1.3.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Khái quát các NHTM Việt Nam
3.1.2. Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, các NHTM Việt Nam đã trở nên đa dạng hóa về hoạt động ngân hàng, hình thức sở hữu cũng như số lượng các ngân hàng. Bảng 3.2 cho thấy sự phát triển về số lượng và hình thức sở hữu NHTM. Số lượng NHTMCP có chiều hướng ra tăng qua các năm, tuy nhiên từ năm 2012 cho đến nay do hiệu quả hoạt động của một số NHTMCP yếu kém buộc phải sáp nhập, hợp nhất dẫn đến số lượng các NHTMCP sụt giảm. Trong khi đó, sau khi được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, đã có 5 ngân hàng tham gia vào thị trường ngân hàng Việt Nam. Điều này cho thấy, hoạt động cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt.
Bảng 3.2. Số lượng các NHTM Việt Nam 2010-2014
Loại hình Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Ngân hàng thương mại Nhà nước 5 5 5 5 4 4
Ngân hàng thương mại cổ phần 37 35 34 33 34 30
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5 5 5 5 5
47 45 44 43 43 39
Nguồn: báo cáo của NHNN cập nhật đến 31/12/2014
Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN)
Theo số liệu báo cáo của NHNN tính đến thời điểm 31/12/2015 có 4 NHTMNN ở Việt Nam gồm: Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), ngân hàng Agribank là ngân hàng lớn nhất trong hệ thống về quy mô tổng tài sản, số lượng người lao động, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch…3 ngân hàng còn lại của NHTMNN là Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu. Đây là những ngân hàng được NHNN mua với giá 0 đồng nhằm đảm bảo chi trả tiền gửi, ngăn ngừa sự lây lan yếu kém của 3 ngân hàng này sang các tổ chức tín dụng khác và xử lý dứt điểm các yếu kém tồn tại của 3 ngân hàng này để đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP)
Tính đến 31/12/2015, Việt Nam có 30 NHTMCP trong đó có 3 NHTMCP có cổ phần nhà nước chi phối gồm: NHTMCP Công thương (Vietinbank), NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và NHTMCP Ngoại thương (VCB). Đây là top 3 ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống các NHTMCP tại Việt Nam.
NHTMCP là nhóm ngân hàng có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) diễn ra nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể trong năm 2015 có 04 cuộc sáp nhập giữa các NHTMCP bao gồm: sáp nhập NHTMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long vào BIDV, sáp nhập NHTMCP Xăng dầu Petrolimex vào Vietinbank, sáp nhập NHTMCP Phương Nam vào NHTMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank), sáp nhập NHTMCP Phát triển Mekong (MDB) vào NHTMCP Hàng hải (MSB). Bên cạnh đó, xu hướng các cổ đông chiến lược nước ngoài tham gia trong các NHTMCP đã thúc đẩy những bước tiến phát triển vượt bậc của các NHTMCP.
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và chính thức mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được cấp phép hoạt động cho tới nay gồm 5 ngân hàng là: HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan, Hong Leong. Xét trên tổng vốn điều lệ và thị phần các NHTM 100% vốn nước ngoài là không lớn khi so sánh với các NHTMCP trong nước, tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này trong giai đoạn 2010-2014 luôn có lãi và ổn định.