Khuyến nghị với các Bộ Ban ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 151 - 181)

1.3.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu

5.3. Khuyến nghị thúc đẩy thực hiệnTNXHDN tại các NHTM Việt Nam

5.3.3. Khuyến nghị với các Bộ Ban ngành

5.3.3.1. Khuyến nghị Bộ KH&ĐT

Từng bước xây dựng TNXHDN như một tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư vào Việt Nam

Dễ dàng thấy các tổ chức kinh doanh thực hiện tốt TNXHDN cũng là các doanh nghiệp có năng lực về vốn, công nghệ, có đạo đức kinh doanh và ý thức đóng góp cho cộng đồng xã hội. Việc từng bước xây dựng TNXHDN như một tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư vào Việt Nam có thể giúp cải thiện mặt bằng thực hiện TNXHDN ở Việt Nam. Bên cạnh đó, điều này sẽ đem lại cơ hội học hỏi cho doanh nghiệp trong nước trong đó có các NHTM, buộc các đơn vị này cũng phải dần nâng cao nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội.

Chủ trương tăng cường hợp tác với các quốc gia đã thực hiện tốt TNXHDN và ứng dụng kinh nghiệm thực hiện TNXHDN trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam

Các Bộ ban ngành, trong đó là dẫn đầu là Bộ KH & ĐT cần tăng cường hợp tác với các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã thực hiện tốt TNXHDN để nghiên cứu xây dựng khung TNXHDN chung cho Việt Nam. Đồng thời, điều này sẽ giúp đúc kết ra những bài học kinh nghiệm và áp dụng hiệu quả đối với thực tiễn triển khai TNXHDN tại các đơn vị, tổ chức kinh tế ở Việt Nam.

5.3.3.2. Khuyến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường

Hoạt động với chức năng là một cơ quan của Chính phủ, thực hiện công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu… Cụ thể trong lĩnh vực môi trường, để thúc đẩy thực trạng thực hiện TNXHDN tại các NHTM Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xây dựng hệ thống thông tin về ngành nghề và doanh nghiệp gây ô nhiễm thông qua hoạt động điều tra, khảo sát. Từ đó, Bộ sẽ thông báo tới các NHTM để

các ngân hàng sử dụng như một tham chiếu hữu ích khi thực hiện các hoạt động cho vay, cấp tín dụng cho các dự án, tổ chức kinh doanh có rủi ro đối với môi trường. Hay nói cách khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên phát huy vai trò của mình trong mỗi hoạt động cấp tín dụng của NHTM, ở đó, Bộ có chức năng là cầu nối trung gian giữa NHTM các doanh nghiệp, tổ chức và sẽ làm việc về những nội dung xung quanh vấn đề môi trường.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chức năng triển khai đánh giá môi trường, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường cần tham gia vào việc hỗ trợ, hướng dẫn và tư vấn cho các ngân hàng khi triển khai công tác thẩm định đánh giá rủi ro về môi trường và xây dựng báo cáo tác động môi trường và đề xuất các giải pháp môi trường phù hợp.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nên sớm đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các thanh tra của Bộ thông qua các chương trình đào tạo, huấn luyện bởi chất lượng của quá trình thanh tra giám sát cũng phụ thuộc rất nhiều vào vào năng lực của các thanh tra.

5.3.3.3. Khuyến nghị Bộ Tài chính & Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài chính; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; hoạt động dịch vụ tài chính… và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện và phát huy vai trò trách nhiệm của mình, Bộ Tài Chính nên tập trung hơn vào công tác báo cáo, đánh giá, phân tích và dự báo các rủi ro trong thị trường tài chính để hỗ trợ các ngân hàng đương đầu với khó khăn trong ngành. Từ đó, hiệu quả của các ngân hàng sẽ được tăng cao và điều này sẽ khuyến khích các ngân hang thực hiện trách nhiệm xã hội.

Bên cạnh đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước - hoạt động như một cơ quan chức năng trực thuộc Bộ Tài chính cũng nên tích cực đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển. Thị trường chứng khoán phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn tự có thông qua phát hành thêm cổ phiếu mới. Vốn điều lệ tăng và năng lực tài chính được cải thiện sẽ góp phần giúp các ngân hàng thực hiện hiện đại hóa công nghệ, mở rộng mạng lưới… và thực hiện nhiều chiến lược khác trong đó có thực hiện TNXHDN. Ngoài ra, khi năng lực tài chính được cải thiện, các ngân hàng sẽ đầu tư hơn vào các chính sách chăm sóc khách hàng, tăng cường công tác tiếp thị, tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển ngân hàng điện tử… Từ đó, các ngân hàng sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn và chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng.

5.3.3.4. Khuyến nghị Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

Về cơ bản, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong phân tích, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính đến kinh tế vĩ mô và tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến thị trường tài chính; điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Nhằm thúc đẩy các NHTM thực hiện TNXHDN, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cần tích cực yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán cung cấp các báo cáo để từ đó phân tích và đưa ra các dự báo chất lượng để tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ. Có như vậy, các NHTM Việt Nam mới có thể đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh.

Bên cạnh đó, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cần coi thực hiện TNXHDN trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và các NHTM nói riêng là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động. Từ đó, Ủy ban cần yêu

cầu các NHTM cung cấp tài liệu, thông tin, số liệu thống kê định kỳ về đầu tư cho TNXHDN.

Ngoài ra, Ủy ban cũng cần chủ động phối hợp với các Bộ ban ngành khác như Tài nguyên và Môi trường, Bộ tài chính để trao đổi và đưa ra các chiến lược, định hướng phát triển thị trường tài chính tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế về quản trị (Basel III, OECD), về TNXHDN (ISO 26000) và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam.

5.3.3.5. Khuyến nghị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Từ đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp, phân tích thường xuyên các thông tin, thực hiện thanh tra và giám sát định kỳ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và Khuyến nghị lên Ngân hàng Nhà nước để xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng. Có như vậy, hệ thống ngân hàng mới hoạt động lành mạnh, ổn định hơn, quyền lợi của khách hàng cũng được đảm bảo.

Bên cạnh đó, là đại diện cho lợi ích của người gửi tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần mở rộng hơn vai trò của mình, không chỉ thực hiện tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi với tổ chức tín dụng mà còn phải thực hiện tổ chức tuyên truyền vấn đề này tới những người gửi tiền - khách hàng của các ngân hàng. Từ đó, người gửi tiền sẽ có kiến thức và ý thức đảm bảo được quyền lợi của mình.

KẾT LUẬN

Tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của các doanh nghiệp và đặc biệt trong ngân hàng đã nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các học giả khắp nơi trên thế giới. Ở các nước phát triển, các nghiên cứu này thường đưa ra các kết quả chưa đồng nhất. Còn đối với các quốc gia mới nổ và đang phát triển, đa số kết quả nghiên cứu đưa ra mối quan hệ thuận chiều giữa thực hiện TNXHDN với kết quả tài chính của doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành kiểm định tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính cụ thể trong các NHTM tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về TNXHDN của ngân hàng thương mại và tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của các NHTM cũng như đánh giá thực trạng thực hiện TNXHDN tại một số các NHTM Việt Nam. Tiếp đó tác giả cũng tiến hành kiểm định tác động của TNXHDN theo cách tiếp cận ISO 26000 đến kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam nhằm đưa ra một kết quả thực chứng về tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy có tác động tích cực giữa việc thực hiện TNXHDN đến kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam. Cuối cùng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy các NHTM thực hiện TNXHDN theo các thông lệ quốc tế cũng như đề xuất khung phân tích đánh giá hoạt động TNXHDN trong các NHTM.

Đối với các giải pháp và khuyến nghị, về phía các NHTM Việt Nam, các giải nâng cao năng lực quản trị bao gồm nâng cao nhận thức về TNXHDN từ cấp quản lý cho đến các cán bộ ngân hàng, xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn TNXHDN, cải thiện năng lực quản trị tài chính, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự được đưa ra nhằm mục đích tạo bước đà cho vấn đề trách nhiệm xã hội phát triển tại các NHTM. Bên cạnh đó, để các NHTM Việt Nam thực

hiện nội dung này một cách tự giác, bộ phận khách hàng và công đồng nói chung cũng cần nhận thức rõ các vấn đề cơ bản của TNXHDN và tăng cường tạo ra sức ép đối với NHTM.

Về phía Nhà nước và các cơ quan quản lý, chính phủ Việt Nam đã và đang hành động tích cực trong việc định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp cận gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế Basel, OECD và gắn bó chặt chẽ với chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Ở đó, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các ngành kinh tế khác thực hiện mục tiêu này. Từ đó, các khuyến nghị được đưa ra cho nhà nước và cơ quan chức năng được đưa ra. Cụ thể, bộ chỉ tiêu đánh giá TNXHDN tại các NHTM cần sớm được ban hành và ứng dụng thí điểm tại một số NHTM top đầu của Việt Nam. Đáng chú ý là, bộ chỉ tiêu đánh giá này cần được xây dựng dựa trên cở sở tham khảo bộ chỉ tiêu đề cập trong hướng dẫn G4 của GRI và có điều chỉnh phù hợp với những tiêu chuẩn ISO 26000 và đặc điểm cụ thể của ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cần phải yêu cầu các ngân hàng thực hiện báo cáo về TNXHDN; hợp tác với các quốc gia phát triển để nhận được sự tư vấn hỗ trợ triển khai TNXHDN tại Việt Nam… Không chỉ có vậy, NHNN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác như Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên Môi trường ngành trong việc tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng và triển khai những hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện TNXHDN tại các NHTM Việt Nam. Trong khi đó, cơ quan, bộ, ban ngành cần phải nỗ lực hết sức để phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy thị trường tài chính phát triển lành mạnh, ổn định; thực hiện công tác thanh tra, giám sát và đưa ra các báo cáo đánh giá thường xuyên để có những giải pháp kịp thời; phối hợp và hỗ trợ công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về TNXHDN tại các NHTM./.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Trách nhiệm xã hội của ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn cho Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Tác giả, Số 2(238) tháng 2/2016, trang 68-77

2. Quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Tác giả, Số 456 tháng 11/2015, trang 39-42

3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành ngân hàng: Tổng quan nghiên cứu và các hướng nghiên cứu mới, Tạp chíInternational Journal of Economics, Commerce and Management, Tác giả, Vol. II, Issue 11, Nov 2014, trang 1-22 4. Ngân hàng xanh, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt nam, Tạp chí Asian

Social Science, Đồng tác giả, Vol. 11, No. 28, December 2015

5. Relationship between Gender Diversity on Boards and Firim;s Performance - Case Study about ASEAN Banking Sector; Co-author; International Journal of Financial Research, Vol. 6, No. 2; 2015

6. Tái cấu trúc ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, Bank, Tạp chí Accounting and Finance Research, Đồng tác giả, Vol. 3, No. 2; 2014, trang 36-50.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1]. Đào Quang Vinh (2003). Nghiên cứu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại các doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy, Đề tài nghiên cứu, Viện Khoa học Lao động và Xã hội.

[2]. Lê Thanh Hà (2009). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2009.

[3]. Lê Thanh Hà (2010). Thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực an toàn, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường cho người lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tr65-tr74.

[4]. Lê Đăng Doanh (2009). Một số vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Triết học, Số 3(214) tháng 3/2009, tr29-34

[5]. Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2009). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,

Nhà xuất bản Tri Thức.

[6]. Lê Thị Thu Thủy (2013). Thực hiện trách nhiệm xã hội – Lợi ích đối với doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 192 tháng 6/2013, tr42-49. [7]. Michel Capron, Françoice Quairel-Lanoizelée; Lê Minh Tiến, Phạm Như Hổ

dịch (2010). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tri Thức. [8]. Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2013). Phát triển bền vững hệ thống ngân hàng

Việt Nam hướng đến tái cấu trúc. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

[9]. Nguyễn Đình Tài (2010). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các vấn đề đặt ra hôm nay, Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

[10].Nguyễn Ngọc Thắng (2015). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[11].Nguyễn Quang Hùng (2009). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, tháng 4/2009, tr35-44

[12].Nigel Twose và Tara Rao (2003). Tăng cường sự tham gia của chính phủ các nước đang phát triển trong vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Kết

Government’s Engagement with Corporate Social Responsibility: Conclusion and Recommendation from Technical Assistance in Vietnam), World Bank. [13].Phạm Văn Đức (2006). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam:

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách, Tạp chí Triết học, số 2(213), tháng 2/2006, tr16-23.

[14].Phạm Đức Hiếu (2011). Các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện và báo cáo trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiếu, Tạp chí Phát triển Kinh tế.

[15].Trần Thị Thanh Tú, Phạm Bảo Khánh, Phùng Đức Quyền (2014). Developing Corporate Governance Index for Vietnamese BankingSystem, International Journal of Financial Research, Vol 5, No 2, 175-188.

[16].Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Bảo Khánh (2014). Testing the relationship between corporate governance and bank performance - an empirical test in Vietnam, Asian Social Science, Vol 10, No 9, 213-226.

Tiếng Anh

[1]. Ahamed, Wan Suhazeli Wan, Almsafir, Mahmoud Khalid, & Al-Smadi, Arkan Walid. (2014). Does corporate social responsibility lead to improve in firm financial performance? Evidence from malaysia. International Journal of Economics and Finance, 6(3), p126.

[2]. Ansoff, H Igor. (1965). The firm of the future. Harvard Business Review, 43(5), 162-178.

[3]. Barnett, Michael L, & Salomon, Robert M. (2006). Beyond dichotomy: The curvilinear relationship between social responsibility and financial performance. Strategic Management Journal, 27(11), 1101-1122.

[4]. Bihari, Suresh Chandra, & Pradhan, Sudeepta. (2011). CSR and Performance: The story of banks in India. Journal of Transnational Management, 16(1), 20-35.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 151 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)