Sự phát triển kinh tế điềukiện thúc đẩy tư duy sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 124)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ LOẠI HÌNH TƢ DUY SÁNG TẠO CHỦ YẾU

4.2. Những điềukiện khách quan thúc đẩy tƣ duy sáng tạo

4.2.1. Sự phát triển kinh tế điềukiện thúc đẩy tư duy sáng tạo

Phân tích và giải thích các quy luật của đời sống xã hội, con người trong đó có quy luật của tư duy, ý thức, C. Mác và Ph. Ăngghen luôn nhấn mạnh: chính điều kiện sinh sống vật chất của con người “những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do chính họ tạo ra” là nguồn gốc của những suy tư, tư tưởng của con người. C. Mác viết:

“ Phương thức sản xuất vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ… Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội” [78;14 - 16].

Là lĩnh vực cơ bản, nền tảng của đời sống xã hội, quyết định đến các lĩnh vực hoạt động khác, kinh tế còn đóng vai trò là cơ sở cho những phát minh, đổi

mới trong tư duy. Bản chất của kinh tế là quan hệ về lợi ích vật chất giữa người với người được thể hiện thông qua quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa. Toàn bộ những quan hệ sản xuất - quan hệ lợi ích vật chất giữa người với người về các mặt sở hữu, phân phối, tổ chức, quản lý quá trình sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội; những quan hệ sản xuất này luôn dựa trên trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất; đến lượt nó, những quan hệ sản xuất lại làm nảy sinh kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế tất yếu kéo theo những biến đổi trong cơ cấu xã hội và các hình thái ý thức xã hội. Như C. Mác nhận định bước chuyển từ xã hội ở trình độ thấp hơn lên xã hội ở trình độ phát triển hơn là kết quả tất yếu của sự thay đổi phương thức sản xuất do lực lượng sản xuất quyết định. Sự phát triển của kinh tế mà nguyên nhân sâu xa là sự phát triển của lực lượng sản xuất - trình độ chinh phục, chiếm lĩnh tự nhiên của con người đã tác động rất lớn đến quá trình phát minh, sáng tạo, hình thành và thay đổi cách tư duy, suy nghĩ của con người. Điều đó được thể hiện trên một số phương diện cơ bản.

Thứ nhất, thông qua quá trình sản xuất, con người không chỉ học cách biến đổi tự nhiên, con người còn biến đổi bản thân mình cùng với tư duy của mình. Những khám phá, phát minh của loài người, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đều xuất phát từ những nhu cầu của sản xuất, trao đổi hàng hóa. Như Ph. Ăghghen đã từng viết khi xã hội có nhu cầu về kĩ thuật thì nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của kĩ thuật hơn nhiều trường đại học. Không khó để thấy rằng mỗi bước tiến của khoa học, công nghệ đều gắn bó mật thiết với quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, và tất nhiên có chiều ngược lại. Sự phát triển của kinh tế thúc đẩy, tạo động lực to lớn cho những tư tưởng sáng tạo, những phát kiến, những khám phá khoa học, công nghệ; và đến lượt mình khoa học, công nghệ tạo tiền đề cho tư duy sáng tạo trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Trong lịch sử không hiếm những ví dụ về quan hệ tất yếu này. Trước sức phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhu cầu cao độ về xã hội hóa lực lượng sản xuất, hàng loạt các sáng chế máy móc đã ra đời trong chủ nghĩa tư

bản: từ máy kéo sợi, máy dệt, đặc biệt việc sáng chế động cơ hơi nước đã tạo ra thay đổi có tính chất bước ngoặt đối với nền kinh tế thế giới. Việc sáng chế ra phương pháp in (Johannes Gutenberg) đã giúp mang những quyển sách đến công chúng, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa kiến thức, tạo tiền đề cho những cải cách về tôn giáo, chính trị, xã hội. Đúng như dự đoán của C. Mác từ thế kỉ XIX: “tri thức xã hội phổ biến” (tức khoa học công nghệ) sẽ trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”, sự lớn mạnh không ngừng của sức sản xuất xã hội đã thúc đẩy khoa học, công nghệ có những bước tiến vượt bậc.

Từ nửa cuối thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt các phát minh khoa học, sáng chế công nghệ ra đời từ nhu cầu của sản xuất, từ khát vọng chinh phục, chiếm lĩnh tự nhiên của con người như công nghệ vũ trụ, công nghệ vật liệu, công nghệ gen đặc biệt công nghệ thông tin - viễn thôngđã làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế thế giới, mặt khác là chất kích thích cho tư duy sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Công nghệ thông tin trở thành tiền đề, chất xúc tác quan trọng cho tư duy sáng tạo trong kinh tế, chính trị, giáo dục, truyền thông…Công nghệ thông tin làm thay đổi mạnh mẽ cách thức giao tiếp, chia sẻ tri thức, tạo khả năng cho sự hợp tác và trao đổi ý tưởng, kiến thức đơn giản, đa ngành và đa ngôn ngữ. Nó làm cho thế giới kinh doanh không còn bị giới hạn bởi vị trí địa lý, làm thay đổi cách thức cạnh tranh và dành ưu thế cho sự sáng tạo. Công dân tiếp cận với công nghệ thông tin cũng ngày càng được trao quyền nhiều hơn, có cơ hội tiếp cận với nhiều nền giáo dục trở nên linh động, sáng tạo hơn.

Thứ hai,sự phát triển của sản xuất hàng hóa, sự mở rộng giao lưu buôn bán, hợp tác kinh tế giữa các vùng, quốc gia, khu vực tạo điều kiện cho tư duy sáng tạo. Bởi tính chất của nền sản xuất ấy không chỉ kích thích tính năng động của các chủ thể kinh tế; mà trên cơ sở giao lưu, hợp tác kinh tế còn thúc đẩy những trao đổi về văn hóa, tư tưởng - điều kiện không thể thiếu cho tư duy sáng tạo.

Khác với nền kinh tế tự nhiên sản phẩm được sản xuất để phục vụ cho nhu cầu của chính người sản xuất thì trong nền kinh tế hàng hoá người sản xuất sản xuất hàng hoá để bán, để đem trao đổi trên thị trường. Đây là nền kinh tế vận động theo những quy luật khách quan của thị trường (quy luật cạnh tranh, cung -

cầu…) khác về bản chất với nền kinh tế chỉ huy được điều tiết bởi cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp từng tồn tại ở Việt Nam thời kì trước đổi mới. Thị trường là trung tâm của cả quá trình sản xuất hàng hoá qua đó giải quyết vấn đề cơ bản nhất của nền kinh tế là sản xuất cho ai, mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu.

Kinh tế hàng hóa là sản phẩm của văn minh nhân loại, tồn tại ở nhiều hình thái xã hội khác nhau và phát triển cao trong chủ nghĩa tư bản. Dù không hoàn hảo nhưng kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phát triển nhất hiện nay và có nhiều ưu thế: thúc đẩy tự do kinh doanh, cạnh tranh; vận động theo quy luật khách quan; phân bổ nguồn lực hợp lý; kích thích đổi mới kĩ thuật và hợp lý hóa sản xuất…do đó, phát triển kinh tế thị trường là điều kiện quan trọng để phát huy năng lực, sức sáng tạo của mọi chủ thể kinh tế. Mặt khác, kinh tế hàng hóa cũng không ngừng thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác kinh tế không chỉ trong phạm vi vùng, miền mà còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, trong lịch sử, quá trình giao lưu kinh tế không bao giờ chỉ dừng lại ở tính chất thuần túy kinh tế, nó còn “mở đường” cho những trao đổi về văn hóa, tư tưởng thúc đẩy những sáng tạo, phát minh trong nhiều lĩnh vực, tạo tiền đề cho giao lưu, tiếp biến văn hóa. Trong lịch sử giao lưu văn hóa Đông - Tây đã chứng kiến sự hình thành “con đường tơ lụa”, mới đầu là do mục đích kinh tế trao đổi hàng hóa, vật phẩm của các nước với nhau, nhưng sau đó, văn hóa của nhiều nước đã ảnh hưởng, mang sắc thái mới qua con đường tiếp biến những nhân tố văn hóa, tư tưởng mới được đem vào qua con đường giao lưu kinh tế.

Bước vào thế kỉ XXI, do sự tác động mạnh mẽ, sâu rộng của những thành tựu khoa học, công nghệ, nền kinh tế thế giới đang từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Đặc trưng của nền kinh tế này là sự sử dụng, trao đổi mua bán tri thức một cách phổ biến, tri thức trở thành yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển, thịnh vượng của các nền kinh tế. Chính nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải không ngừng sáng tạo tri thức mới, không ngừng cải tiến công nghệ, thay đổi chiến lược kinh doanh để phát triển. Cùng với đó, quá trình toàn cầu

hóa về kinh tế cũng thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác về mọi mặt tạo môi trường thuận lợi cho trao đổi văn hóa, tư tưởng, tiếp thu và sáng tạo những giá trị mới.

Như vậy, trên cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa, con người từng bước sáng tạo ra và phát triển nền văn minh, mỗi một nền văn minh trong giai đoạn nhất định của lịch sử đều tìm thấy cơ sở của nó trong phương thức sản xuất của xã hội: nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp hay hậu công nghiệp. Do đó, tư duy sáng tạo của con người không thoát ly khỏi những điều kiện đã sinh thành ra nó như C. Mác cho rằng: “nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được” “bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi hay ít ra cũng đang ở trong quá trình hình thành” [78;14 - 16]. Và “không có chế độ nô lệ thì không có nhà nước Hi Lạp, nghệ thuật Hi Lạp và khoa học Hi Lạp” [31; 77].

Tuy nhiên, sự tác động của kinh tế đến tư duy sáng tạo không phải đơn tuyến, không phải cứ kinh tế phát triển, mở rộng trao đổi, hợp tác kinh tế sẽ tất yếu có tư duy sáng tạo. Có những thời đại kinh tế trì trệ lại chứng kiến sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật (ví dụ: thế kỉ XIII ở Việt Nam). Bởi tư duy sáng tạo thuộc về chủ thể, chịu sự tác động của yếu tố sinh học, tâm lý, tinh thần và nảy sinh còn do những điều kiện văn hóa - xã hội đa dạng và phức tạp.

4.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội thúc đẩy tư duy sáng tạo

Trên cơ sở hoạt động kinh tế, con người còn tiến hành các hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực chính trị, pháp luật, văn hóa, giáo dục…tạo nên môi trường văn hóa - xã hội đa dạng, phức tạp trong từng giai đoạn lịch sử. Môi trường văn hóa - xã hội đó có thể chứa đựng những nhân tố, điều kiện hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tư duy sáng tạo. Vậy những điều kiện văn hóa - xã hội nào đóng vai trò thúc đẩy tư duy sáng tạo?

Điều kiện văn hóa - xã hội cho sự tiến bộ của tri thức, tư tưởng trước hết là môi trường văn hóa đa dạng về các giá trị, có sự giao lưu, tiếp biến với các môi trường văn hóa khác.

Mặc dù trong bối cảnh của thời đại toàn cầu hóa không tránh khỏi sự xung đột, va chạm, mâu thuẫn giữa các giá trị, thế giới quan văn hóa của các nền văn

hóa khác nhau; nhưng nhiều nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng: chính giao lưu văn hóa mới là điều kiện cho sự phát triển. Tác giả Hồ Sĩ Quý trong cuốn “Về giá trị và giá trị châu Á” cho rằng: xã hội loài người đi lên bằng đối thoại chứ không phải đối đầu, lôgic của văn hóa là đối thoại, đa dạng, tiếp biến, và bao dung trên cơ sở chân - thiện - mỹ. Yao Jiehou cũng khẳng định: giao lưu liên văn hóa là động lực cho sự phát triển văn hóa và tiến bộ chung của các nền văn minh thế giới. Tác giả Edgar Morin cho rằng tính “phức hợp” của văn hóa, giao lưu văn hóa mà ông gọi là “điều kiện đa phương, đối lôgic” về văn hóa là điều kiện cho sự tiến bộ của tri thức: “Rốt cuộc, cái tiến bộ quyết không nằm trong thực thể của tư tưởng mà nằm trong cuộc đối lôgic giữa các tư tưởng” [91; 144].

Xét về bản chất, mọi môi trường văn hóa đều mang tính đa dạng: “tính đa dạng là đặc trưng bản chất của các nền văn minh thế giới” [146; 30]. Văn hóa vốn đa quy tắc, nhiều tầng lớp đan xen, nhiều thang bậc, cấp độ cùng can thiệp. Những tầng lớp văn hóa chứa đựng nhiều mâu thuẫn, đa dạng về các giá trị và nguyên tắc.Nó không chỉ bao gồm những biến đổi kinh tế - xã hội hiện thời, những sự kiện tác động bên trong và bên ngoài mà còn bao hàm cả những truyền thống văn hóa “tích tụ” trong lòng sâu lịch sử, được tái sinh, tái hiện trong phương thức sống hiện thời. Bối cảnh đó tạo điều kiện cho sự phát sinh những va chạm, đối thoại ngay trong nội tại một nền văn hóa. Hơn nữa, một nền văn hóa cũng không thể phát triển trong sự khép kín, cô lập: “Xu thế chủ đạo trong tiến trình vận động của nền văn minh thế giới là các nền văn minh khác nhau luôn được làm phong phú và phát triển trong sự giao lưu hài hòa và học tập lẫn nhau” [146; 31].

Giao tiếp văn hóa là sự giao lưu, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau giữa các nền văn hóa, các cộng đồng và môi trường văn hóa khác nhau dẫn đến sự thay đổi, chuyển dịch thế giới quan, giá trị của nền văn hóa, cộng đồng văn hóa này dưới tác động và ảnh hưởng của nền văn hóa, cộng đồng văn hóa khác. Sự giao tiếp văn hóa là động lực cho sự sáng tạo tri thức dẫn đến sự đổi mới tư duy trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Bởi ở đâu có sự trao đổi tư tưởng, tranh luận tri thức thì ở đó có động lực cho tư duy sáng tạo. Giao lưu văn hóa tạo cơ hội

cho sự gặp gỡ, tranh luận giữa các tư tưởng, giá trị, thế giới quan khác biệt nhau tạo cơ hội cho sự tiếp biến, chỉnh sửa, bổ sung lẫn nhau giữa chúng. Giao lưu văn hóa làm xuất hiện trạng thái đa phương, đa dạng về các quan điểm và giá trị; điều đó kích thích việc đặt ra những câu hỏi, đặt lại những vấn đề, xem xét lại cả những giá trị đã được thừa nhận. Và tất nhiên cuộc tranh luận tư tưởng đó cần được tái tạo ngay trong lòng bản thân tâm trí cá nhân tạo nên cuộc tranh luận nội tâm cơ sở cho quá trình kiến tạo các giá trị mới. Kết quả của giao lưu văn hóa có thể dẫn đến sự xuất hiện của những hiện tượng văn hóa có tính tổng hợp, sự biến đổi các giá trị, sự phong phú của các thế giới quan.

Nhiều nền văn minh trên thế giới thông qua giao lưu văn hóa dưới nhiều hình thức đã làm giàu và phát triển chính mình nhờ tiếp thu thành quả tốt đẹp của văn minh bên ngoài. “Con đường tơ lụa trên biển” và “con đường tơ lụa trên đất liền” đã được Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và Châu Âu khai phá và mở rộng ngay từ những thế kỉ đầu tiên tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa đa dạng và thường xuyên giữa họ, đã thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh Trung Hoa, Việt Nam cũng như một số nền văn minh khác ở khu vực xung quanh. Phật giáo và triết học Phật Giáo đã được truyền bá rộng rãi vào Trung Quốc do sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ triều Hán và triều Đường, làm nảy sinh một số trường phái Phật giáo “mang đặc trưng Trung Hoa” như Thiên Thai Tông, Pháp Tướng Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiền Tông và chúng trở thành một bộ phận của truyền thống văn hóa Trung Hoa [Xem: 146 ]. Phật giáo cũng được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam và được tiếp thu, cải biến trên cơ sở giá trị cốt lõi của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số vấn đề triết học về tư duy sáng tạo (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)