Cuộc sống đời thường và những vấn đề đặt ra đối với tư duy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 102 - 104)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ LOẠI HÌNH TƢ DUY SÁNG TẠO CHỦ YẾU

3.3. Tƣ duy sáng tạotrong cuộc sống đời thƣờng

3.3.1. Cuộc sống đời thường và những vấn đề đặt ra đối với tư duy

Tư duy sáng tạo không chỉ có ở những vĩ nhân, cá nhân kiệt xuất mà cần thiết đối với mọi người lao động trong xã hội. Một trong những thành quả quan trọng của những nghiên cứu sáng tạo là phát hiện ra sáng tạo cần thiết và được tìm thấy trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chứ không chỉ là đặc tính riêng của khoa học hay nghệ thuật [Xem:150].

Cuộc sống đời thường là một lĩnh vực vô cùng đa dạng, phong phú, phức tạp và đầy biến động. Nó bao gồm mọi hoạt động liên quan đến sự sinh tồn, phát triển,hạnh phúc của cá nhân cũng như cộng đồng. Những sáng tạo đạt được trong khoa học và nghệ thuật suy đến cùng đều để phục vụ cuộc sống con người và cuộc sống ấy cũng trở thành khách thể nghiên cứu của khoa học và nghệ thuật. Tư duy sáng tạo trong cuộc sống thường ngày có thể xem xét ở cấp độ cá nhân hoặc tổ chức, ở đây luận án chỉ đề cập đến tư duy sáng tạo ở cấp độ cá nhân. Cuộc sống thường ngày với tư cách là môi trường sinh sống, tồn tại của cá nhân phát sinh nhiều vấn đề mà cá nhân phải đối diện và giải quyết trong quá trình sinh sống ấy. Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với tư duy trong cuộc sống thường ngày bao gồm: vấn đề sinh tồn, giải quyết các quan hệ xã hội và hạnh phúc cá nhân. Nó vừa là nguồn gốc của tư duy vừa là đối tượng tư duy hướng đến để cải biến, thay đổi.

Cuộc sống đời thường cũng luôn đòi hỏi cá nhân cần phải tư duy sáng tạo bởi vì:

Thứ nhất, cuộc sống luôn vận động, phát triển, vừa mang tính quy luật vừa chứa đựng những yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ, không thể dự đoán trước. Trong công việc, đời sống gia đình và các mối quan hệ xã hội, cá nhân gặp nhiều vấn đề mới phát sinh không thể dùng những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá khứ để giải quyết. Như nhà hiền triết Hêracơlit phát biểu “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” bởi cái tất yếu bộc lộ qua muôn vàn cái ngẫu nhiên, cái chung biểu hiện thông qua cái riêng có tính đơn nhất, phong phú, đa dạng. Do đó, mỗi hoàn cảnh, mỗi tình huống có vấn đề đều độc đáo, đơn nhất. Tư duy sáng tạo là cách để cá nhân ứng phó với sự thay đổi của hoàn cảnh, vượt lên hoàn cảnh để tồn tại và phát triển. Như tác giả Phạm Thành Nghị cho rằng: không phụ thuộc vào vấn đề lớn hay nhỏ, sáng tạo luôn đi liền với cuộc sống thường ngày của chúng ta, thể hiện ở sự độc đáo trong cuộc sống mà trước hết ở “năng lực sống sót và phát triển” [Xem: 95].

Do tính chất biến động và dầy phức tạp của cuộc sống, cá nhân không chỉ cần tư duy để giải quyết vấn đề thông thường mà cần tư duy sáng tạo để có thể

giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Giải quyết vấn đề thông thường thì chỉ cần sử dụng kinh nghiệm, thói quen và các phương pháp đã có nhưng giải quyết vấn đề sáng tạo đòi hỏi tư duy sáng tạo - tư duy biết đặt lại vấn đề, nhìn ra giới hạn và thay đổi phương pháp để tìm ra các giải pháp mới. Những kĩ năng như nấu cơm hay qua đường dường như không cần đến tư duy sáng tạo, chỉ cần kinh nghiệm, thói quen. Tuy nhiên, mọi hoạt động, kĩ năng trong cuộc sống hàng ngày đều có thể thay đổi để tốt hơn. Qua đường là một việc đơn giản, nhưng khi lưu lượng người đi lại quá đông thì việc qua đường gặp khó khăn và mất thời gian, có thể gặp nhiều rủi ro. Để giải quyết vấn đề đó người ta đã nghĩ ra con đường trên không - cầu vượt dành cho người đi bộ.

Thứ hai, cá nhân không chỉ cần thích ứng với sự vận động, biến đổi của cuộc sống mà còn có nhu cầu nhận thức chính mình, lựa chọn cách sống để tìm được hạnh phúc và ý nghĩa thực sự của cuộc đời. Sự nhận thức và chọn lựa này cũng là một quá trình đòi hỏi tư duy sáng tạo để giúp cá nhân lựa chọn giá trị sống, cách sống phù hợp, được sống là chính mình, thể hiện đúng khả năng và bản chất của mình.Theo quan điểm của triết học Mác, bản chất con người không trừu tượng, cố hữu mà “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Bản chất con người không có sẵn, cũng không phải hình thành một lần là xong mà luôn trong quá trình phát triển, hoàn thiện. Sự phát triển của nhân cách con người, do đó, không chỉ do sự tác động của hoàn cảnh bên ngoài mà là sự phát triển nội tại bên trong, sự vận động nội tâm, lựa chọn, định hướng giá trị bên trong mỗi con người.

Chính do nhu cầu giải quyết những vấn đề đó mà tư duy sáng tạo trong cuộc sống đời thường có những đặc trưng riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)