Định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 135 - 139)

1.3.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới

5.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh trước áp lực hội nhập

Hội nhập là chìa khóa cho sự cải cách và phát triển của khu vực tài chính đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro từ bên ngoài (Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự, 2014). Ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền tài chính thế giới. Kết quả của quá trình này dẫn đến nền tài chính trong nước dễ bị tổn thương trước những biến động của nền tài chính nước ngoài và áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng tăng. Đứng trước bối cảnh này, Việt Nam chủ chương tăng cường năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước để đương đầu với áp lực hội nhập.

Với mục tiêu lành mạnh hóa hệ thống NHTM và nâng cao năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, đề án phát triển NHTM Việt Nam đến năm 2020 đã chỉ ra rằng, ngành ngân hàng cần được tiếp tục quá trình tái cơ cấu, sớm loại bỏ các ngân hàng hoạt động yếu kém và xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định bền vững. Phương châm hành động được đề ra cho các NHTM là "An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng”. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam cần phải hướng tới một nền tảng công nghệ hiện đại hơn, tiếp tục nỗ lực tạo ra những bước đột phá mới trong mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia, đổi mới và nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính, từng bước tiếp cận những tiêu chuẩn an toàn trên thế giới để cải thiện hiệu quả hoạt động. Không chỉ có vậy, NHTM cần chú ý hơn tới công tác đầu tư cho các hoạt động trách

nhiệm xã hội bởi những tác động tích cực TNXHN tới các ngân hàng trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh đã được kiểm chứng.

Về phía nhà nước và các cơ quan quản lý, sẽ phát huy vai trò của mình trong việc đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính, tạo môi trường thuận lợi để các NHTM tăng cường năng lực cạnh tranh. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung ương với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao niềm tin của dân chúng đối với thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.

5.1.2. Dẫn dắt các ngành kinh tế khác trong chiến lược tăng trưởng xanh

Thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh17 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh18 giai đoạn 2014-2020, năm 2015, NHNN đã có Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Theo đó, các ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt các ngành kinh tế khác. Hệ thống tài chính ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong việc quyết định nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các khu vực kinh tế hoạch định nhằm phát triển kinh tế bền vững.

Nhận thức được vai trò quan trọng của các ngân hàng đối với cấp tín dụng cho các ngành kinh tế xanh, phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh, nhà nước đã đề ra một số chính sách. Một trong những chính sách đó là triển khai đào tạo, tăng cường năng lực cho các tổ chức tín dụng và các cá nhân tham gia xây dựng và triển khai cơ chế chính sách, chương trình, sản phẩm ngân hàng - tín dụng xanh. Bên cạnh đó, công tác tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán

bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành ngân hàng cũng được chú trọng.

Không chỉ có những nỗ lực từ phía nhà nước, bản thân các NHTM cũng cần chủ động giữ ý thức trong sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, trong hoạt động hàng ngày và tích cực hưởng ứng các phong trào về thực hiện “lối sống xanh”, “tiêu dùng xanh” và phối hợp với cộng đồng thực hiện bảo vệ môi trường. Các NHTM Việt Nam sẽ tấm gương để các ngành kinh tế noi theo trong việc thực hiện các hoạt động có trách nhiệm với xã hội. Ngoài ra, ngân hàng cần chủ động huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà tài trợ song phương, đa phương nhằm nâng cao năng lực tài chính cho bản thân để có nguồn lực vững chắc thực hiện các chương trình tín dụng xanh. Qua đó vị thế, vai trò của ngành ngân hàng đối với vấn đề thực hiện TNXHDN cũng được nâng cao.

5.1.3. Thực hiện quản trị công ty theo chuẩn quốc tế (Basel, OECD)

Uỷ ban Basel19 (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đưa ra các tiêu chuẩn áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng đề cập qua Basel I20, Basel II21, Basel III. . . Năm 2013, Basel III đã đưa ra tiêu chuẩn mới cao hơn về vốn, thắt chặt yêu cầu thanh khoản, và đưa ra các biện pháp an toàn, linh hoạt hơn nhằm cải thiện chất lượng và số lượng vốn của các ngân hàng để các ngân hàng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và ngăn khủng hoảng tài chính lặp lại mà không cần đến hỗ trợ từ chính phủ. Các tiêu chuẩn của Basel đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các ngân hàng hoạt động minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho

19 Ủy ban Basel được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của nhiều quốc gia phát triển tại Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng

20 Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992

nhiều loại rủi ro hơn. Từ đó, năng lực quản trị điều hành, năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng cũng như hiệu quả hoạt động cũng được cải thiện rõ rệt. Kết quả là, trong đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam trở nên đáng tin cậy hơn và hấp dẫn hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn Basel, Việt Nam chủ chương đưa lĩnh vực ngân hàng từng bước tiếp cận với các chuẩn mực này. Từ đó, NHNN đã ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng năm 201022. Kèm theo đó, năm 2014, khi Thông tư 02 chính thức được thực thi, toàn bộ hệ thống kế toán, quy định phân loại tài sản, hoạt động trích lập rủi ro, hoạt động quản trị, quy định về tính toán nợ xấu, hệ thống nhân sự của ngân hàng bắt đầu được áp dụng theo chuẩn quốc tế.

Bên cạnh những tiêu chuẩn Basel, các ngân hàng Việt Nam cần tiếp cận những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của OECD. Có thể nói rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất ổn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua bắt nguồn từ vấn đề quản trị công ty trong ngân hàng. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú và Phạm Bảo Khánh (2013) đã chứng minh mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quản trị công ty trong các NHTM Việt Nam với kết quả hoạt động ngân hàng (đo lường bởi ROA, ROE). Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng chỉ ra rằng các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về quản trị công ty theo các qui định của OECD.

Thực tế đã cho thấy, đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng tiêu chuẩn của OECD, Basel, sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian do việc tiếp cận tiêu chuẩn này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chi phí khá cao, kinh

nghiệm trong việc xử lý các mâu thuẫn xung đột giữa các bên liên quan23… Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, và nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, việc áp dụng tiêu chuẩn OECD và Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết. Hầu hết các nhà quản lý trên thế giới đều ủng hộ và tin tưởng rằng khuôn khổ này sẽ khích lệ các ngân hàng Việt Nam cải thiện công tác quản lý, quản trị rủi ro hiệu quả, tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)