Cơ sở lý luận về tác động TNXHDN đến KQTC của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74)

1.3.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu

2.3. Cơ sở lý luận về tác động TNXHDN đến KQTC của NHTM

2.3.1. Các hướng nghiên cứu về tác động TNXHDN và KQTC

Trong những năm 1950 và 1960, trọng tâm lý thuyết của nghiên cứu TNXHDN là trên cơ sở xã hội vĩ mô nhằm thúc đẩy TNXHDN (Bowen và Johnson, 1953). Bowen hình dung TNXHDN như là một phần của tầm nhìn rộng lớn hơn của ông về xã hội Mỹ tốt đẹp hơn nơi mà các mục tiêu kinh tế và xã hội củng cố lẫn nhau. Do đó, Bowen gợi ý rằng TNXHDN là một biện pháp bổ sung nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Ngược lại phía ủng hộ TNXHDN, phía đối lập hình dung nhiều hơn về các vai trò tách rời của các tác nhân kinh tế và chính trị. Họ cho rằng trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của những nhà quản lý công ty là nhằm tối đa hóa sự giàu có của cổ đông, và do đó nên để lại các vấn đề xã hội cho các chính trị gia và xã hội dân sự giải quyết (Friedman, 1972). Các xu hướng nghiên cứu về TNXHDN được mô tả trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Các xu hướng nghiên cứu TNXHDN

Những năm 50 và 60 Những

năm 90

Mức độ phân tích Xã hội vĩ mô Tổ chức

Định hướng lý thuyết Đạo đức/Nghĩa vụ Quản lý

Định hướng đạo đức Rõ ràng Ẩn

Mối quan hệ giữa TNXHDN và kết quả hoạt động tài chính

Riêng biệt/ Không thảo luận

Kết hợp chặt chẽ

Nguồn: Lee, 2008

Nhìn vào Bảng 2.3 có thể thấy rõ, các xu hướng nghiên cứu về TNXHDN đã chuyển dần dần từ cấp độ phân tích xã hội vĩ mô sang cấp độ tổ chức, doanh nghiệp; về định hướng lý thuyết từ mức độ là các vấn đề đạo đức, nghĩa vụ tiếp đến là các giá trị ẩn của doanh nghiệp. Đồng thời các hướng nghiên cứu hướng tới gắn chặt mối quan hệ giữa TNXHDN và kết quả tài chính. Điều này được làm rõ trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Quá trình phát triển nghiên cứu giữa TNXHDN và KQTC

Năm tiêu biểu Tác giả Chủ đề trọng tâm Gắn kết với kết quả tài chính Động lực thúc đẩy nhiên cứu Mức độ không chắc chắn với TNXHDN 1950 & 1960 Bowen Đạo đức và các quy chuẩn của doanh nhân Không có gắn kết Kiểm soát các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Rất cao 1970 Wallich & McGowan Giác ngộ tư lợi Giảm gắn kết Phản chiếu hai mặt đối lập của tranh Cao

Năm tiêu biểu Tác giả Chủ đề trọng tâm Gắn kết với kết quả tài chính Động lực thúc đẩy nhiên cứu Mức độ không chắc chắn với TNXHDN luận 1980 Carroll; Wartick &Cochran ;Wood Mô hình kết quả xã hội doanh nghiệp Gắn kết nhưng đôi chỗ thiếu gắn kết Xây dựng mô hình thực tế và toàn diện Trung bình 1990 Freeman; Clarkson; Jones; Hart Phương pháp các bên liên quan và quản trị chiến lược Gắn kết chặt Kiểm định thực chứng và lợi thế cạnh tranh Thấp Nguồn: Lee, 2008

Trong bảng 2.4 có thể thấy rõ, quát trình phát triển các nghiên cứu về tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính đi từ mức độ không chắc chắn vào những năm 1950-1970 đến mức độ quan hệ gắn kết vào những năm 1990. Mối quan hệ gắn kết giữa TNXHDN và kết quả tài chính đã chuyển dần từ không có gắn kết, ít gắn kết và đến những năm 90 các nghiên cứu kiểm chứng sử dụng phương pháp phân tích các bên liên quan và quản trị chiến lược cho thấy mức độ gắn kết chặt chẽ giữa TNXHDN và kết quả tài chính. Tiêu biểu các công trình trong thời gian nghiên cứu này của các tác giả Freeman, Clarkson, Jones và Hart.

Hầu hết các học giả coi cuốn sách Trách nhiệm xã hội của doanh nhân

của Bowen (1953) là nỗ lực đầu tiên trong việc lý thuyết hóa mối quan hệ giữa các công ty và xã hội (Carroll, 1979). Tuy nhiên, Bowen cũng thừa nhận rằng TNXHDN là không phải là phương thuốc bách bệnh chữa khỏi tất cả những bệnh tật xấu của xã hội, nhưng ông cho rằng TNXHDN cần được hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Câu hỏi chính mà ông cố gắng lý giải trong

cuốn sách không phải là liệu các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội hay không mà mối quan tâm nhiều hơn của ông "Chính xác thì trách nhiệm của các doanh nghiệp là gì?" và "Làm thế nào xã hội có thể thay đổi thể chế nhằm thúc đẩy TNXHDN?".

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến chỉ trích và phản đối quan điểm TNXHDN trong đó ý kiến phản đối lớn nhất đối với TNXHDN là lập luận kinh tế cổ điển do Milton Friedman đề xuất. Ông cho rằng trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là để kiếm tiền cho các cổ đông, và ông coi là TNXHDN là một "học thuyết lật đổ" đe dọa nền tảng của xã hội tự do doanh nghiệp (Friedman, 1962).

Mặc dù vậy, đến cuối những năm 1990, ý tưởng về TNXHDN gần như đã được thừa nhận trên toàn cầu và được khuyến khích bởi tất cả các thành phần trong xã hội từ các chính phủ và các tập đoàn cho đến các tổ chức phi chính phủ và những người tiêu dùng cá nhân. Hầu hết các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phát triển và Lao động Thế giới không những chấp nhận TNXHDN mà còn đưa ra các hướng dẫn và thành lập bộ phận chuyên trách có nhân sự làm việc toàn thời gian nhằm nghiên cứu và thúc đẩy TNXHDN. Năm 1977, có ít hơn một nửa các công ty trong bảng xếp hạng Fortune 500, thậm chí còn ít hơn đề cập đến TNXHDN trong các bản báo cáo hàng năm của họ. Nhưng đến cuối những năm 1990, gần 90% các công ty trong bảng xếp hạng Fortune 500 chấp nhận TNXHDN như một yếu tố thiết yếu trong mục tiêu tổ chức của họ và tích cực thúc đẩy các hoạt động TNXHDN của mình trong các bản báo cáo hàng năm (Boli và Hartsuiker, 2001). Sự thay đổi này ấn tượng đến nỗi giám đốc điều hành của General Electric, Jeffrey Immelt đã phải tuyên bố rằng “thế giới đã thay đổi” và cựu CEO của HP-Compaq nhận định rằng "một thực tế mới về kinh doanh” đã nổi lên (Fiorina và Peterson, 2001).

2.3.2. Mô hình lý thuyết kiểm định tác động TNXHDN đến kết quả hoạt động tài chính của NHTM động tài chính của NHTM

2.3.2.1. Mô hình kim tự tháp (Caroll 1979/1991)

Mô hình kim tự tháp về trách nhiêm xã hội của doanh nghiệp của (Carroll, 1991) là mô hình nghiên cứu được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo mô hình này, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm bốn nội dung trách nhiệm kinh tế7, pháp lý8, đạo đức9 và từ thiện10 tách biệt nhau và tuân theo một thứ tự cấp bậc giảm dần.

Nguồn: Mô hình kim tự tháp Caroll, 1999

Geva (2008) cho rằng mô hình kim tự tháp của Carroll đã giải thích cho mối quan hệ thuận chiều giữa TNXHDN và kết quả tài chính vì mô hình này coi nghĩa vụ kinh tế là quan trọng nhất hay nói cách khác, một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội trước hết phải là một doanh nghiệp hoạt động kinh

7 Trách nhiệm kinh tế được hiểu là tối đa hóa lợi nhuận. Đây là nhiệm vụ đầu tiên xuất phát từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của những người chủ sáng lập doanh nghiệp.

8 Trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản khế ước giữa doanh nghiệp và xã hội. Các văn bản luật được ban hành để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi.

9 Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được đề cập trong văn bản luật.

10 Trách nhiệm từ thiện là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài trông đợi của xã hội như quyên góp ủng hộ cho người nghèo, tài trợ học bổng… Doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện thực hiện trách nhiệm từ thiện. Nếu doanh nghiệp không thực hiện TNXHDN đến mức độ này, doanh nghiệp vẫn được coi là đáp ứng

doanh có lãi. Giải thích cho vấn đề này là khi trách nhiệm kinh tế được hoàn thành, doanh nghiệp mới có thể thực hiện được các trách nhiệm còn lại. Tác giả giải thích tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính được thể hiện thông qua sự ảnh hưởng của nó tới uy tín doanh nghiệp. Mô hình kim tự tháp là căn cứ để các tác giả sau này đo lường vấn đề TNXHDN bằng phương pháp cộng đơn giản giữa các lĩnh vực trách nhiệm (Constant-sum method). Trên thực tế, các nghiên cứu sau này đã khảo sát về đo lường uy tín doanh nghiệp gắn liền với các lĩnh vực trách nhiệm hoặc phân tích nội dung từ những báo cáo phi tài chính và báo cào tài chính.

2.3.2.2. Mô hình vòng tròn giao thoa

Mô hình vòng tròn giao nhau giải thích rằng 4 phạm vi trách nhiệm trên không tồn tại độc lập với nhau mà chồng chéo và giao thoa với nhau. Chính vì vậy, nó đặt người quản lý đối mặt với sự đa dạng của các trách nhiệm đối với nhiều bên. Từ đó, Carroll đã cho rằng, chính mô hình nghiên cứu về TNXHDN này đã trở thành cơ sở để hình thành các bên liên quan trong TNXHDN đó là các cá nhân, các tập đoàn, các bên liên quan, các ngành công nghiệp, quốc gia… Bên cạnh đó, chính sự giao thoa phức tạp giữa các lĩnh vực trách nhiệm đã dẫn đến kết quả không đồng nhất giữa các nghiên cứu về tác động của TNXHDN tới kết quả tài chính.

2.3.2.3. Mô hình vòng tròn đồng tâm

Mô hình vòng tròn đồng tâm, được phát triển bởi Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Ở đó, các TNXHDN hòa nhập với nhau và đều có một yếu tố trung tâm cốt lõi đó là lợi ích kinh tế. Khác với mô hình kim tự tháp, các lĩnh vực TNXHDN trong mô hình này không tuân theo thứ tự cấp bậc mặc dù vấn đề cốt lõi của các lĩnh vực đều là lợi ích kinh tế. Khác với mô hình vòng tròn giao thoa, mô hình này cho rằng không có sự trùng lặp giữa những lĩnh vực trách nhiệm nhưng chúng lại hướng về một 1 mục tiêu chung vì xã hội tốt đẹp hơn. Geva (2008) cho rằng các tác giả nghiên cứu về tác đông của TNXHDN và kết quả tài chính dựa trên mô hình này đều cho kết luận mối quan hệ phi tuyến tính hay nói cách khác heo hình chữ U ngược.

Nguồn: Mô hình vòng tròn giao thoa Geva, 2008 2.3.2.4. Mô hình nghiên cứu các bên liên quan

Lý thuyết các bên liên quan đã được biểu đồ hóa một cách hoàn chỉnh bởi Freeman và trở thành một mô hình khung về các bên liên quan (Fassin, 2008). Mô hình này miêu tả mối quan hệ giữa các nhóm đối tượng khác nhau

xung quanh một doanh nghiệp. Nó bao gồm một vòng tròn trung tâm đại diện cho doanh nghiệp và được bao quanh bởi các vòng tròn khác với mũi tên hai chiều liên kết với hình tròn trung tâm. Mỗi hình tròn này đại diện cho một nhóm bên liên quan. Theo Freeman (1984), mô hình hình được đưa ra với 11 nhóm các bên liên quan và được điều chỉnh trong các nghiên cứu sau này của tác giả và cuối cùng trong nghiên cứu năm 2006, tác giả đã giải thích mô hình với các nhóm cổ đông bên trong bao gồm: cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cộng đồng. Các nhóm cổ đông bên ngoài bao gồm: tổ chức phi chính phủ, truyền thông, nhà môi trường học, nhà phê bình, những bên khác... (Freeman và Miles, 2006).

2.3.3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu

2.3.3.1. Các nội dung TNXH của NHTM

Các hoạt động TNXHDN của ngân hàng bao gồm nhiều nội dung, nhiều khía cạnh, tuy vậy, trong luận án sử dụng phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn ISO 26000 do đây là phương pháp đã được trên 58% doanh nghiệp sử dụng theo khảo sát của Nielson 2014. Bên cạnh đó bộ tiêu chuẩn này đó bộ tiêu chuẩn này bao gồm tất cả các khía cạnh của TNXHDN, giúp cải thiện quản lý rủi ro của doanh nghiệp, tạo ra một thứ ngôn ngữ toàn cầu về TNXHDN. Căn cứ theo bộ tiêu chuẩn ISO 26000, các hoạt động TNXHDN về cơ bản có 7 nội dung lớn, bao gồm: Quản trị công ty nhằm đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, quyền con người, thực hành lao động, môi trường, công bằng trong hoạt động, đối xử và quan hệ tốt với khách hàng và phục vụ cộng đồng. Cụ thể là:

Quản trị công ty (QT): Ngân hàng cần phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty, quản trị rủi ro theo các thông lệ quốc tế đã được tiêu chuẩn hóa bởi OECD, Basel cũng như tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông.

Quyền con người (CN): Ngân hàng phải tôn trọng các quyền con người của tất cả đối tượng chịu ảnh hưởng ảnh từ hoạt động cuả ngân hàng.

Thực hành lao động (LĐ): Ngân hàng tuân thủ các quy định của luật pháp quốc gia về các chính sách đối với người lao động cũng như cần có các chính sách nhằm đào tạo, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Bên cạnh đó, cần có các chính sách phúc lợi cho gia đình người lao động của ngân hàng.

Môi trường (MT): Ngân hàng cần phải dành sự quan tâm thỏa đáng đến vấn đề môi trường khi tiến hành các hoạt động kinh doanh (đặc biệt cho vay, áp dụng chương trình tín dụng xanh); có báo cáo đánh giá tác động môi trường trong hoạt động của ngân hàng cũng như báo cáo về rủi ro môi trường và xã hội.

Công bằng trong hoạt động (CB): Ngân hàng cần tuân thủ các cam kết về đạo đức trong kinh doanh đặc biệt khi mức độ rủi ro về đạo đức là cao nhất trong lĩnh vực ngân hàng.

Khách hàng (KH): Ngân hàng cần đảm bảo yêu cầu an toàn, bảo mật và chất lượng cao đối với sản phẩm, dịch vụ của mình, kể cả trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ đó.

Cộng đồng (CĐ): Ngân hàng phải nhận thức và có các hành động cụ thể trong việc tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển cộng đồng một cách bền vững, lành mạnh.

Trên đây chỉ là những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động TNXHDN của mỗi ngân hàng theo cách tiếp cận ISO 26000.

2.3.3.2. Khung phân tích nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý thuyết và mô hình nghiên cứu TNXHDN của các bên hữu quan để chỉ ra tác động giữa TNXHDN đến kết quả tài chính tại các NHTM Việt Nam. Trong đó, các hoạt động TNXHDN của ngân hàng dựa theo cách tiếp cận tiêu chuẩn ISO 26000 và được xem là biến độc lập. Kết quả tài chính được coi là biến phụ thuộc và được thể hiện thông qua hai chỉ số tỷ suất lợi nhuận ROA và ROE. Hai chỉ số này được sử dụng phổ biến bởi các học giả trên thế giới như là Takehara (2013), Cheung và Mak (2010), Soana (2008) và Hohgi (2013) trong việc đo

lường kết quả tài chính doanh nghiệp và tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính. Khung phân tích nghiên cứu được mô tả rõ trong Hình 2.1

Hình 2.1. Khung phân tích nghiên cứu (Tác giả đề xuất)

2.3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu kết quả tài chính của ngân hàng, nghiên cứu sinh sẽ sử dụng khung lý thuyết nêu trên để kiểm định tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của ngân hàng thương mại.

- Giả thuyết nghiên cứu 1: TNXHDN có tác động tích cực đến kết quả tài chính ROA của ngân hàng thương mại.

Mô hình Y1 = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6+ β7X7 + €

- Giả thiết nghiên cứu 2: TNXHDN có tác động tích cực đến kết quả tài chính ROE của ngân hàng thương mại.

Mô hình Y2 = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6+ β7X7 + € Biến phụ thuộc Y:

Kết quả kết quả tài chính được đo bằng ROA và ROE của 38 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2014.

Các biến độc lập:

X1 - Quản trị công ty (CT); X2 - Quyền con người (CN); X3 - Thực hành lao động (LĐ); X4 - Môi trường (MT); X5 - Công bằng trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)