Biểu hiện của tư duy sáng tạotrong cuộc sống thời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 104 - 112)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ LOẠI HÌNH TƢ DUY SÁNG TẠO CHỦ YẾU

3.3. Tƣ duy sáng tạotrong cuộc sống đời thƣờng

3.3.2. Biểu hiện của tư duy sáng tạotrong cuộc sống thời thường

Thứ nhất, tư duy sáng tạo trong cuộc sống thường ngày liên quan đến việc tìm kiếm “cách thức giải quyết vấn đề” đưa ra các giải pháp mới và có giá trị trong công việc, cuộc sống.

Vấn đề đầu tiên đối với cá nhân cũng như cộng đồng bất kì chính là vấn đề sinh tồn, phát triển. Theo quan điểm duy vật lịch sử, con người muốn sống, tìm

kiếm tự do, hạnh phúc trước hết phải thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu và cơ bản là ăn, mặc, ở, đi lại. Do đó, mỗi con người cũng như toàn nhân loại phải không ngừng lao động để hàng ngày, hàng giờ “sản xuất” ra chính đời sống của mình. Quá trình lao động đó luôn cần đến tư duy sáng tạo để tìm kiếm các cách thức mới, phương pháp mới giải quyết sáng tạo những nhiệm vụ đặt ra.

Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người, nhờ tư duy sáng tạo con người đã không ngừng thay đổi cách thức hoạt động sống của mình bằng việc chế tác ra những công cụ, phương tiện lao động mới: từ những cái que chọc lỗ tra hạt những công cụ bằng đá, bằng đồng, bằng sắt; từ công cụ lao động thủ công đến công cụ lao động bằng máy móc. Các phương tiện di chuyển của loài người cũng không ngừng được cải tiếntừ việc sử dụng xe ngựa kéo, đến việc chế tạo ra xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu vũ trụ; nhờ chúng, con người ngày càng rút ngắn được khoảng cách không gian và thời gian. Các sáng chế kĩ thuật, các giải pháp công nghệ được tạo ra trong các ngành nghề cụ thể giúp giải phóng sức lao động, nâng cao sức mạnh, khả năng chinh phục tự nhiên của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúng, một mặt, là kết quả của sự ứng dụng những thành tựu của khoa học, nghệ thuật vào trong quá trình sản xuất, đời sống; mặt khác, lại trở thành động lực cho sự phát triển xã hội, động lực trực tiếp dẫn dắt các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử:

Thế kỉ XXI, hàng loạt những đột phá trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang trở thành xu hướng chính dẫn dắt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các xu hướng phát triển chính của công nghệ tập trung vào ba lĩnh vực chính là vật lý, kĩ thuật số và sinh học, được dự đoán sẽ tạo ra bước ngoặt làm thay đổi nền kinh tế thế giới và đời sống nhân loại [Xem: 148]. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cá nhân, các tổ chức, các quốc gia; đặc biệt đối với cá nhân với tư cách là chủ doanh nghiệp và người lao động và đòi hỏi họ không ngừng tư duy sáng tạo để tìm cách thức, hướng đi mới cho nghề nghiệp của mình. Bởi khi vạn vật được kết nối qua internet thì máy móc có thể tự động “giao tiếp” với nhau, dây chuyền sản xuất vận hành không cần sự tác động của con người, lượng thông tin trao đổi tăng lên gấp hàng nghìn

lần thì thời đại sản xuất một sản phẩm hàng loạt dần kết thúc; thay vào đó là sự sản xuất sản phẩm đơn chiếc theo nhu cầu của khách hàng; sự lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ thông tin; và nhu cầu cao đối với người lao động có trình độ, tay nghề cao, ưu thế dần thuộc về những nhà sáng tạo, những người cung cấp vốn trí tuệ và vật chất [Xem: 148].

Xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 càng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, ở đó, tư duy sáng tạo được coi là phẩm chất cần có của người lao động. Bởi do tính linh động của công việc trong xã hội hiện đại, do nhu cầu sử dụng, sáng tạo tri thức trong mọi ngành nghề, người lao động cũng cần phải sáng tạo trong việc đề xuất các giải pháp và sáng kiến. Người lao động trong xã hội hiện đại dù ở bất cứ lĩnh vực nào không chỉ cần được đào tạo bài bản, có kĩ năng nghề nghiệp giỏi mà còn cần có tư duy sáng tạo.

Ở Việt nam, nhu cầu đối với sáng kiến, cải tiến của người lao động ngày càng tăng lên và đạt được nhiều thành công trong mọi lĩnh vực. Điển hình trong lĩnh vực nông nghiệp, đã xuất hiện không ít những giải pháp sáng tạo kĩ thuật của nhà nông từ những ý tưởng gần gũi như “bảo quản hành ta bằng rơm” đến những ý tưởng táo bạo “chế tạo máy bay chuyên dùng trong nông nghiệp” [Xem: 45]. Do quá trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, phương thức sản xuất lạc hậu, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đầu tư vốn mua trang thiết bị. Các giải pháp sáng tạo đều xuất phát từ thực tế, gắn với nhu cầu trực tiếp của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Hầu hết những nhà sáng chế nông dân đều là những nông dân thực thụ, trực tiếp lao động sản xuất, xuất phát từ nhu cầu thực tế mà chế tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ nông nghiệp, đời sống nông thôn. Chính vì xuất phát từ nhu cầu trực tiếp của sản xuất và đời sống nên những giải pháp kĩ thuật của nhà nông có tính ứng dụng cao và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp cho họ đồng thời trở thành những mô hình có thể nhân rộng trong vùng, địa phương và cả nước. Không chỉ trong nông nghiệp mà trong tất cả các ngành nghề khác

cũng có nhiều sáng kiến, cải tiến của người lao động để phát triển nghề nghiệp của mình.

Đối với chủ thể các doanh nghiệp, cần tư duy sáng tạo để khởi nghiệp và phát triển thành công,phản ứng nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với sự biến đổi của môi trường kinh doanh. Kinh nghiệm cho thấy, đối với các cá nhân khởi nghiệp thành công không thể thiếu tư duy sáng tạo, cái thường được diễn đạt là “tư duy ngoài khuôn mẫu”, suy nghĩ ra khỏi vùng an toàn, cần sự táo bạo, đột phá trong việc tìm lối đi riêng. Để kinh doanh thành công, người khởi nghiệp cần tìm được phân khúc thị trường mới, tạo dòng sản phẩm mới hoặc phát hiện ra nhu cầu mới của thị trường để tạo ra sự khác biệt, giá trị riêng cho mình.Tư duy sáng tạo giúp họ “lội ngược dòng”, không đi theo lối mòn, cách thức cũ để tìm ra lối đi, giải pháp mới có tính khác biệt, có giá trị, hiệu quả.

Như vậy, trước nhu cầu của sự đổi mới không ngừng buộc chủ thể, cá nhân muốn sinh tồn, phát triển cần tư duy sáng tạo để nắm bắt quy luật, sự biến đổi của cuộc sống, công việc, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp mới, cách thức mới giải quyết các vấn đề được đặt ra.

Thứ hai, tư duy sáng tạo trong cuộc sống đời thường thể hiện ở tính mới, tính độc đáo trong tư tưởng, kinh nghiệm của con người về cuộc sống, về chính mình với mục đích hướng đến là xây dựng giá trị bản thân. Điều đó thể hiện ở việc con người thay đổi cách thức nhìn nhận cuộc sống và bản thân mình; nhờ đó, cá nhân được trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm chính mình theo cách mới. Như tác giả Phạm Thành Nghị viết: “sáng tạo thường ngày của chúng ta không cụ thể về một hoạt động nào mà về cách tiếp cận cuộc sống” [95; 134].

Người viết đồng tình với quan điểm của tác giả Phạm Minh Hạc là có tồn tại giá trị bản thân, giá trị nội tại bên trong mỗi con người. Giá trị cá nhân không phải đối lập với giá trị xã hội. Giá trị cá nhân cũng là giá trị xã hội được lựa chọn, cụ thể hóa trong đời sống tinh thần của cá nhân ấy. Mỗi con người do hoàn cảnh sống riêng của mình, do những tương tác xã hội đầy phong phú, đa dạng, do kinh nghiệm nội tâm có thể chọn giá trị này hay khác, đặt giá trị này cao hơn giá trị khác trên cơ sở những giá trị phổ biến của cộng đồng. Không có

con người chung chung, trừu tượng, bản chất mỗi con người phụ thuộc vào những giá trị do nó tạo dựng lên. Cá nhân - nhân cách sáng tạo vừa là con người xã hội đồng thời cũng là một bản ngã độc đáo, độc lập và đơn nhất. Tính loài, tính xã hội của cá nhân không phải cái chung như nhau của tất cả mọi người mà biểu hiện trong nhân cách cá nhân một cách khác biệt. Bản ngã gắn liền với nhu cầu và khả năng lựa chọn, thiết kế bản thân mình của con người: lựa chọn mình là ai và trở thành người như thế nào. Trở thành con người cũng đồng nghĩa với việc trở thành một nhân cách sáng tạo bởi cá nhân không phải là sản phẩm thụ động của hoàn cảnh mà còn là chủ thể sáng tạo ra nó và chủ thể của chính mình. Cá nhân thể hiện tính chủ thể ấy bằng khả năng sống, trải nghiệm, giải quyết vấn đề một cách độc đáo, mới mẻ. Tư duy sáng tạo của cá nhân là năng lực tự sáng tạo ra bản thân mình, “hiện thực hóa” nó để sống hạnh phúc hơn, tự do hơn.

Do đó, quá trình trưởng thành của mỗi con người chính là quá trình tìm kiếm và xây dựng hệ giá trị cho riêng mình. Những giá trị nội tại đó tạo nên diện mạo nhân cách cá nhân, tạo nên “cá tính” của cá nhân như một bản sắc có một không hai. Để trở thành một nhân cách ngày càng hoàn thiện, cá nhân không ngừng trải nghiệm cuộc sống, lựa chọn giá trị sống cho mình. Tư duy sáng tạo là quá trình kiến tạo, xây dựng giá trị bản thân theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn; cho con người cơ hội cải cách, làm mới chính mình, vượt qua những giới hạn của chính mình để sống tốt hơn. Để tạo dựng những giá trị ấy, con người không ngừng nhận thức cuộc sống, nhận thức về chính mình, thay đổi quan niệm sống để hoàn thiện bản thân. Những tri thức, kinh nghiệm cá nhân tích lũy được không phải lúc nào cũng đúng, cũng có thể dùng để giải quyết những vấn đề trong tương lai. Điều đó đòi hỏi con người phải không ngừng học hỏi, bổ sung những tri thức, kinh nghiệm mới. Tư duy sáng tạo thể hiện sự mới mẻ, tiến bộ trong lối nghĩ, lối nhìn, cách tiếp cận với cuộc sống và chính bản thân mình của con người - đó chính là cội nguồn cho sự phát triển nhân cách cá nhân, cho sự tự chủ, tự do của cá nhân trong cuộc sống.

Trong cuộc sống có người thành công, người thất bại, người hạnh phúc, người không hạnh phúc. Ngoài những yếu tố ngẫu nhiên chi phối, chính con

người với vai trò chủ thể, trong sự vận động tư duy tạo ra các giá trị mới có khả năng thay đổi hoàn cảnh theo chiều hướng tốt hơn. Vì thế,tư duy sáng tạo trong đời sống cá nhân là cách thức để đem lại tự do và hạnh phúc giúp cá nhân giải quyết vấn đề, vượt qua nghịch cảnh. Chính sự đa dạng, phức tạp của cuộc sống buộc con người không ngừng sáng tạo; cũng chính tư duy sáng tạo lại làm cho cuộc sống trở nên muôn màu, muôn vẻ, giúp con người trải nghiệm cuộc sống, bộc lộ tiềm năng, chiều sâu của bản thân.

Kết luận chƣơng 3

Do tính đặc thù của tư duy trong mỗi lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và cuộc sống đời thường nên tư duy sáng tạo trong mỗi lĩnh vực này có những biểu hiện khác nhau.

Khoa học phản ánh bản chất, quy luật của thế giới tạo ra hệ thống tri thức mang tính khách quan và phổ quát. Mục đích của khoa học là truy tìm chân lý, hướng đến nắm bắt bản chất của thế giới. Tri thức khoa học tồn tại dưới hình thức khái niệm, phán đoán, suy luận, lý thuyết, giả thuyết; ngôn ngữ khoa học mang tính chính xác, đơn nghĩa, có tính chuyên môn hóa cao. Do những đặc điểm đó, tư duy sáng tạo trong khoa học biểu hiện ở sự thay đổi cách nhìn, những nguyên lý, nguyên tắc của khoa học; việc xây dựng các khái niệm, phạm trù mới và các phương pháp nghiên cứu mới.

Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống và là sự phản ánh bản chất của đời sống và thế giới tâm hồn con người bằng hình tượng nghệ thuật với mục đích kêu gọi con người tự hoàn thiện mình, vươn đến những giá trị cốt lõi Chân - Thiện - Mỹ. Ngôn ngữ nghệ thuật nhiều tầng nghĩa, mang tính tượng trưng - ước lệ, chứa đựng nhiều gợi mở nơi người cảm thụ. Tư duy sáng tạo trong nghệ thuật, do đó, biểu hiện ở việc người nghệ sĩ đưa ra những cách nhìn mới, khám phá mới về bản chất cuộc sống và thế giới tâm hồn của con người thể hiện lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp; xây dựng những hình tượng nghệ thuật độc đáo, điển hình; sự đổi mới trong phương pháp sáng tác, hình thức nghệ thuật.

Trong cuộc sống đời thường, để sinh tồn cũng như để đạt tới tự do, hạnh phúc, mỗi cá nhân cũng cần không ngừng tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo trong cuộc sống đời thường thể hiện ở khả năng tạo ra cách nhìn mới, tích cực về thế giới, bản thân mình, tạo dựng những giá trị mới cho bản thân để không ngừng hoàn thiện; ở khả năng đưa ra cách giải quyết mới có giá trị đối với các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, tạo ra những sản phẩm mới, có ích phục vụ cuộc sống.

Như vậy, tư duy sáng tạo trong mỗi lĩnh vực đều có những nét riêng, có sự biểu hiện rất phong phú, đa dạng.

CHƢƠNG 4

NHỮNG YẾU TỐ CHỦ QUAN VÀ ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN THÚC ĐẨY TƢ DUY SÁNG TẠO

Tư duy sáng tạo thuộc về chủ thể - con người. Con người là một thực thể xã hội, chân lý ấy được thừa nhận trong mọi loại hình tư tưởng từ tôn giáo, triết học đến thơ ca; phẩm giá ấy trở thành chiều cạnh không thể thiếu bất cứ khi nào cần nhìn vào bản tính thâm sâu của con người. Như C.Mác đã khẳng định: “Chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân” [82; 108]. Con người là một cá nhân nhưng không phải là một cá nhân riêng lẻ, đơn độc mà là một bộ phận của xã hội, văn hóa. Con người chỉ thực sự trở thành người khi được nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường xã hội, chỉ có thể tự biết được mình thông qua sự lĩnh hội các truyền thống văn hóa và mở rộng các mối tương giao xã hội.

Nhưng con người còn là một bản thể độc đáo, cá biệt, tự tại, có giá trị tự thân. Cá nhân được hiểu như thế tồn tại với tư cách vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của xã hội. Con người, tự bản tính sâu cùng của nó, không bao giờ là sản phẩm, yếu tố thụ động của xã hội mà phải là chủ nhân và mục đích cuối cùng của các quá trình xã hội. Cá nhân - chủ thể tự do và trách nhiệm, tự ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mình còn là chủ thể sáng tạo văn hóa và xã hội. Cá nhân phải dựa vào văn hóa, dựa vào tương tác xã hội để hiểu mình, có ý thức đầy đủ về bản thân; đồng thời cũng tham dự vào sự biến đổi của văn hóa, xã hội thông qua hoạt động lý giải và thấu hiểu sáng tạo của mình.

Vì vậy, quá trình tư duy sáng tạo của con người luôn dựa trên và luôn bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội mà cá nhân sống trong đó, mặt khác, còn bị chi phối bởi chính “thế giới bên trong” con người, nơi không chỉ có tư duy mà còn có cả một thế giới tinh thần, nội tâm phong phú tác động và ảnh hưởng đến tư duy. Nghiên cứu tư duy sáng tạo không thể bỏ qua sự tác động, ảnh hưởng của những điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan; trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)