, cá nhân và xã hội của chủ thể thẩm mỹ thể hiện ở tính độc đáo trên mọi phương diện của quá trình sáng tạo. Sáng tạo nghệ thuật nhằm tạo ra cái mới đem lại giá trị cho cuộc sống con người, là sự tự hoàn thiện chính mình của con người.Những luận điểm trong cuốn sách đã định hướng cho luận án nghiên cứu về tư duy sáng tạo trong nghệ thuật.

Tác phẩm “Truyền thống và việc sáng tạo cái mới trong nghệ thuật” [87]

của tác giả F. Ma - Tư - Xin và Van - Slốp (1966) phân tích mối tương quan giữa cái mới và cái cũ trong nghệ thuật, giữa truyền thống và việc sáng tạo cái mới. Tác giả đánh giá cao vai trò của truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật, đòi hỏi việc sáng tạo cái mới trong nghệ thuật cần có sự kế thừa di sản quá khứ: “nghệ thuật của mỗi thời đại không ra đời trên miếng đất trống không; trái lại nó là kết quả của sự phát triển từ trước của nghệ thuật, nó kế thừa và phát triển các thành tựu của nghệ thuật” [87; 24]. Tuy nhiên, tác giả cũng phê phán việc bắt chước cái cũ, tiếp thu truyền thống một cách thụ động. Chỉ có thể “thực sự phát triển truyền thống trong nghệ thuật trong sự thống nhất hữu cơ với việc thật sự sáng tạo cái mới” [86; 36].

Trong cuốn “Cái đẹp - Một giá trị” [51] của tác giả Đỗ Huy (1984) cho

rằng hoạt động sản xuất nghệ thuật “vừa là hoạt động phản ánh vừa là hoạt động biến đổi đối tượng” [51;107]. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật “là một cuộc tổng động viên to lớn giữa nhận thức và xúc cảm, giữa kinh nghiệm thẩm mỹ và thế giới quan, giữa năng khiếu và sự rèn luyện, giữa tưởng tượng và mơ ước” [51; 112]. Bản chất của nghệ thuật là phản ánh cuộc sống, nắm bắt cái tất yếu, cái bản chất của cuộc sống. Tác phẩm cũng đi sâu phân tích giá trị nghệ thuật biểu hiện trên nhiều phương diện: thế giới quan và nhân sinh quan, cấu trúc hình tượng của tác phẩm nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật.

Cuốn “Nghệ thuật học”[64] của tác giả Đỗ Văn Khang (2001) giới thiệu các học thuyết về nguồn gốc của nghệ thuật, các thành tựu nghệ thuật cơ bản của phương Đông và phương Tây trong quá trình phát triển lịch sử loài người, các loại hình sáng tạo nghệ thuật với những đặc trưng cơ bản. Tác giả xác định đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật học: “Nghệ thuật học lấy cái đẹp làm phạm trù cơ bản và trung tâm, hình tượng là tiếng nói đặc trưng, và lý tưởng thẩm mỹ làm cơ sở để xem xét quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của nghệ thuật” [64; 6]. Đây là nguồn tư liệu phong phú cho đề tài khi tìm hiểu về đặc trưng của nghệ thuật và tư duy sáng tạo trong nghệ thuật.

Trong cuốn “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa” [31] của

tác giả Phạm Duy Đức (2008) và tập thể các tác giả đã khái quát quan điểm của các nhà kinh điển về nguồn gốc, bản chất của nghệ thuật, về tự do sáng tạo nghệ thuật, về việc xây dựng nền văn học, nghệ thuật xã hội chủ nghĩa, cung cấp những dẫn chứng và chất liệu nghiên cứu cho luận án.

Cuốn “Lý luận văn học” [29] của tác giả Hà Minh Đức (1997)và tập thể các

tác giả đã phân tích, làm rõ những đặc trưng của nghệ thuật trên các phương diện như đối tượng, tư duy nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật và điển hình nghệ thuật. Các tác giả cho rằng: nghệ thuật phản ánh hiện thực “trong mối quan hệ thẩm mỹ với con người” [29;16], trong đó con người là trung tâm chú ý, là đối tượng chủ yếu của nghệ thuật; đặc trưng của tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng trong đó cái chung được phản ánh thông qua cái cụ thể “mang tính đại diện, mang tính quy luật”. Trên cơ sở lý luận chung, cuốn sách đi sâu làm rõ những vấn đề cơ bản về văn học với tư cách là loại hình nghệ thuật căn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)