Các yếu thuộc về tinh thần, tâm lý, tính cách của người Việt thúc đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 137 - 142)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ LOẠI HÌNH TƢ DUY SÁNG TẠO CHỦ YẾU

4.3. Về các yếu tốchủ quan và điềukiện khách quan thúc đẩy tƣ duy sáng

4.3.1. Các yếu thuộc về tinh thần, tâm lý, tính cách của người Việt thúc đẩy

tạo ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở phân tích những yếu tố chủ quan và điều kiện khách quan thúc đẩy, tạo động lực cho tư duy sáng tạo, luận án bước đầu chỉ ra sự tồn tại của các yếu tố, điều kiện đó ở Việt Nam hiện nay. Nhận thức được các yếu tố, điều kiện tác động tích cực tới tư duy sáng tạo sẽ giúp con người chủ động phát huy chúng để tạo môi trường cho hoạt động sáng tạo, đồng thời dễ dàng nhận diện các yếu tố, điều kiện cản trở tư duy sáng tạo để cải tạo, biến đổi chúng.

4.3.1. Các yếu thuộc về tinh thần, tâm lý, tính cách của người Việt thúc đẩy tư duy sáng tạo duy sáng tạo

Những đặc trưng về tinh thần, tâm lý, tính cách của người Việt Nam được thể hiện trong tư tưởng, quan niệm, suy nghĩ, lối sống, hành vi ứng xử. Những

đặc trưng đó được hình thành, biến đổi trong quá trình lịch sử và trở thành đặc điểm chung, đại diện cho cộng đồng người Việt, thấm sâu trong cách nghĩ, cách sống của người Việt hiện nay.

Như tác giả Nguyễn Ngọc Hà có nhận định: khi nói tới “đặc điểm chung

của con người Việt Nam” cần được hiểu không phải là đặc điểm chung của tất

cả người Việt Nam, mà là đặc điểm chung của đa số người Việt Nam. Chúng ta

khó tìm ra được đặc điểm chung về tư duy và lối sống của tất cả người Việt

Nam” [Xem: 34]. Tác giả cũng cho rằng: có những đặc điểm của người Việt hiện nay là đặc điểm của người Việt trong quá khứ và có những đặc điểm không là đặc điểm của người Việt trong quá khứ và ngược lại. Nhận định này là hợp lý bởi tư duy, tâm lý, tính cách con người có sự biến đổi do sự tác động của hoàn cảnh, điều kiện sống, các yếu tố văn hóa, xã hội.

Tuy nhiên, luận án không tập trung vào sự khác biệt, biến đổi này mà chủ yếu đi vào những đặc trưng cơ bản trong đời sống tinh thần, tâm lý, tính cách người Việt đã được hình thành lâu dài trong lịch sử, vẫn tồn tại trong con người Việt Nam hiện nay và được nhiều nhà nghiên cứu khái quát; và làm rõ tương quan, tác động của chúng tới khả năng tư duy sáng tạo. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không nên coi đó như những “hằng số” không thể thay đổi. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: khi nói về sự khác biệt trong tính cách của mỗi dân tộc, hay cộng đồng ta có thể nói về một số tính trội hay các tiềm năng mang các khuynh hướng khác nhau chứ không nên hiểu như những hằng số phản ánh một tính cách tuyệt đối bất di bất dịch.

Một trong những đặc trưng về tư duy, tâm lý, tính cách người Việt được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận là sự thông minh, khéo léo, cần cù, dũng cảm. Điều đó được chứng minh bằng thực tiễn lịch sử trong mọi hoạt động lao động, sáng tạo của người Việt.

Trong lao động sản xuất, người Việt đảm nhiệm những công việc nặng nhọc, vất vả để sinh tồn. Ngành chính của người Việt là lao động nông nghiệp với nghề trồng lúa nước truyền thống có đặc điểm là chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết: hạn hán, lũ lụt, thiên tai. Người Việt đã kiên cường đấu tranh đắp

đê, trị thủy để sinh tồn, những con đê chính là minh chứng cho sự dũng cảm cần cù, kiên cường của con người. Phan Ngọc đánh giá: “Kiến trúc lớn nhất, phi thường nhất phản ánh tâm thức Việt Nam là hệ thống đê điều, kênh lạch”[92; 40]. Trong lao động, người Việt cũng thể hiện sự khéo léo, tài hoa, tinh tế của mình với những nghề thủ công tinh xảo, mang giá trị nghệ thuật cao: chạm khắc, tơ lụa, gốm...

Là đất nước có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương buôn bán, nhân dân ta thường xuyên phải đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, đô hộ về kinh tế, chính trị, văn hóa. Một dân tộc thể hiện sức sống, sự quật cường của mình bằng những trang sử chống giặc ngoại xâm khiến thế giới phải kinh ngạc: trải qua một ngàn năm Bắc thuộc vẫn giành lấy độc lập, tự chủ, bền bỉ chống lại sự “đồng hóa” về văn hóa, chiến thắng những kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần (Nguyên Mông, Hán, Pháp, Mỹ). Sự dũng cảm, tài trí, thông minh, kiên cường, sáng tạo trong chiến đấu đã được nâng lên tầm nghệ thuật: nghệ thuật chiến tranh nhân dân - là một trong những sản phẩm tinh thần độc đáo của người Việt.

Tính chất biện chứng, mềm dẻo, linh hoạt cũng là một đặc điểm cơ bản của tư duy người Việt. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Hậu, do nghề chính của người Việt là trồng lúa nước phụ thuộc vào tự nhiên đã góp phần “hình thành ở người Việt cách tư duy tổng hợp mang tính biện chứng tự phát, lối tư duy dung hòa, mềm dẻo, bao dung. Uyển chuyển nhưng không dẫn đến cực đoan, không „thái quá bất cập”, muốn “một vừa hai phải”[Xem: 38]. Chính lối tư duy này giúp người Việt dễ thích nghi với hoàn cảnh, dễ tiếp thu và biến đổi cái khác với mình, dung hòa những cái trái ngược nhau (“ở bầu thì tròn ở ống thì dài”; “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”). Tư duy có tính chất mở, linh hoạt sẽ tạo ra khả năng kích thích sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới, trở thành một nhân tố động trong nền văn hóa, thúc đẩy sự vận động, tiếp biến trong văn hóa.

Nói đến đặc trưng trong đời sống tinh thần người Việt không thể không nói đến ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết. Như các tác giả Nguyễn Thế Kiệt, Phạm Bá Dương [65] lý giải: ý thức cộng đồng, sức mạnh đoàn kết của người

Việt hình thành cũng do hoàn cảnh, điều kiện sống.“Công xã nông thôn”(theo C.Mác là giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ cộng sản nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước) được bảo tồn rất lâu trong phương thức sản xuất châu Á với đặc trưng quyền sở hữu ruộng đất thuộc về công xã, cá nhân chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng đã tạo ra quan hệ mật thiết, gắn bó giữa người với người (quan hệ huyết thống, quan hệ láng giềng). Những công việc chung của cộng đồng như khai hoang, thủy lợi rồi đến chống giặc ngoại xâm đều được tiến hành với công sức, sức mạnh đoàn kết của tập thể. Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết được hình thành từ cuộc đấu tranh chung để sinh tồn và phát triển: đấu tranh chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Chính hoàn cảnh đó đã hình thành nên các giá trị cộng đồng: lòng yêu nước, yêu quê hương, tinh thần tương thân tương ái, coi trọng tình nghĩa thấm sâu vào cách nghĩ, lối sống của người Việt (“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”). Nó đồng thời cũng trở thành “triết lý sống của con người Việt Nam” [65; 61]. Chính ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết đã khơi dậy sức mạnh bên trong mỗi con người, phát huy khả năng sáng tạo của nhân dân trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách. Điều đó lý giải tại sao càng trong hoàn cảnh khó khăn (chống giặc ngoại xâm) dân tộc Việt Nam lại càng tỏ rõ sự xuất sắc vô song về tài trí, thông minh, sáng tạo.

Sự thông minh, cần cù, dũng cảm; tính linh hoạt, mềm dẻo trong tư duy; ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết là những ưu thế cơ bản của người Việt có thể thúc đẩy, khơi thông khả năng tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, trái ngược với các yếu tố đó, có một số yếu tố thuộc về tinh thần, tâm lý, tính cách của người Việt cản trở tư duy sáng tạo. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cho rằng: dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, não sáng tác thì ít mà bắt chước và dung hóa thì rất tài [Xem: 38]. Tác giả Hoàng Tụy cho rằng: người Việt thông minh, hiếu học, chuộng tri thức, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu nhưng thiếu óc tưởng tượng sáng tạo, quen sao chép chứ ít thay đổi, nghĩ ra tư tưởng mới, thiếu tầm nhìn xa, trông rộng, táo bạo, nhạy cảm với cái mới. Người Việt có sáng tạo nhưng ít sáng tạo mang tính tầm cỡ, đột phá. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ những mặt tiêu cực trong tâm lý, tính cách người Việt.

Mặt trái của tư duy linh hoạt, mềm dẻo là lối suy nghĩ nước đôi, ba phải dãn đến ít phát minh, biến đổi có tính đột phá; mặt trái của ý thức cộng đồng là “tâm lý đám đông” thiếu tính chủ thể, chính kiến cá nhân, thiếu sự tự do nội tâm: “ý thức sống vì cộng đồng, hòa vào cộng đồng như một bản thể đã hình thành sâu đậm trong tâm thức con người Việt Nam”[65; 61]. Cá nhân bị hòa tan vào cộng đồng, tư duy, suy nghĩ thường chịu ảnh hưởng bởi người khác, bởi dư luận xã hội, không dám tiên phong, đi đầu để tạo ra cái mới, cái khác lạ. Cùng với đó là tâm lý trông chờ, ỷ lại, thụ động: “Ăn cỗ theo trước, lội nước theo sau”. Con người Việt Nam có sự mặc định phụ thuộc vào cộng đồng, ý thức cá nhân không phát triển, ít dám khẳng định bản lĩnh và nhân cách cá nhân.

Điều này biểu hiện trong mọi lĩnh vực trong cách suy nghĩ, lựa chọn, quyết định và hành động của con người. Trong kinh tế, người Việt sản xuất, tiêu dùng theo tâm lý đám đông, ít sự sáng tạo, lựa chọn cái mới, hướng đi riêng: sản xuất, nuôi trồng theo phong trào; mua nhà, tậu xe theo thị hiếu đám đông. Ngay trong cả lựa chọn cách sống: nhiều người quên mất chính mình, nhu cầu, mong ước của bản thân để sống bằng con mắt, mong đợi của người khác; khác biệt với đám đông, với cộng đồng thì sợ “bị chê cười”.

Tâm lý đám đông còn thâm nhập vào cả chủ thể sáng tạo tinh thần. Trong văn học có hiện tượng “thơ đồng phục”, chạy theo đám đông, nhà thơ không đủ “cô đơn”, không đủ riêng, đủ độc đáo để tạo ra tác phẩm có chiều sâu, phong cách [Xem: 62]. Trong nghiên cứu khoa học có hiện tượng đồng nhất khoa học và chính trị, quy kết quan điểm khoa học thành lập trường chính trị, còn e dè với cái mới, cái độc đáo đi ngược lại với những “chân lý đã được thừa nhận” của cộng đồng khoa học. Trong giáo dục, học sinh, sinh viên ít dám tranh luận với thầy cô, trong cơ quan, cấp dưới ít dám “phản biện” quan điểm cấp trên. Có thể nói sự thiếu tính chủ thể, ý thức cá nhân, dũng cảm trong đổi mới là những yếu tố cơ bản nhất cản trở khả năng tư duy sáng tạo của người Việt hiện nay.

Để xây dựng con người Việt Nam toàn diện trở thành nguồn lực cơ bản cho sự phát triển đất nước trong thời kì đổi mới, Đại hội XII đã chỉ ra: cùng với việc phát huy tính tích cực của con người Việt Nam cần: “giáo dục con người Việt

Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân” [24;115].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)