Tình hình nghiên cứu về tư duy sáng tạotrong khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 25 - 28)

1.2. Tình hình nghiên cứu về các loại hình của tƣ duy sáng tạo

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về tư duy sáng tạotrong khoa học

Trong Bản thảo kinh tế triết học1844, C. Mácđã có những chỉ dẫn quan

trọng về mục đích, bản chất của khoa học. Khoa học, suy cho cùng là nghiên cứu về con người, điều đó thể hiện trong những tiên đoán của C. Mác về sự phát triển của khoa học tự nhiên: “Về sau, khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học về con người cũng như khoa học về con người bao hàm trong nó khoa học về tự nhiên: đó sẽ là một khoa học” [83; 179]. C. Mác cho rằng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, các khoa học tự nhiên lúc đó: “đã thâm nhập một cách thực tiễn vào đời sống con người” đã “phát huy một cách đại chúng lực lượng bản chất của con người”. Bởi đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên không phải là tự nhiên “thuần túy” mà là: “Tự nhiên sinh thành trong lịch sử loài người - trong hành vi xuất hiện của xã hội loài người - là tự nhiên hiện thực của con người” [83; 178 - 179].

Tri thức khách quan” [103]của tác giả Karl Popper(2014) trực tiếp bàn về vấn đề tiến bộ tri thức trong khoa học. Trên cơ sở phê phán phép quy nạp truyền thống, những mâu thuẫn trong giải quyết vấn đề quy nạp của Hume, Karl Popper đề xuất cách tiếp cận mới đối với vấn đề quy nạp “khái niệm quy nạp thông qua sự lặp đi lặp lại hẳn là một sai lầm - một loại ảo giác” [103; 28], không có gì chắc chắn, tuyệt đối đúng cả. Do đó “ta phải xem mọi quy luật hoặc lý thuyết đều mang tính giả thuyết hay tính phỏng định, có nghĩa chúng chỉ là những phỏng đoán” [103; 31] bởi vì tất cả chúng cuối cùng đều có nguy cơ “bị đổ”. Vấn đề đặt ra đối với nhận thức không phải là đi tìm kiếm nền tảng chắc chắn cho tri thức như cách mà một số nhà triết học trước ông đã làm mà cần đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn lý thuyết.

Trên cơ sở đó ông đã “khởi thảo phương pháp luận phê phán” của mình và đưa ra định luật kiểm sai. Vấn đề phân biệt giả thuyết đúng - sai trong khoa học chuyển thành vấn đề phân biệt giả thuyết bị bác bỏ - giả thuyết chưa bị bác bỏ bởi vì cuối cùng tất cả rồi cũng sẽ bị bác bỏ, trong đó “chúng ta ưu tiên lựa chọn những lý thuyết mà chỗ sai lầm của chúng chưa được xác định” [103; 30]. Một

lý thuyết “có khả năng được coi là lý thuyết đúngvì cho đến thời điểm t, sai lầm của nó chưa được bộc lộ” [103; 37]. Đối với những lý thuyết “cạnh tranh” nhau tức đưa ra các giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề, cần sử dụng phương pháp phê phán để “thử và loại bỏ sai lầm”, “đề xuất các lý thuyết và thử thách chúng bằng những phép thử nghiêm ngặt nhất” [103; 40]. Lý thuyết nào được trắc nghiệm nhiều nhất, có khả năng đứng vững trước sự phê phán sẽ là lý thuyết khả quan nhất, có “độ xác chứng” cao nhất. Tuy nhiên một lý thuyết khả quan ở thời điểm này không có nghĩa là nó sẽ khả quan ở thời điểm sau đó. Sự tăng trưởng của tri thức chính là việc không ngừng đặt lại những vấn đề về nhận thức và đặt các lý thuyết dưới ánh sáng của sự phê phán không ngừng.

Cuốn “Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học” [66] của tác giả

Thomas Kuhn (2008) đã làm rõ cơ chế của sáng tạo khoa học thông qua sự biến đổi “mẫu hình”, sáng tạo khoa học là thay đổi khái niệm, thay đổi cách nhìn về thế giới, phương pháp tiến hành nghiên cứu.

Khái niệm trung tâm trong luận giải vấn đề của Kuhn là khái niệm “mẫu hình” (hay còn được dịch là chuẩn thức), nhờ đó tác giả lý giải nội hàm khái niệm khoa học chuẩn định và cách mạng khoa học. Mẫu hình là yếu tố cấu thành của hoạt động nghiên cứu “đơn vị cơ bản dùng để nghiên cứu sự phát triển của khoa học” [66; 51], nền tảng xuất phát điểm cho thực tiễn nghiên cứu của khoa học và được cộng đồng khoa học thừa nhận. Khoa học chuẩn định là khoa học phát triển dựa trên mẫu hình đã được cộng đồng các nhà khoa học thừa nhận. Cách mạng khoa học là sự thay thế mẫu hình.

Những phân tích của Thomas Kuhn giúp chúng ta hình dung trên những nét chung và đại thể quá trình phát triển nội tại của khoa học, phương thức mà nhờ đó một lý thuyết mới ra đời thay thế lý thuyết cũ và mối quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, sơ đồ lôgic mà Kuhn nêu ra chưa thể khái quát hết tính đa dạng, phức tạp trong tiến trình phát triển của tri thức khoa học, đặc biệt những yếu tố, điều kiện văn hóa, xã hội chưa được tác giả đề cập đến ở đây, mà trong nhiều trường hợp trở thành nguyên nhân cơ bản cho sự phát triển của khoa học. Tuy

nhiên, những luận cứ và phân tích của ông gợi mở rất nhiều suy tư về quá trình sáng tạo tri thức khoa học của con người.

Trong bài viết “Tư duy lôgic bộ phận hợp thành của tư duy khoa học” [137]

tác giả Vũ Văn Viên (2006) đưa ra các cách tiếp cận khác nhau về khoa học, từ đó đi đến khái quát đặc trưng của tư duy khoa học: “Tư duy khoa học là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, được thực hiện dựa trên một cách tiếp cận nhất định, thông qua một loạt các thao tác tư duy lôgic xác định của chủ thể nhằm sản xuất ra các tri thức mới dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết với mục đích phản ánh ngày càng sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn về đối tượng cũng như việc vận dụng hiệu quả nhất các tri thức đã có vào thực tiễn” [137; 33]. Các yếu tố hợp thành của tư duy khoa học bao gồm: phương pháp luận, tư duy lôgic, khả năng vận dụng, tổng kết thực tiễn và khái quát lý luận, trong đó tư duy lôgic đóng vai trò quan trọng. Muốn phát triển tư duy khoa học cần rèn luyện tư duy lôgic, do đó, cần học tập, nghiên cứu lôgic học.

Luận án tiến sĩ “Tìm hiểu một số nét mới của tư duy khoa học hiện đại”[35]

của tác giả Phạm Duy Hải (1994) tập trung làm rõ những nét mới của tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ. Trong đó, tác giả đã phân tích bản chất và những đặc điểm của tư duy khoa học, các yếu tố, bộ phận chủ yếu của tư duy khoa học, các giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển của tư duy khoa học và đặc điểm, một số nét mới của tư duy khoa học hiện đại.Tư duy khoa học được xác định như trình độ cao của quá trình nhận thức thế giới, phản ánh thế giới một cách khái quát, trừu tượng dưới hình thức các phạm trù, phán đoán, suy luận nhằm nắm bắt bản chất, quy luật của thế giới. Các bộ phận cấu thành của tư duy khoa học bao gồm: khách thể, đối tượng; chủ thể; sản phẩm của tư duy khoa học là các tri thức khoa học mới.

Đóng góp nổi bật của luận án là làm rõ đặc điểm của tư duy khoa học hiện đại: tính không đóng kín của các quan niệm khoa học mới, “tính mở” của các khái niệm, phạm trù, lý thuyết; tính nghịch lý, khác thường của cách suy nghĩ mới, tính tổng hợp của tư duy khoa học và phân tích một số nét mới của tư duy khoa học hiện đại: tính trừu tượng và khái quát cao, tính đa dạng trong sự thống

nhất các loại hình và phương hướng phát triển của tư duy khoa học mới, sự tăng cường và phát huy cao độ vai trò của các nhân tố phi lý tính, tính khổng lồ về năng lực, tính nhân văn. Công trình của tác giả đã đề cập những vấn đề tương đối toàn diện về tư duy khoa học, cung cấp tri thức phong phú góp phần giúp luận án làm rõ đặc điểm của tư duy sáng tạo trong khoa học.

Tác giả Đức Uy trong “Tâm lý học sáng tạo” nhấn mạnh vai trò của tưởng

tượng, trực giác trong sáng tạo khoa học. Phát minh được hình thành như thế nào, những kiến thức khoa học mới về nguyên tắc được hình thành như thế nào phụ thuộc vào vai trò của tưởng tượng, trực giác; nhờ đó, ý tưởng mới được tạo ra mà sau đó được chứng minh bằng lôgic.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)