Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

1.3.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Quy trình nghiên cứu

Hiện nay trên thế giới có thể chia thành ba loại hình tiếp cận nghiên cứu gồm phương pháp định tính, định lượng và hỗn hợp (Jamali và Mirshak, 2007). Các nghiên cứu truyền thống thường sử dụng các theo hai loại đầu tiên trong khi các nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp là tương đối mới. Trong hơn ba thập kỷ qua các nhà nghiên cứu đã thảo luận và tranh luận về các khái niệm, phương pháp và tiêu chuẩn chất lượng cho các nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, một sự kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng. Bên cạnh đó, một số lượng đáng kể các nghiên cứu thực chứng về tác động của TNXHDN đến kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng đã sử dụng phương pháp hỗn hợp này để thực hiện nghiên cứu.

Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng có thể cung cấp dữ liệu để mô tả sự phân bố của các đặc điểm và tính chất của tổng thể nghiên cứu, khảo sát các mối quan hệ giữa chúng và xác định mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là câu trả lời của các đối tượng bị tác động ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nên không hoàn toàn khách quan. Thêm vào đó, dù trên một thang đo chuẩn hóa nhưng có thể giải thích khác nhau tùy theo người tham gia. Đối với phương pháp nghiên cứu định tính thường tập trung vào quá trình xã hội và không dựa vào các cấu trúc xã hội giống như các trường hợp nghiên cứu định lượng. Sự hạn chế của nghiên cứu định tính là chủ quan, không tổng quát hóa…

Như vậy, có thể thấy mỗi hướng tiếp cận của các phương pháp đều có những ưu hạn chế khác nhau. Do vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả lựa chọn áp dụng đồng thời cả hai phương pháp là định định và định lượng. Trong đó, việc sử dụng phương pháp định lượng nhằm phát hiện các mối quan hệ và tương quan giữa các biến số. Phương pháp định tính nhằm bổ trợ cho phương pháp định lượng thông qua việc kiểm chứng các kết quả phân tích dữ liệu. Việc sử dụng kết hợp này sẽ giúp khắc phục điểm yếu của từng

phương pháp và tăng cường sự phong phú của nguồn dữ liệu. Các bước trong quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:

Bước 1: Tác giả tổng quan nghiên cứu thông qua thu thập các tài liệu thứ cấp nhằm tìm hiểu tình hình nghiên cứu về tác động của TNXHDN đến kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó, tác giả so sánh các khung phân tích, đánh giá tác động của TNXHDN đến kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng trên thế giới và đề xuất khung phân tích, đánh giá phù hợp trong bối cảnh Việt Nam.

Sau khi tổng quan lý thuyết, hình thành mô hình nghiên cứu và phiếu điều tra sơ bộ, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia và các nhà quản trị doanh nghiệp am hiểu về vấn đề TNXH tại các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng để điều chỉnh mô hình nghiên cứu cũng như phiếu điều tra cho phù hợp. Nội dung phỏng vấn sâu được chuẩn bị và thiết kế dưới dạng bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin thống nhất từ các chuyên gia. Bên cạnh đó, trong quá trình này tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích nội dung dựa trên báo cáo thường niên của các NHTM từ 2010-2014 để phân tích thực trạng thực hiện TNXHDN và kết quả tài chính của các NHTM.

Sau khi điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các thang đo, tác giả sẽ tiến hành điều tra trên diện rộng đến các đối tượng nghiên cứu là các nhà quản lý trong các NHTM Việt Nam để kiểm định các giả thiết. Các thông tin thu thập được thông qua khảo sát sẽ được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS 22.

Bước cuối cùng, căn cứ kết quả nghiên cứu định tính và định lượng tác giả sẽ đưa ra các kết quả nghiên cứu và khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý và ban hành chính sách cũng như đối với các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)